Fraud Blocker

Bất ngờ với phát hiện mới về nguồn gốc của nước trên Trái đất

Nước có thể được đưa tới Trái đất nhờ các tiểu hành tinh cách hơn 4,5 tỷ km, đến từ rìa Hệ Mặt trời.

Bất Ngờ Với Phát Hiện Mới Về Nguồn Gốc Của Nước Trên Trái đất
Nhà khoa học với ộp chứa mẫu vật lấy từ tiểu hành tinh Ryugu. Ảnh: JAXA

Ngày 15/8, trên tạp chí Nature Astronomy, nhà nghiên cứu đến từ Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản đã công bố giả thuyết mới về nguồn gốc của nước trên Trái Đất. Công bố này dựa trên kết quả phân tích mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu do tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 thu thập.

Sau khi phân tích các mẫu vật hiếm có được thu thập trong sứ mệnh không gian của Nhật Bản kéo dài suốt 6 năm, các nhà khoa học nhận định tiểu hành tinh đến từ rìa hệ Mặt Trời có thể đưa nước và vật chất hữu cơ tới Trái Đất nguyên thủy.

“Có thể những thiên thể nhỏ đã mang tới những yếu tố dẫn tới sự ra đời của nước và sự sống trên Trái Đất”, Motoo Ito, nhà nghiên cứu khoa học địa vật liệu ở Cơ quan khoa học và công nghệ hải dương – Trái Đất Nhật Bản, cho biết.

Tuy nhiên, với cấu tạo chủ yếu từ magma nóng chảy ở giai đoạn hình thành ban đầu, quá trình nước bao phủ Trái Đất vẫn là một bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Trước đó, tháng 12/2020, sau chuyến đi nhằm mục tiêu làm sáng tỏ nguồn gốc của sự sống và sự hình thành vũ trụ, tàu vũ trụ Hayabusa2 đã mang theo hộp chứa hơn 5,4 g vật liệu ở bề mặt tiểu hành tinh Ryugu về trái đất. Các hạt ở Ryugu ở cách 300 triệu km, có thành phần gần với nước trên Trái Đất, vẫn có một số khác biệt nhỏ so với nước tại Trái đất.

Bất Ngờ Với Phát Hiện Mới Về Nguồn Gốc Của Nước Trên Trái đất_1
Bức ảnh này cho thấy một mẫu tiểu hành tinh Ryugu được phân tích bởi nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Ảnh: Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển-Trái đất Nhật Bản cung cấp / Giám tuyển giai đoạn 2 “Team Kochi” (Kyodo)

Trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà khoa học Nhật Bản và quốc tế cho rằng các mẫu vật thu được từ tiểu hành tinh Ryugu có thể cung cấp những “manh mối” để giải đáp bí ẩn cách thức các đại dương xuất hiện trên Trái đất từ hàng tỉ năm trước.

Qua phân tích 8 hạt bụi nặng, tổng trọng lượng 59 miligram từ tiểu hành tinh Ryugu, kết quả thu được là gần như tất cả đều là vật chất hữu cơ và nước, nhưng không phải ở dạng lỏng mà thuộc nhóm hydroxyl bao gồm một nguyên tử oxy liên kết với một nguyên tử hydro, tương tự thành phần của nước trong bụi vũ trụ và sao chổi. Chúng được bảo vệ bởi khoáng chất phyllosilicate, trải qua những thay đổi về môi trường khắc nghiệt sau khi rời khỏi rìa ngoài hệ Mặt Trời. Một thành phần trong hạt bụi là hợp chất aliphatic hydrocarbon.
Theo nhóm nghiên cứu, tiểu hành tinh loại C dễ bay hơi và giàu chất hữu cơ có thể là một trong những nguồn cung cấp nước chính của Trái Đất chúng ta. Những vật chất hữu cơ tìm thấy trong các hạt bụi lấy tiểu hành tinh Ryugu có thể đại diện cho một nguồn chất bay hơi quan trọng.
Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vật liệu dạng này có thể có “nguồn gốc ngoài Hệ Mặt trời”, nhưng “không chắc đó là nguồn chất bay hơi duy nhất từng được chuyển tới Trái”.

Năm 2014, tàu Hayabusa2 rời khỏi Trái Đất. Sau khi di chuyển 3,2 tỷ km theo quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời trong hơn 3 năm, đến tháng 6/2018, dừng tại vị trí phía trên Ryugu. Trong năm sau đó, tàu thăm dò hạ cánh xuống tiểu hành tinh hai lần, thu thập mẫu vật gần bề mặt đầu tiên từ một tiểu hành tinh.
Trước đó, các nhà nghiên cứu phát hiện Ryugu ra đời từ một thiên thể ở rìa ngoài hệ Mặt Trời, bay vào vành trong hệ. Những hạt bụi của nó chứa axit amin, hợp chất hữu cơ được ví như “ngọn nguồn sự sống”.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC