Hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ trao đổi ion là hệ thống sử dụng phương pháp trao đổi ion để lọc nước cứng và một số ion kim loại nặng, khoáng chất, chất gây ô nhiễm ra khỏi nước.
Theo ấn phẩm nghiên cứu “Hardness in Drinking Water” năm 2011 của WHO: “Nước trên 180 mg/L canxi cacbonat (CaCO3) được coi là nước cứng”. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa nước cứng và bệnh sỏi thận cũng như các vấn đề về da như khô ráp, kích ứng. Do đó, lắp đặt hệ thống lọc nước công nghệ trao đổi icon được xem là một giải pháp hiệu quả để làm mềm nước.
Hệ thống lọc tổng công nghệ trao đổi ion thường bao gồm bộ lọc thô, bộ lọc trao đổi ion, bơm nước, van điều khiển, bình chứa,… Hoạt động dựa trên nguyên lý trao đổi ion giữa các hạt nhựa và các ion trong nước, giúp loại bỏ hai ion Ca2+ và Mg2+ có trong nước.
Ngoài khả năng làm mềm nước, hệ thống lọc tổng công nghệ trao đổi ion còn có ưu điểm nâng cao hiệu quả lọc thô, tự động vận hành và phù hợp với nhiều nguồn nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế về khả năng lọc kim loại nặng, nước sau lọc có vị lợ, cần được bảo trì thường xuyên và xả thải muối đậm đặc không tốt với môi trường.
Vì thế, nếu nguồn nước của bạn có độ cứng cao, muốn lọc nước sạch cho sinh hoạt với chi phí đầu tư hợp lý thì hệ thống lọc tổng công nghệ ion là một lựa chọn phù hợp. Trường hợp nguồn nước đầu vào nhiễm kim loại nặng, độ ô nhiễm cao… bạn nên cân nhắc hệ thống lọc tổng công nghệ tiên tiến hơn (CDI, RO,…) hoặc lắp thêm máy lọc nước gia đình để đảm bảo sức khỏe.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống lọc tổng đầu nguồn công nghệ trao đổi ion, cùng khám phá nhé.
Có Nên Sử Dụng Hệ Thống Lọc Đầu Nguồn Công Nghệ Trao Đổi Ion Không?
Hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ trao đổi ion phù hợp với những gia đình, nhà máy, khu công nghiệp… có nguồn nước bị nhiễm cứng, cần làm mềm nước để đạt chuẩn nước sinh hoạt thông thường.
Hệ thống lọc đầu nguồn công nghệ trao đổi ion là gì?
Hệ thống lọc đầu nguồn công nghệ trao đổi ion sử dụng phương pháp trao đổi ion để loại bỏ ion canxi, magie và thay bằng Ion Natri để giúp làm mềm nước. Bên cạnh đó trong hệ thống lọc trao đổi ion cũng có cột lọc thô giúp loại bỏ các cặn lửng lơ kích thước lớn, hấp thụ màu, mùi, một phần clo dư và chất hữu cơ trong nước nguồn.
Hệ thống này được sử dụng để xử lý nước đầu nguồn, cung cấp nguồn nước sạch cho toàn bộ công trình (nhà ở, công xưởng, trường học,…).
Cấu tạo của hệ thống lọc công nghệ trao đổi ion gồm những bộ phận nào?
Hệ thống lọc tổng công nghệ trao đổi ion thường bao gồm bộ lọc thô, bộ lọc trao đổi ion, bơm nước, van điều khiển, bình chứa,…
- Bộ lọc thô: Xử lý các cặn lửng lơ kích thước lớn, khử phèn, hấp thu một phần chất hữu cơ và clo dư.
- Bộ lọc trao đổi ion: Làm mềm nước dựa theo nguyên lý trao đổi ion Ca+, Mg+ với ion Na+ để khử các gốc ion cứng gây cặn.
- Bơm nước: Tạo áp lực đẩy nước qua các cột lọc.
- Van điều khiển: Điều khiển dòng chảy của nước trong hệ thống.
- Bình chứa nước: Chứa nước sau khi được lọc.
Hệ thống lọc đầu nguồn trao đổi ion hoạt động dựa trên nguyên lý gì?
Hệ thống bao gồm các cột lọc chứa vật liệu trao đổi ion (thường được gọi là hạt nhựa trao đổi ion). Vật liệu này có các nhóm chức năng có thể trao đổi các ion nhất định với các ion trong nước. Ví dụ, vật liệu trao đổi cation có thể trao đổi các ion natri (Na+) với các ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong nước cứng.
Nước sau khi xử lý sẽ mềm hơn, an toàn hơn để sử dụng và có thể cải thiện hương vị.
Hệ thống lọc đầu nguồn công nghệ trao đổi ion có tốt không?
Hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ trao đổi ion được đánh giá cao về khả năng làm mềm nước, nâng cao hiệu quả lọc thô, khả năng tự động vận hành và phù hợp với nhiều nguồn nước. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn hạn chế về khả năng lọc kim loại nặng, nước sau lọc có vị lợ, cần được bảo trì thường xuyên và xả thải muối đậm đặc không tốt với môi trường.
Lọc đầu nguồn công nghệ trao đổi ion có ưu điểm gì?
Bộ lọc đầu nguồn công nghệ trao đổi ion mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp lọc nước truyền thống, bao gồm:
- Khử các gốc ion cứng: Loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, làm mềm nước, bảo vệ thiết bị và đường ống.
- Nâng cao hiệu quả lọc thô: Chất lượng nước không chỉ sạch cặn bẩn, màu, mùi, giảm clo dư, chất hữu cơ mà còn mềm và an toàn hơn.
- Tính tự động: Hệ thống trao đổi ion hoạt động tự động, không đòi hỏi sự can thiệp thường xuyên từ người dùng.
- Phù hợp với nhiều nguồn nước: Hoạt động hiệu quả với nguồn nước giếng hoặc nước máy có độ cứng cao.
Hệ thống lọc tổng công nghệ trao đổi ion có nhược điểm gì?
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, hệ thống lọc tổng công nghệ trao đổi ion cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:
- Hạn chế trong việc loại bỏ ion kim loại nặng: Khả năng lọc các ion kim loại nặng hoặc ion âm độc hại trong nước như AsO2, AsO3, NO2, NO3, SO4.
- Nước sau lọc có thể có vị lợ do hàm lượng Na+ cao: Quá trình trao đổi ion trong hệ thống có thể làm tăng hàm lượng Na+ trong nước, dẫn đến vị lợ. Tuy nhiên, vị lợ này không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể khắc phục bằng cách sử dụng các thiết bị lọc bổ sung.
- Cần bảo trì, thay thế vật liệu lọc định kỳ: Vật liệu trao đổi ion trong hệ thống cần được bảo trì và thay thế định kỳ để đảm bảo hiệu quả lọc.
Sục rửa bằng muối hoàn nguyên, cho ra nước thải muối đậm đặc không tốt với môi trường: Quá trình sục rửa cột lọc trao đổi ion sử dụng muối để hoàn nguyên vật liệu lọc, tạo ra nước thải muối có độ mặn cao.
Khi nào nên sử dụng hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ trao đổi ion?
Nếu nguồn nước của bạn có độ cứng cao, muốn lọc nước sạch cho sinh hoạt với chi phí đầu tư hợp lý thì hệ thống lọc tổng công nghệ ion là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, với nguồn nước ô nhiễm, nhiễm kim loại nặng, bạn nên cân nhắc hệ thống lọc tổng khác hoặc lắp thêm máy lọc nước gia đình để đảm bảo sức khỏe cho nhu cầu ăn uống.
Những trường hợp nên sử dụng hệ thống lọc nước công nghệ trao đổi ion:
- Nước có độ cứng cao: Nước cứng có thể gây ra nhiều vấn đề như đóng cặn trong đường ống, thiết bị, làm giảm hiệu quả hoạt động và tuổi thọ. Hệ thống lọc trao đổi ion giúp loại bỏ các ion canxi và magie, làm mềm nước và cải thiện chất lượng nước.
- Yêu cầu chất lượng nước sạch cho sinh hoạt: Các hệ thống lọc tổng công nghệ trao đổi ion đa số đều đáp ứng chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn cho sinh hoạt.
Công nghệ trao đổi ion so với các công nghệ khác thì như thế nào?
Cùng theo bảng mô tả dưới đây để hiểu rõ hơn về hiệu quả xử lý và giá trị đầu tư của giải pháp trao đổi ion so với các công nghệ khác có gì khác biệt.
