Fraud Blocker
Baner CNCL

NƯỚC VÀ SỨC KHỎE

HÀNH TRÌNH 13 NĂM THẤU HIỂU NƯỚC VIỆT

HƠN 1000 THÍ NGHIỆM TRÊN
100% NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM

team
ly
ten
  • 5 NĂM: Học tập và nghiên cứu tại đại học Floria – Mỹ
  • 8 NĂM: Nghiêm cứu công nghệ, thí nghiệm và phát triển sản phẩm hoàn thiện tại Việt Nam

NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

SỰ CÔNG NHẬN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ UY TÍN

Bao nguoi lao dong Maxdream CDI Do Huu Quyet

Máy lọc nước điện cực thuần Việt đầu tiên

Mẫu nước đen ngòm ở kênh Nhiêu Lộc sau khi đưa vào máy lọc công nghệ CDI có thể dùng để… pha trà!

TS Đỗ Hữu Quyết là “cha đẻ” của dự án máy lọc nước công nghệ CDI, còn gọi là công nghệ điện cực kết hợp. Dự án mới đây lọt tốp 50/2.000 dự án khởi nghiệp xanh trong nước và quốc tế do StartUp Wheel – một trong những cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á – bình chọn.

Lõi CDI “made in Vietnam”

Gặp TS Đỗ Hữu Quyết tại InnoEx 2023 – sự kiện quốc tế thường niên thúc đẩy đổi mới sáng tạo dành cho doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN tổ chức vào cuối tháng 8-2023, chúng tôi được anh giới thiệu kỹ lưỡng về sản phẩm máy lọc nước “3 khỏe – 4 xanh”.

Anh Quyết cho biết thông thường một máy lọc nước có 8-10 lõi lọc nhưng sản phẩm của anh chỉ cần 4 lõi lọc. Đó là lõi PP 5 Micron, lõi than hoạt tính CTO, lõi nano Silver và lõi CDI. “Lõi CDI chính là “con át chủ bài”, được nghiên cứu, sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam và đã có đơn hàng đầu tiên ở thị trường quốc tế. Máy lọc nước CDI là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam đã làm chủ công nghệ lọc nước đạt tiêu chuẩn quốc gia và hướng tới tiêu chuẩn EPA của Mỹ” – TS Đỗ Hữu Quyết hào hứng.

Giải thích thêm về cơ chế hoạt động của sản phẩm, anh Quyết cho biết bộ lọc CDI sử dụng các cặp điện cực siêu hấp thu âm – dương làm từ vật liệu nano các-bon, có khả năng hấp thu ion gấp khoảng 1 tỉ lần so với điện cực thông thường. Khi dòng nước đi qua các cặp điện cực này, nhiều chất độc như As, Pb, Hg… hay kim loại nặng như Fe, Mn, Cr, Cu… và một phần chất khoáng bị giữ lại. Điện cực sẽ đẩy các ion thải ra ngoài với tỉ lệ 5%-20%, phần nước lọc được làm sạch và thu hồi chiếm 80%-95%. Đặc biệt, các tấm điện cực còn tạo ra một điện trường lớn giúp tiêu diệt vi khuẩn trong nước.

Nhớ lại lần kiểm tra mẫu thử ở kênh Nhiêu Lộc, TS Đỗ Hữu Quyết cho hay sau khi đưa mẫu nước đen ngòm vào máy lọc, anh và cộng sự đã thu được nước sạch. Cả nhóm dùng nước này để pha trà và nhâm nhi ở dưới hàng cây gần đó. “Hơn ai hết, chúng tôi phải là người thử nghiệm sản phẩm của mình để bảo đảm an toàn trước khi ứng dụng vào thực tế” – anh Quyết bày tỏ.

Máy lọc nước điện cực thuần Việt đầu tiên - Ảnh 2.

TS Đỗ Hữu Quyết với sản phẩm máy lọc nước công nghệ CDI đầu tiên tại Việt Nam

Cong nghe moi truong Maxdream CDI Do Huu Quyet

Công nghệ CDI xu hướng mới cho giải pháp lọc nước uống

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng nếu con người thường xuyên uống nguồn nước có chứa các chất có hại sẽ rất dễ gây bệnh về đường tiêu hoá và nặng còn có thể gây ung thư.

Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường đã có buổi trao đổi và ghi nhận những chia sẻ từ Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết người đã ứng dụng công nghệ lọc CDI vào xử lý nguồn nước uống đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Công nghệ CDI xu hướng mới cho giải pháp lọc nước uống
Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết và sản phẩm lọc nước công nghệ CDI mang thương hiệu Maxdream

Phóng viên: Được biết hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp hay còn được gọi là công nghệ CDI là phát minh sáng chế của Tiến sĩ. Vậy đâu là lý do để Tiến sĩ quyết định thực hiện nghiên cứu công nghệ này?

Ts. Đỗ Hữu Quyết: Công nghệ này được tôi tập trung nghiên cứu vào năm 2016 khi nạn xâm nhập mặn diễn ra kỷ lục ở khu vực ĐBSCL. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ có 1 nguyên lý từ công nghệ mình đang nghiên cứu có thể dùng để lọc mặn. Sau này mới biết nó là công nghệ lọc điện Capacitive deionization mà cả thế giới đang tập trung nghiên cứu vì là công nghệ xanh hiệu quả nhưng chi phí sản xuất còn đắt. Chỉ khi chúng ta làm chủ được công nghệ lọc nước thì mục tiêu để mỗi người dân đều được sử dụng nguồn nước sạch đạt chuẩn, an toàn cho sức khỏe mới sớm được thực hiện.

Tiến sĩ có thể chia sẻ thêm về quá trình nghiên cứu của bản thân và đồng nghiệp để hoàn thiện công nghệ CDI như hiện nay và trong quá trình nghiên cứu, đưa vào ứng dụng thực tiễn, Tiến sĩ và cộng sự của mình từng gặp phải những khó khăn như thế nào?

Do không biết trước nên công việc nghiên cứu lúc đầu gặp nhiều trục trặc thất bại. Rất nhiều lần nhóm làm đúng “lý thuyết” được vạch ra nhưng không lọc được gì. Sau hàng trăm lần thử nghiệm thì mới cho ra các điện cực lọc hiệu quả. Nhưng cũng may vì không biết trước nên chúng tôi tạo ra được các cấu trúc thiết kế đặc biệt cho phép lọc nước hiệu quả với chi phí thấp hơn nhiều các công nghệ tương tự trên thế giới.

Việc đưa vào ứng dụng thực tiễn lúc đầu cũng không được như ý. Các sản phẩm lọc mặn CDI được thử nghiệm và tặng các trường học, cơ sở công cộng cũng chạy tốt. Tuy nhiên để kinh doanh, gặp phải trở ngại là chi phí vẫn còn cao so với thu nhập bà con vùng ngập mặn, và mùa mặn chỉ có vài tháng, mọi người có thể mua nước bình về dùng tạm để đợi mùa nước ngọt.

Nhưng may mắn là thị trường máy lọc nước uống trực tiếp thì là rất phù hợp. Vì công nghệ này lọc mặn tốt thì lọc các chất ô nhiễm khác rất dễ dàng. Đặc biệt, chúng tôi tập trung phát triển sản phẩm lọc chọn lọc ion độc hại, điều chỉnh được vi dưỡng chất tự nhiên thì rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra nó là công nghệ xanh, giúp tiết kiệm nước, điện, rác thải cũng giúp giảm chi phí cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường, giúp công nghệ có được sản lượng lớn, hiệu quả nghiên cứu tối ưu, sẽ giúp tạo ra các sản phẩm giá bình dân nhất có thể, lọc được cả nước ô nhiễm, nhiễm mặn cao để phục vụ được bà con.

Công nghệ CDI xu hướng mới cho giải pháp lọc nước uống
Để nghiên cứu thành công công nghệ lọc nước CDI tại Việt Nam, Tiến sĩ Quyết và cộng sự của mình đã mất thời gian nhiều năm và hàng trăm thử nghiệm thất bại, nghiên cứu thành công công nghệ lọc nước CDI là động lực rất lớn để Ts Quyết và cộng sự của mình tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn.

Tiến sĩ đánh giá công nghệ CDI so với công nghệ lọc nước đang có trên thị trường hiện nay (như công nghệ RO,…) thì có những điểm ưu việt gì?

So với công nghệ RO là công nghệ lọc nước duy nhất hiện nay lọc được các chất hòa tan ô nhiễm dạng muối, thể hiện là lọc được tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solid, TDS) thì công nghệ CDI cũng lọc được như vậy. Tuy nhiên CDI có thể lọc điều chỉnh được lượng TDS, và có thể cải tiến để lọc những chất TDS xấu, giữ lại TDS tốt là các vi khoáng chất và điện giải, và do đó vị của nước cũng phù hợp hơn cho những người nhạy cảm. Ngoài ra công nghệ CDI giúp tiết kiệm 3 đến 10 lần lượng nước thải, giảm điện năng tiêu thụ và số lõi lọc cần để bù khoáng chất, pH nước … Với các ưu điểm này, trong công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ xanh dễ dàng hơn.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu ra sản phẩm công nghệ mới thường sẽ thực hiện chuyển giao công nghệ hoặc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành để sản xuất. Vậy với công nghệ CDI của mình, Tiến sĩ có kế hoạch để chuyển giao công nghệ đến các doanh nghiệp khác?

Công nghệ CDI xu hướng mới cho giải pháp lọc nước uống
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia của máy lọc nước Maxdream CDI

Đúng là các công nghệ được nghiên cứu ra thì thường các nhà khoa học nghĩ đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thường đó là các cải tiến công nghệ có sẵn và phù hợp với các thị trường các nước phát triển có nhiều đơn vị ứng dụng, doanh nghiệp rất lớn ứng dụng để phát huy hiệu quả của nó. Với một công nghệ mới chưa từng có trên đất nước thì người ta thường đi đầu khởi nghiệp doanh nghiệp vì cũng phải marketing giới thiệu nhiều đến công chúng nữa. Ví dụ như các công nghệ xe điện hiện nay được thực hiện qua các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp ô tô công nghệ cũ thường sẽ bắt chước khi thấy đó là nhu cầu tất yếu, bắt buộc phải thay đổi.

Thưa Tiến sĩ với công nghệ CDI cũng như những sản phẩm mang thương hiệu Maxdream thì sẽ thích hợp và đặc biệt cần thiết cho đối tượng cũng như khu vực dân cư nào?

Với máy lọc nước uống trực tiếp thì phù hợp với tất cả các nguồn nước máy. Với các nguồn nước giếng, nước nhiễm mặn thì Maxdream cũng có các dòng sản phẩm phù hợp để xử lý triệt để các chất ô nhiễm tiềm năng.

Đối với những sản phẩm máy lọc nước công nghệ CDI đã 2 lần được đăng ký hợp chuẩn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11978:2017. Ngoài ra chúng tôi đã có 4 đăng ký bảo hộ về sáng chế, giải pháp hữu ích và khá nhiều bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp

Định hướng của Tiến sĩ và cộng sự trong thời gian tới sẽ như thế nào để phát triển thương hiệu Maxdream cũng như đưa những tính chất ưu việt của công nghệ CDI sớm thay dần các công nghệ khác?

Thương hiệu Maxdream được phát triển dựa trên các sản phẩm sáng tạo vượt trội về chất lượng và dịch vụ chăm sóc chu đáo. Hướng tới thương hiệu được tin cậy và được các khách hàng tự giới thiệu. Việc thay thế các công nghệ khác hoàn toàn thì không phải vì mỗi công nghệ có nhiều ưu điểm riêng cho các ứng dụng khác nhau. Nhưng chúng tôi tin với xu hướng sống khỏe, tự nhiên, tiết kiệm, sản phẩm CDI sẽ ngày càng được ưa chuộng và phổ biến. Nhất là khi chúng tôi có các nghiên cứu ngày càng giảm được chi phí và tăng cường được chất lượng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sản phẩm đưa ra thị trường có tính cạnh tranh tốt hơn nữa để mỗi người dân đều có cơ hội sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe.

Xin cảm ơn Tiến sĩ đã dành thời gian để chia sẻ với phóng viên. Được biết Tiến sĩ và cộng sự đã và đang triển khai những dự án vì cộng đồng, trong thời gian tới rất mong được đồng hành cùng với Tiến sĩ và các cộng sự trong việc truyền thông kết quả của những dự án này./.

Trích nguồn: Tạp Chí Công nghệ Môi trường – Chuyên mục xử lý nước 

Cong nghe moi truong Maxdream CDI Do Huu Quyet

Công nghệ CDI – hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp của người Việt

Trước tình hình nguồn nước bị ô nhiễm như hiện nay, việc có một nguồn nước sạch để sử dụng với một chi phí tiết kiệm chính là nhu cầu của tất cả mọi người. Công nghệ CDI ra đời, mang đến sự tiện ích cho người tiêu dùng khi cung cấp nguồn nước không những sạch, bổ sung nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể mà còn tiết kiệm chi phí vận hành và hướng tới công nghệ XANH phát triển bền vững.

Tìm hiểu về công nghệ CDI

Công nghệ CDI chính là hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp. Hoạt động dựa trên nguyên lý là cho nguồn nước đi song song với màng điện cực, dùng phương pháp điện phân lực hút siêu hấp thu để hút các kim loại nặng, các chất độc.

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt

Ngược lại, những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: K,Mg, Ca, Na,…sẽ được giữ lại một phần tự nhiên. Đây là điều đặc biệt mà chỉ có công nghệ CDlàm được, bởi so với những công nghệ lọc nước truyền thống, chỉ dùng màng lọc và bơm để đẩy nước qua một màng lỗ nhỏ để loại các chất bản lớn, nhưng nhược điểm chính của các công nghệ này là nếu lỗ màng lớn thì sẽ không lọc sạch được các ion độc hoặc kim loại nặng trong nước, còn lỗ màng nhỏ quá thì lại loại bỏ hết cả những ion khoáng có lợi cho sức khỏe.

Công nghệ CDI được xem là bước đột phá trong công nghệ xử lý nước và môi trường vì:

Lọc chọn lọc ion hòa tan trong nước hiệu quả, chỉ loại các ion độc hại trong nước nhưng vẫn giữ được các khoáng tự nhiên tốt cho sức khỏe

Tỷ lệ thu hồi tới 90% giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên nước nguồn

Cấu tạo đơn giản 4 lõi, giảm gần 2 lần với các máy thông dụng trên thị trường giúp giảm thiểu lõi lọc thải ra môi trường cũng như chi phí thay thế của người sử dụng.

Điện năng thấp chỉ từ 30W – 50W giúp tiết kiệm chi phí sử dụng

Thời gian thay lõi và chi phí vận hành giảm 2 lần.

Ngoài ra với việc dòng nước đi song song với màng điện cực, không tác động trực tiếp lên màng làm cho thời gian sử dụng của lõi CDI có thể lên tới 3-5 năm, một con số khá ấn tượng so với các phương pháp lọc nước truyền thống khác.

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt
Lõi lọc CDI 100GPD

Công nghệ CDI quan trọng như thế nào trong cuộc sống và nguồn nước Việt Nam?

Hiện trạng nguồn nước Việt Nam

Nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm hầu hết bởi chính những nguồn thải từ khu công nghiệp và hộ dân cư làm cho nước nguồn khi chưa qua hệ thống lọc thường sẽ chứa các chất có hại như chì, asen, thủy ngân…hay các kim loại nặng như Cadimi, Crom, Đồng, Sắt, Nhôm….

Việt Nam phát triển mạnh về nông nghiệp nên vấn đề ô nhiễm từ thuốc trừ sâu cũng đang là bài toán nan giải cho nguồn nước.

Các nhà máy xử lý nước với công nghệ đơn giản và xử lý ở mức công suất lớn nên chỉ làm sạch một phần nước về căn bản không loại bỏ được các ion độc hòa tan trong nước và các ion kim loại nặng.

Tình trạng nhiễm lợ, nhiễm mặn mùa khô ngày càng phổ biến làm cho nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm. Thói quen sử dụng các máy lọc nước RO gây lãng phí một lượng lớn tài nguyên nước ngọt.

Vai trò của nguồn nước với cơ thể người Việt

Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 -2020 Bộ Y tế công bố thì tỷ lệ trẻ em thiếu khoáng chất ở Việt Nam khá cao:  Trên toàn quốc, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống 58,0%, ở phụ nữ có thai giảm xuống 63,5% nhưng vẫn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nặng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới. Tỷ lệ này vẫn còn rất cao đối với trẻ em 6-59 tháng tuổi ở miền núi phía Bắc (67,7%) và Tây Nguyên (66,6%) và còn cao hơn đối tượng phụ nữ có thai ở miền núi phía Bắc (81,9%) và Tây Nguyên (63,9%)

Nước lại rất quan trọng đối với cơ thể, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng nếu con người thường xuyên uống nguồn nước có chứa các chất có hại sẽ rất dễ gây bệnh về đường tiêu hoá và nặng còn có thể gây ung thư.

Tắm rửa bằng nguồn nước chưa được lọc sạch cũng gây ảnh hưởng đến da. Ngoài ra, các vật dụng cũng dễ bị hư hỏng hơn do nước chứa các chất bào mòn có hại.

Nghiên cứu công nghệ CDI tại Việt Nam

Công nghệ CDI là công nghệ đầu tiên và duy nhất được nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm tra hiệu quả thực tế 100% trên nguồn nước của Việt Nam và đạt được những thành công như:

  • Đăng kí sở hữu trí tuệ công nghệ siêu hấp thu CDI
  • Chứng nhận máy lọc nước quốc gia của bộ khoa học công nghệ
  • Hợp tác với Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Hợp quốc tế với trường Đại học Lappeenranta-Lahti University of Technology (LUT)– Phần Lan và Đại học Karlsruhe University of Applied Sciences (HKA) Cộng hòa liên bang Đức

Ưu việt của công nghệ CDI:

  • Tối ưu hóa lượng nước sau lọc.
  • Tiết kiệm lõi lọc.
  • Tiết kiệm điện năng.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành sử dụng dài hạn.
  • Sản phẩm do người Việt nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tại Việt Nam.

Công nghệ hướng tới phát triển bền vững

TS Đỗ Hữu Quyết người sở hữu bằng sáng chế công nghệ CDI tại Việt Nam – CEO Công ty CP Maxdream chia sẻ với phóng viên về công nghệ CDI và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt
Giấy chứng nhận phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia với sản phẩm của Công ty Maxdream.

Về công nghệ: Công nghệ CDI (capacitive deionization) là công nghệ xanh khử ion bởi lực hút tĩnh điện từ các điện cực siêu hấp thu, có điện dung gấp hàng tỷ lần so với điện cực thông thường. Công nghệ này đang được hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới tập trung phát triển để giải quyết các vấn đề nước sạch và ô nhiễm toàn cầu. CDI có sự tương đồng về nguyên lý với công nghệ siêu tụ điện được anh nghiên cứu tiên phong từ khi làm nghiên cứu sinh năm 2009 bằng các phương pháp mới. Công nghệ này tiếp tục được nghiên cứu để xử lý nước lợ từ năm 2016 khi đợt hạn mặn lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Với sự cải tiến liên tục, nhóm nghiên cứu đã đăng ký 4 sáng chế và giải pháp hữu ích cùng nhiều bảo hộ về kết cấu, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Sản phẩm được thử nghiệm nhiều năm và với chi phí giảm đi 4 – 6 lần so với các sản phẩm của Mỹ, Đài Loan, Ấn độ, bắt đầu được thương mại mạnh mẽ từ năm 2021.

Ở Việt Nam hiện chưa có sản phẩm cùng công nghệ nhưng có các sản phẩm nội địa và ngoại nhập của các công nghệ truyền thống như RO. So với các sản phẩm này, công nghệ CDI cũng lọc tinh khiết mà giữ lại được các vi khoáng tự nhiên, điều chỉnh được khoáng chất. Đặc biệt hơn là nó có độ bền vượt trội do các chất bẩn được xả ngược liên tục, giúp lượng nước thải giảm đi được 4 – 10 lần, tăng tuổi thọ các bộ lọc khác, giảm chi phí và rác thải, không cần dùng hóa chất tẩy rửa, hay muối hoàn nguyên. Về chi phí, có giá thành tương đồng với các máy RO loại tốt, nhưng tiết kiệm nhiều lần về tài nguyên điện, nước, và chi phí thay lõi lọc.

Công nghệ, sản phẩm phù hợp với thị trường

Công nghệ lọc nước CDI của TS. Quyết và những sản phẩm của Công ty Cp Maxdream nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường.

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt
Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt

GS Nguyễn Hữu Lâm – ĐH Bách Khoa Hà Nội, máy Maxdream CDI của TS. Quyết xử lý hiệu quả các chất hòa tan trong nước mà lại tiết kiệm điện, tiết kiệm nước thải.

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt
Bác sĩ Hà Duy Thọ – Máy lọc Quyết nghiên cứu đã và đang giúp cho nhiều gia đình Việt hiện nay có được nguồn nước tốt ngay tại nhà.

Ngoài ứng dụng trong việc xử lý nước sạch phục vụ đời sống của người dân, sản phẩm Module CDI 100G của Maxdream hiện đang được sử dụng trong dự án nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tiềm năng của công nghệ CDI với mục đích nghiên cứu ứng dụng lọc nước giữ khoáng cho cây trồng với tỷ lệ vàng Canxi, Magie, Natri kết hợp với năng lượng mặt trời.

Các sản phẩm công nghệ CDI hiện nay của Maxdream

Máy lọc nước gia đình để gầm DG01

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt

Máy lọc nước gia đình nóng lạnh NL01

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt

Máy lọc tổng đầu nguồn S01

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt

Máy lọc tổng đầu nguồn ngoài trời C01

Công nghệ CDI hệ thống lọc nước bằng điện cực của người Việt

Với lợi thế về công nghệ, cùng sự đồng hành, hợp tác của các tổ chức nghiên cứu uy tín trong nước và quốc tế, công nghệ lọc nước CDI của TS. Quyết và Công ty cp Maxdream trong tương lai hứa hẹn sẽ đạt được những thành tựu tương xứng, đón nhận của thị trường và người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế./.

Trích nguồn: Tạp chí Công nghệ Môi Trường chuyên mục nghiên cứu trao đổi

Bao nguoi lao dong Maxdream CDI Do Huu Quyet

Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết

(NLĐO)- Công nghệ lọc siêu tinh khiết của TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Truờng ĐH Bách khoa Hà Nội, đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu)…

Tại hội thảo báo cáo khoa học “Phát triển và tự chủ công nghệ nước siêu tinh khiết – Hành trình khởi nghiệp” do Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức ngày 14-10, TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Vật lý kỹ thuật của trường, đã công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết, mở ra hướng tự chủ công nghệ, đồng thời ký kết thoả thuận cùng các giáo sư, nhà khoa học hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới này.

Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết - Ảnh 1.

TS Đỗ Hữu Quyết công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết

Công nghệ lọc siêu tinh khiết đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu) và các ứng dụng thực tiễn khác. Công nghệ này tạo ra nước đầu ra có chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao với chi phí đầu tư và vận hành thấp.

PGS-TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đánh giá công nghệ lọc nước của TS Đỗ Hữu Quyết đã tích hợp được hầu như mọi ưu điểm của các công nghệ lọc nước đang có hiện nay lên trên thị trường. Sản phẩm có rất nhiều ưu điểm vượt trội như hàm lượng của các ion, các chỉ số PH, màu, mùi, độ dẫn và đặc biệt là liên quan đến năng lượng tiêu thụ để sử dụng thiết bị và linh kiện thiết bị để thay thế về sau… Không chỉ ứng dụng rộng rãi trong nước, sản phẩm này có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, so với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng tính năng trên thị trường, nước siêu tinh khiết được công bố lần này ít tạp hơn “máy nước cất 2 lần” do lọc tốt các chất dạng khí, máy có công suất máy hoạt động gấp 10 lần, khả năng tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường gấp khoảng 20 lần. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn với ngành máy lọc nước, đặc biệt là cùng xây nền móng cho việc doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển và nghiên cứu, tự chủ về công nghệ. Công nghệ mới đã giải quyết vấn đề chi phí cho nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dùng,  thay vì bỏ ra 300, 400 triệu đồng cho một thiết bị ngoại nhập, con số này giảm chỉ còn chưa đến một nửa.

Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết - Ảnh 2.

TS Đỗ Hữu Quyết giới thiệu về công nghệ lọc siêu tinh khiết

Trích nguồn: Báo Người Lao Động

Bao VOH Maxdream CDI Do Huu Quyet

Giải pháp tận dụng nguồn nước mưa làm nước sinh hoạt

(VOH) – Công nghệ lọc nước CDI là công nghệ tiên tiến tại Việt Nam được Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết nghiên cứu thành công.

Hội thảo công nghệ “Giải pháp xử lý nước mưa bằng công nghệ Capacitive Deionization (CDI)” do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM (CESTI) phối hợp với Công ty cổ phần Maxdream vừa tổ chức.

Công nghệ lọc nước CDI là công nghệ tiên tiến tại Việt Nam được Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết nghiên cứu thành công. Theo chia sẻ nước mưa khi qua hệ thống lọc CDI với 3 tầng sẽ loại bỏ được các loại bụi bẩn, các chất lơ lửng như nấm, tảo, vi sinh; hấp thu các chất hữu cơ chưa phân hủy và các chất oxy hóa; hút các độc hại và kim loại nặng đảm bảo loại bỏ  lọc hoàn toàn 22 chỉ tiêu hoá, lý (bao gồm cả các chất khó lọc như Nitrat, Nitrit). Dựa qua nguyên lý siêu hấp thu kết hợp với phương pháp hấp thụ vật lý và cơ học, mang đến một nguồn nước mưa sạch, trong lành.

Giải pháp tận dụng nguồn nước mưa làm nước sinh hoạt 1
Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết chia sẻ về giải pháp xử lý nước mưa bằng công nghệ CDI

Do đó xử lý nước mưa bằng công nghệ CDI sẽ giải quyết được nhu cầu về nước sạch hiện nay, giảm lượng nước thải và đặc biệt có thể ứng dụng giải pháp này để góp phần cải thiện thiện tình trạng ngập tại các vùng đô thị. Theo như chia sẻ, anh Quyết rất kỳ vọng sự đón nhận từ tất cả người dân và nhà có như vậy mới có thể tận dụng được nước mưa làm nước sinh hoạt vừa an toàn, hiệu quả, giá rẻ lại góp phần tiết kiệm ngân sách cho hệ thống hạ tầng thành phố.

Được biết, chi phí đầu tư ban đầu của công nghệ CDI có thể cao hơn 2-3 lần so với công nghệ RO, giá mỗi bộ lọc nước mưa sử dụng công nghệ CDI quy mô hộ gia đình có giá từ 8-10 triệu đồng, và trên 70 triệu đồng đối với quy mô công nghiệp. Nhưng do khác biệt về tuổi thọ màng và chi phí vận hành nên chi phí tổng thể của hai công nghệ này đang tương đương nhau.

Trích guồn: Báo VOH online

Bao CafeF Maxdream CDI

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước

Khách hàng nghe đến sản phẩm ‘Made in Việt Nam’ thì gọi điện hỏi mua rất nhiều, nhưng tôi chỉ bán được 1-2 máy vì giá lúc đó lên đến 15 triệu đồng, tương đương các hãng lớn. Trong khi, khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về công nghệ mới mà tôi đang phát triển.

Do Huu Quyet

Tôi là Đỗ Hữu Quyết, CEO tại Công ty Cổ phần Maxdream, tiến sĩ ở Đại học Florida. Tuy nhiên, tôi không còn hứng thú với môi trường yên bình ở Mỹ. Năm 2016, mang theo nghiên cứu về công nghệ CDI, công nghệ khử ion hòa tan trong nước bằng cách áp dụng một điện áp trên hai điện cực, tôi về Việt Nam với quyết tâm khắc phục vấn đề của đất nước, đặc biệt là hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 1.

Từ công nghệ mới, tôi nghĩ rằng nếu đã lọc được mặn ở ĐBSCL thì sẽ lọc được nước ở khu vực khác một cách dễ dàng. Bạn bè tôi nghe được câu chuyện và đề nghị rằng sẽ góp vốn, còn tôi thì góp công nghệ vào để cùng thành lập công ty. Chúng tôi đã chi 2 triệu USD cho quá trình nghiên cứu công nghệ lõi lọc CDI.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 2.

Lúc đầu, tôi gặp khó khăn vì không có doanh thu. Khách hàng nghe đến sản phẩm “Made in Việt Nam” thì gọi điện hỏi mua nhiều lắm. Nhưng chúng tôi gần như chỉ bán được khoảng 1-2 máy. Giá sản phẩm lúc ấy tận 15 triệu, tương đương với các hãng lớn. Người dân cũng chưa nhìn nhận rõ chất lượng của công nghệ CDI, nên việc buôn bán không hiệu quả.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 3.

Vì vậy, ngoài việc truyền thông cho mọi người hiểu CDI là gì, tôi phải cải tiến sản phẩm sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, nhưng hiệu quả đạt mức cao nhất có thể. Đây là lợi thế của nhà khoa học đi làm kinh doanh, có thể chủ động nghiên cứu vấn đề mà không phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài. Bên cạnh đó, tôi phải học từ đầu nhiều kiến thức về kinh doanh. Công việc ập đến bất ngờ, khiến tôi “thở không ra hơi”.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 4.

Tôi mất 1 năm để đưa giá bán từ 15 triệu đồng xuống còn 8-9 triệu đồng, chi phí sản xuất giảm từ 50 xuống còn 4 triệu đồng. Chúng tôi cải tiến module (bộ lọc) và nguồn điện. Công nghệ lõi do tôi tự nghiên cứu, phụ kiện sử dụng hầu hết được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nên chi phí thấp, có thể cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm mới có ưu điểm lọc chất độc một cách chọn lọc, điều chỉnh được vị đậm nhạt của nước, cải thiện các khuyết điểm về chi phí bảo trì, nguồn điện… của công nghệ cũ.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 5.

Tôi chọn cách tiếp cận phân khúc cao trước để mọi người nhìn nhận rằng đây là sản phẩm có chất lượng tốt, sau đó mới về lại phân khúc bình dân. Giai đoạn ấy, nếu khách hàng yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng, tôi cũng xách đồ nghề đến tận nơi và sẵn sàng thu hồi, đền bù nếu sản phẩm mắc lỗi. Ngoài ra, dựa trên nguồn nước của từng khu vực, hay yêu cầu riêng của khách hàng mà chúng tôi sẽ thay đổi thiết kế máy lọc cho phù hợp.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 6.

Tôi dành thời gian đến các buổi hội thảo, hội chợ… để giới thiệu sản phẩm máy lọc nước sử dụng công nghệ mới. Tôi không phát triển sản phẩm một cách tự nhiên, mà phải biết được nó mang đến những giá trị hữu ích, đặc biệt là “3 khoẻ – 4 xanh”.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 7.

Nguồn nước “3 khỏe” đáp ứng đủ 99 chỉ tiêu của Bộ Y tế, giữ lại đủ 21 loại vi dưỡng chất trong nước và có thể điều chỉnh vị ngon của nước theo nhu cầu mà không cần chất tạo vị hay chất bảo quản. Công nghệ lọc này so với các công nghệ lọc truyền thống giúp tiết kiệm khoảng 7-10 lần lượng nước thải, tiết kiệm 3 lần lõi lọc, 3 lần lượng điện tiêu thụ, cũng không dùng hóa chất để tẩy rửa. Đó chính là “4 xanh”.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 8.

Tính đến nay, hơn 1.000 máy lọc nước đã được bán và hàng nghìn bộ lọc có mặt trên toàn quốc. Chúng tôi vừa hoàn thành 40 đơn hàng vào giữa tháng 2, giờ đang chuẩn bị cho loạt đơn mới. Trong tương lai, tôi dự định mở rộng thành nhà máy, có dây chuyền sản xuất nhằm tối ưu thời gian cho các công đoạn lắp ráp thủ công.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 9.

Hiện chúng tôi vẫn chưa đến giai đoạn hoàn vốn, nhưng nhờ vào sự cố gắng của mọi người, việc vận hành công ty, phân phối sản phẩm vẫn diễn ra trơn tru, hiệu quả. Mỗi sáng, tôi nhắn tin bàn giao công việc cho nhân viên, rồi lại “trốn” vào quán cà phê gần công ty, hay một căn phòng bí mật để có không gian yên tĩnh cho việc nghiên cứu. Tôi đang cập nhật tài liệu về công nghệ CDI, các tiêu chuẩn về nguồn nước của Mỹ và WHO.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 10.

Về nhà, tôi gác lại công việc, tận hưởng thời gian dành cho gia đình. Tôi nhận nhiệm vụ đưa đón con con gái đi học. Sau giờ tan trường, tôi hay đưa bé dạo chơi ở những công viên gần nhà.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 11.

Trong nhà, tôi cũng đặt hai máy lọc mà mình sáng chế, đời đầu tiên và đời mới nhất. Ở thiết kế đầu tiên, tôi chỉ dùng dây, bình chuyền máu để đưa nước muối vào bộ lọc. Khi nghiên cứu thành công, tôi hình dung rằng nếu thương mại hoá, máy lọc nước sẽ có thiết kế đẹp như sản phẩm bây giờ được bày bán tại showroom. Trong ảnh, chiếc màu trắng là máy đời đầu và chiếc màu đen là đời mới nhất.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 12.

Đây là hồ cá của bạn nhỏ nhà tôi. Hằng ngày, chúng tôi thay nước cho hồ bằng chính nước của máy lọc công nghệ CDI. Nước máy được lọc qua CDI sẽ giúp loại bỏ clo dư và các phụ phẩm độc hại, các hóa chất xử lý nước. Các tế bào da và mang cá sẽ không bị tấn công, giúp chúng không bị ngạt. Đồng thời, lượng vi khoáng thiết yếu được giữ lại giúp cá sinh trưởng bình thường như trong môi trường tự nhiên.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 13.

Tôi tranh thủ giải trí bằng vài trận game. Thói quen này đã theo tôi từ lúc còn là sinh viên Đại học Bách khoa cho đến lúc trở thành CEO của một công ty. Tôi có sở thích chơi đi chơi lại một màn, thường là đấu với máy để tìm ra quy luật của nó.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 14.

Tôi thấy mình làm khoa học như một nghệ sĩ. Mỗi khi gặp phải những vấn đề khó, tôi thường đi bộ “thơ thẩn” dọc bờ sông để giải thoát mình khỏi những suy nghĩ cứ liên tục ập đến. Nghiên cứu với tôi là một công việc đầy lao lực, vì phải chấp nhận đánh đổi tuổi trẻ, thời gian, sự tự do.

Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước - Ảnh 15.

Sau hơn 2 năm thành lập Maxdream, tôi vui mừng vì được chuyên gia nước ngoài như Đức, Phần Lan đánh giá cao và mua lại sản phẩm để nghiên cứu. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, công ty có thể đạt được sản lượng lớn, tiến đến quy mô công nghiệp. Và khi đất nước đã làm chủ được công nghệ, nhân sự, tôi cũng mong muốn mang công nghệ CDI của mình vào các nhà máy nước, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý, cũng như là sức khoẻ của người dân Việt Nam.

Trích nguồn: Báo CafeF

 

Bao Dan Tri Maxdream CDI Do Huu Quyet

Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm “made in Vietnam”

(Dân trí) – Rời Mỹ sau 7 năm làm việc, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết về nước khởi nghiệp trong ngành công nghệ CDI với mơ ước: “Tôi muốn tự tạo ra công việc cho bản thân và nhiều người Việt Nam khác”.

Trong văn phòng công ty ở TP Thủ Đức, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết cùng nhân viên đang lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm máy lọc nước ô nhiễm uống liền bằng công nghệ CDI (Capacitive Deionization).

“CDI là công nghệ khử ion hòa tan trong nước bằng cách áp dụng một điện áp trên hai điện cực. Nói cách khác, công nghệ CDI là phương pháp điện hấp thụ sử dụng sự kết hợp của môi trường hấp thụ và điện trường để tách các ion, các hạt mang điện. Khi các ion bị phân tách, loại bỏ khỏi nước, nguồn nước sạch được thu thập. Để loại bỏ các ion, các điện cực được đảo chiều để ion bị đẩy trở lại dòng nước trong chu kỳ xả thải”, tiến sĩ Quyết chia sẻ.

Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm made in Vietnam - 1
TS Đỗ Hữu Quyết chia sẻ về công nghệ CDI tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức ngày 21/7 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Giấc mơ “Made in Vietnam”

30 năm trước, khi còn là một cậu bé sống ở vùng quê Hải Dương, Đỗ Hữu Quyết đã yêu thích sáng chế nhiều vật dụng bắt tôm cá hiệu quả trong những ao làng. Lên đại học, Quyết đỗ ngành Vật lý kỹ thuật, trường đại học Bách khoa Hà Nội. Năm thứ 5, anh nhận học bổng sang Hàn Quốc, rồi tiếp tục đến Mỹ học trường đại học Florida. Học bổng chỉ trang trải học phí, để có chi phí sinh hoạt, Quyết tham gia làm nghiên cứu sinh trong nhiều dự án nghiên cứu khoa học.

Năm 2013, Quyết lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, bắt đầu hành trình nộp đơn ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc. Tuy nhiên, trong mỗi tờ đơn, vị tiến sĩ trẻ luôn phải thể hiện mình quan tâm và yêu thích đến dự án của nhà tuyển dụng.

“Tôi cảm thấy không hạnh phúc với điều đó, tôi nghĩ bản thân có thể tự tạo ra công việc cho mình, không nhất thiết phải làm theo ý tưởng của người khác”, Quyết chia sẻ.

Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm made in Vietnam - 2
TS Quyết nghiên cứu ở viện HPMI (High Performance Materials Institute) Đại học Florida State University, năm 2010 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Tiến sĩ 39 tuổi cho biết, tuy học tập, sinh sống ở Mỹ nhiều năm nhưng anh vẫn có nhiều mối quan hệ tốt với các giáo viên, sinh viên trong ngành ở Việt Nam nên có ý định về quê hương lập nghiệp. Hơn hết, trong mắt của vị tiến sĩ trẻ lúc bấy giờ, anh nhìn thấy có “vô vàn việc làm cho người Việt Nam”.

Trước khi bắt đầu những dự án của riêng mình, anh Quyết làm chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu khu Công nghệ Cao ở TP Thủ Đức. Sau này, anh làm giảng viên thỉnh giảng ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Trong một lần trò chuyện với các chuyên gia nghiên cứu về hạn mặn xảy ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016, Quyết nhận được nhiều câu hỏi về việc làm sao giải quyết vấn đề này. Ứng dụng từ những công trình nghiên cứu của mình ở Mỹ về công nghệ siêu tụ, Quyết bắt tay nghiên cứu.

Sau hơn một năm mày mò với gần 200 lần thất bại, tiến sĩ Quyết sáng chế được máy lọc nước lợ với tính năng hấp thụ muối, xử lý hơn 90% chất độc, ô nhiễm có trong nước. Sản phẩm sau đó được anh phối hợp cùng một người bạn ra mắt thị trường.

Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm made in Vietnam - 3
TS Quyết (bên trái) cùng nhân viên nghiên cứu lắp ráp máy lọc nước do mình sáng chế (Ảnh: Diệp Phan).

Dám từ bỏ, không hối tiếc

Giữa năm nay, khi đọc tin tức về tình trạng ngập nước sau mưa ở một số thành phố lớn, trong đó có Sài Gòn, TS Quyết thấy được vấn đề lớn xã hội đang hết sức quan tâm. Nhận thấy lượng nước mưa ở Sài Gòn rất lớn, anh lóe lên suy nghĩ, bản thân cần làm gì đó để giải quyết. Ngay sau đó, thiết bị lọc nước tích hợp tính năng lọc được nước mưa, nước ô nhiễm thành nước uống trực tiếp ra đời.

So với nước máy, nước mưa có độ tinh khiết cao nhưng lại chứa nhiều axit và kim loại nặng. Việc xử lý bằng công nghệ như lọc RO, lọc đa tầng, màng UF… hiệu quả không cao.

Tính đến nay, anh đã bán được hơn 500 cái máy lọc nước tích hợp lọc nước mưa uống trực tiếp và hàng nghìn modun. Thiết bị này được TS Quyết giới thiệu tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức cuối tháng 7 vừa qua.

Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm made in Vietnam - 4
Khách tham dự tìm hiểu máy lọc nước bằng công nghệ CDI quy mô gia đình tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức ngày 21/7 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Sản phẩm máy lọc nước, kết hợp tính năng lọc nước mưa trực tiếp của tiến sĩ Quyết có ưu điểm là sử dụng công nghệ lõi do mình tự nghiên cứu, phụ kiện sử dụng hầu hết được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nên chi phí thấp, có thể cạnh tranh trên thị trường.

Với công nghệ lọc nước CDI, ngoài việc lọc trực tiếp từ nước bẩn ra nước uống còn giữ lại nhiều dưỡng chất tự nhiên, có thể điều chỉnh được vị nước đậm, nhạt theo khẩu vị người dùng. Hơn thế, vật liệu tạo nên thiết bị còn có thể thu hồi tái chế được. Công nghệ “lọc siêu hấp thu” này tốn phân nữa số lõi lọc của các loại máy lọc nước thông thường, thời gian thay lõi lâu hơn, không dùng hóa chất độc hại để xử lý.

Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm made in Vietnam - 5
TS Quyết giới thiệu sản phẩm máy lọc nước bằng công nghệ CDI tại một buổi triển lãm hồi tháng 8 (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Hiện tại, ngoài thiết bị máy lọc mini với công suất khoảng 200 lít/ giờ, chi phí bỏ ra khoảng 15 triệu đồng còn có máy lọc bán công nghiệp có thể lọc cả nước mưa, nước giếng với công suất lọc gấp 10 lần máy mini.

“Ý tưởng này phù hợp với các hộ gia đình có nhà ở mặt đất. Nước mưa được hứng từ phễu trên mái nhà đi qua bồn chứa rồi đi vào thiết bị lọc. Nếu nhà nào cũng biết tận dụng cách này thì sẽ hạn chế việc bỏ phí nước mưa, từ đó giảm bớt cảnh ngập đường”, vị tiến sĩ quả quyết.

Tuy nhiên, vị tiến sĩ trẻ cũng gặp vô vàn khó khăn khi khởi nghiệp ở lĩnh vực khoa học ở Việt Nam. Bởi các thương hiệu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập công nghệ lõi ở nước ngoài về Việt Nam lắp ráp thành sản phẩm.

Công nghệ lọc nước mới chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến nên khi tiếp cận thị trường, kết hợp với nhiều tập đoàn đồ gia dụng lớn, tiến sĩ Quyết thường phải mất thời gian giải thích cho mọi người hiểu: “CDI là gì?”.

Vì thế, ngoài kết hợp với những người bạn có kinh nghiệm trong kinh doanh còn dành thời gian đến các buổi hội thảo, hội chợ… để giới thiệu sản phẩm máy lọc nước sử dụng công nghệ mới của mình.

“Khi tôi nói về công nghệ lọc nước mới CDI mà có người nghe, tức là họ đã góp phần đầu tư cho tôi và sản phẩm của tôi rồi”, tiến sĩ cho hay.

Ông Đỗ Tế Châu, một giáo viên vật lý về hưu đã sử dụng máy lọc nước bằng công nghệ CDI 2 năm nay chia sẻ: “Trước khi mua sản phẩm, tôi đo trực tiếp nước đầu vào, chỉ số ion trong nước đó là 64 microgram/ lít, sau khi lọc qua máy, chỉ số này trong nước thành phẩm chỉ còn 6 microgram/ lít. Đây là chỉ số lý tưởng, an toàn cho người sử dụng”.

Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm made in Vietnam - 6
TS Quyết và sản phẩm máy lọc nước tâm huyết của mình (Ảnh: Diệp Phan).

Từ việc ban đầu chỉ có một mình nghiên cứu, đến nay nhóm phát triển sản phẩm của tiến sĩ Quyết đã lên tới 20 người đồng hành gồm các giảng viên, nhà đầu tư cùng tham gia. Sau hàng nghìn lần thử nghiệm, đến nay anh đã có trong tay một xưởng sản xuất bị lõi máy lọc và xưởng ráp máy cũng tạo việc làm cho hàng chục nhân công. Giấc mơ tự tạo công việc cho bản thân và nhiều người Việt Nam khác của tiến sĩ đã trở thành hiện thực.

“Khi nhận thấy cách làm không phù hợp, tôi sẵn sàng từ bỏ để nghiên cứu cách làm khác tốt hơn. Tuy nhiên, quyết tâm tạo ra được sản phẩm ‘made in VietNam’ của tôi không khi nào dừng lại”, vị tiến sĩ khẳng định.

Anh cho biết, mấu chốt thành công của mình là chưa bao giờ hối tiếc khi từ bỏ nước Mỹ với nhiều cơ hội việc làm tốt về Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học.

Trích nguồn: Báo Dân Trí – Tác giả Diệp Phan

Bao thanh nien Maxdream CDI Do Huu Quyet

Máy lọc nước mưa uống liền của tiến sĩ 8X: tiết kiệm nước, giảm ngập thành phố

TS. Đỗ Hữu Quyết đã sáng chế ra máy lọc nước mưa sử dụng công nghệ CDI. Máy có thể lọc nước mưa uống an toàn tại gia đình, là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí nước sinh hoạt, đồng thời giảm ngập cho thành phố.

TS Quyết cho biết, so với nước máy, nước mưa có độ tinh khiết nhưng chứa nhiều axit và các kim loại nặng. Nếu sử dụng các công nghệ thông thường như lọc đa tầng, màng UF, trao đổi ion, lọc RO để xử lý thì hiệu quả không cao.

Thậm chí không lọc được các chất độc hòa tan như axit, kim loại nặng trong ion âm… Công nghệ RO phổ biến hiện nay có thể xử lý một số loại axit nhưng giá thành cao, hay hỏng màng, tốn năng lượng, lắp đặt cồng kềnh.

Từ thực tế này, TS Quyết phát triển thiết bị ứng dụng công nghệ CDI (Capacitive Deionization) sử dụng điện cực siêu hấp thu tĩnh điện để xử lý nước mưa. Ưu điểm của công nghệ CDI là giữ được các khoáng chất có trong nước, điều mà công nghệ truyền thống không làm được.

tien si do huu quyet gioi thieu he thong loc nuoc mua bang cong nghe cdi 3340
Thiết bị này cũng từng được TS Quyết giới thiệu tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức vào cuối tháng 7.2022

TS Quyết hiện là giảng viên thỉnh giảng của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Ông có 12 năm nghiên cứu khoa học, 7 năm nghiên cứu phát triển công nghệ CDI và 4 năm để hoàn thiện các thiết bị lọc nước trước khi đưa vào sử dụng thực tế.

img 8636 8384
TS Quyết bên hệ thống xử lý nước mưa lắp đặt tại chính gia đình mình
LÊ NAM

Hiện nay TS Quyết đang phát triển hai loại thiết bị máy lọc nước mưa. Một loại máy lọc mini, có thể lọc 200 lít nước/giờ, chi phí đầu tư và lắp đặt khoảng 15 triệu đồng. Ngoài ra, thiết bị máy lọc công suất lớn, có thể lọc cả nước máy, nước giếng và nước mưa thì chi phí từ 70-100 triệu đồng. Máy có thể lọc được 2 khối nước/giờ, gấp 10 lần máy lọc mini.

img 8647 6245
Chiếc máy này có thể lọc được 2 khối nước/giờ, gấp 10 lần máy lọc mini

Theo TS Quyết, máy lọc nước mưa có thể giúp các hộ gia đình tiết kiệm vài triệu đồng tiền nước sinh hoạt một năm. Đồng thời không cần lắp thêm máy lọc nước gia đình, từ đó tiết kiệm chi phí mua sắm thiết bị và chi phí thay lõi lọc. Nếu như được sử dụng rộng rãi, thiết bị lọc nước mưa từ các mái nhà còn như một giải pháp chống ngập và thoát nước cho thành phố.

img 8628 9870
Cận cảnh máy lọc nước mưa mini gia đình

“Nếu chỉ để lọc nước mưa thôi mọi người sẽ lo sợ là mùa khô không có nước mưa để lọc, mình hướng đến máy lọc nước máy hoặc nước giếng có tích hợp tính năng lọc nước mưa theo yêu cầu của gia chủ. 3 trong 1 như vậy chúng ta có thể chủ động nguồn nước, có nguồn nước đảm bảo cũng như tiết kiệm nước, giúp chống ngập và vấn đề thoát nước đơn giản hơn cho thành phố”, TS Quyết chia sẻ.

dsc00021 3525
TS Quyết sử dụng nước mưa được lọc qua hệ thống xử lý nước bằng công nghệ CDI do chính bản thân nghiên cứu

Ngoài xử lý nước mưa, sản phẩm này có thể xử lý nước máy, nước nhiễm phèn, nhiễm mặn… Hệ thống này cũng có thể phát triển ở quy mô công nghiệp giúp các nhà máy có thêm lựa chọn trong xử lý nước.

Trích nguồn: Báo thanh niên – Tác giả Lê Nam 

Bao VN express Maxdream CDI Do Huu Quyet

Công nghệ CDI lọc axit trong nước mưa

Công nghệ CDI lọc axit trong nước mưa

Thiết bị ứng dụng công nghệ CDI do TS Đỗ Hữu Quyết, giảng viên thỉnh giảng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM phát triển có thể lọc nước mưa có thể uống an toàn.

Thiết bị được TS Quyết giới thiệu tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức, sáng 21/7. Ông cho biết, so với nước máy, nước mưa có độ tinh khiết, tuy nhiên chứa nhiều axit và các kim loại nặng. Nếu sử dụng các công nghệ thông thường như lọc đa tầng, màng UF, trao đổi ion, lọc RO để xử lý, hiệu quả không cao. Lý do, không lọc được các chất độc hòa tan như axit, kim loại nặng trong ion âm… Công nghệ RO phổ biến hiện nay có thể xử lý một số loại axit nhưng giá thành cao, hay hỏng màng, tốn năng lượng, lắp đặt cồng kềnh.

Từ thực tế này, TS Quyết phát triển thiết bị ứng dụng công nghệ CDI (Capactive Deionization) sử dụng điện cực siêu hấp thu tĩnh điện để xử lý nước mưa.

xu ly nuoc mua 1 jpg 3813 1658383680

TS Đỗ Hữu Quyết giới thiệu công nghệ CDI xử lý nước mưa thành nước uống tại hội thảo, sáng 21/7. Ảnh: Hà An

Nước mưa được hứng từ phễu trên mái nhà, đi qua đường ống vào các lõi điện cực âm và dương đặt song song với chiều di chuyển của nước. Khi nước đi vào, điện cực âm sẽ hút các chất axit tồn tại dưới dạng ion dương hòa tan trong nước. Các ion dương sẽ được điện cực âm hút theo nguyên lý hút trái chiều làm sạch nước. Tiếp đến, các ion âm và dương được xả bằng cách các điện cực đổi chiều cho nhau thành cùng chiều, tạo lực đẩy đưa các ion này ra ống dẫn chất thải.

Theo TS Quyết, ưu điểm của công nghệ CDI là giữ được các khoáng chất có trong nước, điều mà công nghệ truyền thống không làm được. Thiết bị có công suất lọc 400 – 600 lít mỗi ngày với nước thường, nhưng xử lý được 5 m3/ngày với nước mưa, tiêu thụ điện 30 – 50 W, tỷ lệ lọc đạt 90% tổng lượng nước vào, 10% còn lại là nước thải có thể được dùng xả thải bồn cầu. Vì tỷ lệ nước thải thấp nên hệ thống lõi lọc điện cực có độ bền cao gấp 2 – 3 lần các công nghệ truyền thống.

xu ly nuoc mua 2 jpg 7933 1658383680

Các đại biểu tìm hiểu công nghệ lọc nước tại hội thảo. Ảnh: Hà An

CDI là công nghệ được phát triển hàng chục năm trước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, “công nghệ này chưa được ứng dụng nhiều. Tôi mong muốn người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn trong công nghệ xử lý nước uống”, TS Quyết nói và cho biết, tiêu chuẩn nước đầu ra đạt 22 chỉ tiêu hóa lý, bao gồm cả các chất khó lọc như nitrat, nitrit theo chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y tế. Sản phẩm hiện được lắp đặt tại hàng trăm hộ gia đình cả nước. Ngoài xử lý nước mưa, sản phẩm có thể xử lý nước máy, nước nhiễm phèn, nhiễm mặn… Hệ thống này cũng có thể phát triển ở quy mô công nghiệp giúp các nhà máy có thêm lựa chọn trong xử lý nước.

Đánh giá về sản phẩm, ông Trần Quốc Bình, chuyên gia công nghệ sinh học, Giám đốc công ty sinh học Việt Quốc Thịnh, cho biết CDI được coi là công nghệ hiện đại nhất về xử lý nước uống. Ưu điểm công nghệ này là có thể điện phân phân tử độc trước khi lọc. Khi điện phân rồi hấp thu, có thể thu hồi được cả một số chất rắn hòa tan không điện ly. Tuy nhiên chỉ riêng cục lọc CDI này “không lọc được 100% các vi sinh vật”, ông Bình nói và cho rằng, ở quy mô công nghiệp nếu có thể kết hợp thêm công nghệ ozone để lọc vi sinh sẽ xử lý triệt để hơn.

Ở khía cạnh khác, một số chuyên gia cho rằng công nghệ CDI chỉ phù hợp với nhà mặt đất khi có mái hứng nước mưa. Ở các chung cư sẽ khó đáp ứng do không có vị trí lắp đặt và hứng nước.

Trích nguồn: Báo VNexpress 21/7/2022

Bao tuoi tre Maxdream CDI Do Huu Quyet

Cha đẻ máy lọc nước Made in Vietnam

TTO – Học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tốt nghiệp thạc sĩ ở Hàn Quốc, rồi đến Mỹ làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ ĐH Florida nhưng anh chọn trở về, nghiên cứu và chế tạo thành công máy lọc nước công nghệ CDI tại Việt Nam.

Cha đẻ máy lọc nước made in Việt Nam - Ảnh 1.

TS Đỗ Hữu Quyết bên chiếc máy lọc siêu tinh khiết bằng công nghệ CDI do anh chế tạo – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Dù thế giới ghi nhận trên 560 sáng chế với công nghệ khử ion điện dung (Capacitive Deionization – CDI) trước đó song giám đốc Công ty cổ phần Maxdream Đỗ Hữu Quyết – cha đẻ máy lọc nước “made in Việt Nam” – tin rằng “đứa con tinh thần” của mình hiệu quả, bền và giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của thế giới.

Với những gì tôi đang làm, một chiếc máy lọc công nghệ CDI của Việt Nam giá chỉ bằng 1/10 so với thế giới là hoàn toàn có thể.

— ĐỖ HỮU QUYẾT —-

Biến nguy thành… công nghệ vượt trội

Hứng dòng nước từ vòi của hệ thống máy lọc nước siêu tinh khiết Maxdream lắp đặt cho một nhà hàng ở TP Thủ Đức (TP.HCM) đưa lên uống, anh Quyết bảo rất tự hào nhưng để được cấp bằng bảo hộ sáng chế, thương mại hóa sản phẩm ra thị trường là hành trình không ít chông gai.

Chính “giấc mơ Việt” đã đưa anh trở lại quê hương, gác lại công việc nghiên cứu với mức thu nhập tốt ở xứ cờ hoa.

Cuối năm 2014, anh đầu quân về Trung tâm nghiên cứu Khu Công nghệ cao TP.HCM, làm chủ nhiệm nhiều đề tài cấp quốc gia, có nhiều sáng chế được ghi nhận.

Trong một chuyến về Đồng bằng sông Cửu Long, người dân hỏi anh có thể xử lý được nước lợ không làm anh ám ảnh mãi. Anh càng muốn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó khi hình ảnh người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt do hạn mặn, ô nhiễm nguồn nước không thôi làm anh trăn trở.

Suốt một năm trời, hơn 200 thí nghiệm không mang lại hiệu quả, hoặc có hiệu quả nhưng giá thành lại cực cao. Tiêu tốn cũng cả triệu USD cho các thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu “hàng xịn” mà vẫn chưa ra câu trả lời.

Thế nhưng ở lần thử nghiệm với công nghệ siêu tụ điện theo cách riêng, anh hét toáng lên vì kết quả không những giúp hấp thụ muối tốt mà còn xử lý được các chất độc, vi khuẩn ô nhiễm trong nước.

Để chắc ăn, anh Hữu Quyết trực tiếp đưa mẫu nước từ lần thử nghiệm đó đến kiểm nghiệm tại Viện Pasteur. Cầm bảng kết quả trên tay, anh thở phào khi dòng nước qua xử lý đã có thể uống được ngay, đảm bảo các tiêu chuẩn nước uống của Việt Nam và WHO.

“Làm khoa học có khi không cần quá cao siêu, sử dụng một số nguyên vật liệu trong nước thừa sức sản xuất với giá thành rẻ mà tôi lại thành công”, anh Quyết cười.

3 khỏe – 4 xanh

Thành công ấy thành cú hích mạnh mẽ giúp anh tiếp tục hoàn thiện phần lõi trở thành công nghệ CDI để máy lọc phù hợp cho nhiều mục đích. Phần lõi sử dụng công nghệ CDI được tác giả thiết kế dựa trên nguyên lý dùng điện cực đặt song song với dòng nước để hút các ion hòa tan.

Điểm nổi bật từ công nghệ của tiến sĩ 8X này là có thể lọc được trên 90% các ion trong nước, khử trên 99% vi khuẩn và thu hồi gần như toàn bộ lượng nước ban đầu.

Ngoài ra, với hình thức nhỏ gọn, tích hợp tính năng lọc được cả cho nước mưa, nước nhiễm phèn, nước ô nhiễm nhưng vẫn có thể điều chỉnh lưu giữ các vi dưỡng chất.

Công nghệ này sử dụng đến 70% nguyên liệu dễ dàng tìm mua trong nước, 30% còn lại là các phụ kiện, nguyên vật liệu bổ sung nhập từ nước ngoài. Dòng nước được tạo ra có thể ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau, cả trong phòng thí nghiệm.

“Công nghệ này không dùng bất kỳ loại hóa chất nào vẫn có thể lọc được rất nhiều chất mà kể cả công nghệ lọc tinh khiết nhiều đơn vị đang dùng hoàn toàn không thể, thậm chí có thể lọc được các chất nhỏ bằng phân tử nước như thuốc trừ cỏ, khí nhà kính, khí hydro sulfua…”, anh Quyết thông tin.

Một số nhà nghiên cứu tại Đức, Phần Lan khi biết thông tin về công nghệ này đã liên lạc với tác giả. Điều khiến chuyên gia, kỹ sư quốc tế ấn tượng là “3 khỏe – 4 xanh” mà công nghệ này mang lại.

“3 khỏe” chính là nguồn nước được tạo ra đáp ứng đủ 99 chỉ tiêu của Bộ Y tế, giữ lại đủ 21 loại vi dưỡng chất trong nước và có thể điều chỉnh vị ngon của nước theo nhu cầu mà không cần chất tạo vị hay chất bảo quản.

Công nghệ lọc này so với các công nghệ lọc truyền thống giúp tiết kiệm khoảng 7-10 lần lượng nước thải, tiết kiệm 3 lần lõi lọc, 3 lần lượng điện tiêu thụ, cũng không dùng hóa chất để tẩy rửa. Và đó chính là “4 xanh”.

Tính đến nay, hơn 1.000 máy lọc nước đã được bán và hàng nghìn module có mặt trên toàn quốc. “Nói là tôi mới khởi nghiệp cũng đúng nên càng nhiều người trải nghiệm càng tốt”, anh Quyết bày tỏ.

PGS Huỳnh Đăng Chính – phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – nói công nghệ này cho ra dòng nước có nồng độ các chất lơ lửng, độ dẫn điện tương đương với hệ lọc nước cất hai lần mà Viện Vật lý kỹ thuật (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) đang sử dụng cho các thí nghiệm.

“Thời gian lọc nhanh hơn do không phải chờ nước làm nóng và làm mát như hệ lọc nước cất hai lần. Chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao nhưng chi phí đầu tư và vận hành thấp, giảm hơn một nửa so với một thiết bị ngoại nhập giá 300 – 400 triệu đồng”, ông Chính nói.

Trích nguồn: Báo tuổi trẻ – Tác giả CÔNG TRIỆU

CHỨNG NHẬN MÁY LỌC NƯỚC QUỐC GIA

Asset 2 8 6

BẢN TEST CHẤT LƯỢNG THỰC TẾ

Sản phẩm Maxdream CDI ưu tiên xử lý hiệu quả các ion độc hại như Chì, Asen, Sắt…
mà vẫn giữ được một phần khoảng tự nhiên trong nước

Asset 3 8 5
Asset 4 8 5

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Form liên hệ