Những Câu Hỏi Liên Quan Tới Hệ Thống Lọc Nước Đầu Nguồn
Tại sao nên sử dụng hệ thống lọc nước đầu nguồn?
Hệ thống lọc nước đầu nguồn cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt, giúp bảo vệ sức khỏe con người, thiết bị và tiết kiệm chi phí. Lý do nên sử dụng hệ thống lọc tổng đầu nguồn:
- Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất: Bất kỳ hệ thống lọc đầu nguồn nào cũng có khả năng cải thiện chất lượng nguồn nước thông qua quá trình loại bỏ các cặn bẩn/ ion kim loại/ vi khuẩn, vi rút… Đảm bảo nước đầu ra đạt chuẩn tối thiểu là nước sinh hoạt thông thường.
- Bảo vệ sức khỏe con người: Nước bẩn có thể gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa, da liễu, hô hấp… Hệ thống lọc nước đầu nguồn giúp loại bỏ các chất độc hại, bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Bảo vệ thiết bị: Nước bẩn, nước cứng có thể làm tắc nghẽn đường ống, đóng cặn trong các thiết bị như bình nóng lạnh, máy giặt… Hệ thống lọc nước đầu nguồn giúp tăng tuổi thọ và hiệu quả hoạt động của các thiết bị.
- Tiết kiệm chi phí: Tiết kiệm chi phí sinh hoạt, sửa chữa, thay thế các thiết bị do sử dụng nước bẩn.
Làm thế nào để lựa chọn hệ thống lọc nước đầu nguồn phù hợp cho sinh hoạt và sản xuất?.
Một số yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn hệ thống lọc nước đầu nguồn bao gồm: nguồn nước đầu vào, mục tiêu lọc, công nghệ lọc, thương hiệu, ngân sách và tư vấn của chuyên gia trong ngành.
Để lựa chọn hệ thống lọc nước đầu nguồn phù hợp cho sinh hoạt và sản xuất, bạn có thể xem xét các yếu tố sau đây:
- Nguồn nước đầu vào: Đánh giá nguồn nước đầu (nước máy, nước từ giếng, nước mưa; nước bị nhiễm cứng, nước bị nhiễm phèn… để xác định mức độ ô nhiễm và các chất cần được loại bỏ từ nguồn nước.
- Mục tiêu loại bỏ: Xác định loại chất hoặc ô nhiễm mà bạn muốn loại bỏ khỏi nước: vi khuẩn, vi rút, kim loại nặng, chất cặn, chất hữu cơ, chất hoá học…
- Hiệu suất và công suất: Xác định lượng nước cần xử lý hàng ngày hoặc hàng giờ để chọn hệ thống có công suất phù hợp. Ngoài ra, xem xét hiệu suất của hệ thống trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm cụ thể mà bạn quan tâm.
- Công nghệ lọc: Tìm hiểu về các công nghệ lọc nước khác nhau như công nghệ trao đổi ion, công nghệ CDI, RO, UF,… để có sự so sánh và lựa chọn phù hợp.
- Thương hiệu: Nghiên cứu và chọn các thương hiệu uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực lọc nước. Đảm bảo về chất lượng, tính năng của hệ thống cũng như những chính sách hậu mãi sau này.
- Chi phí và kinh phí: Xác định ngân sách, đánh giá chi phí đầu tư ban đầu, chi phí bảo trì và vận hành liên quan. Đảm bảo rằng hệ thống lọc nước bạn chọn phù hợp với ngân sách trong suốt quá trình sử dụng.
- Đánh giá và tư vấn chuyên gia: Nếu cần, có thể nhờ đến sự vấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực lọc nước để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu.
Hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ nào tốt nhất hiện nay?
Hệ thống lọc nguồn ứng dụng công nghệ CDI đang được đánh giá cao nhất hiện nay. Thay vì cho ra chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn nước sinh hoạt như công nghệ trao đổi ion, công nghệ CDI mang đến chất lượng nước đạt chuẩn nước uống trực tiếp tại vòi theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế.
Đặc điểm hệ thống lọc nước tổng CDI:
- Loại bỏ sạch các tạp chất lơ lửng, chất độc hòa tan, ion kim loại, vi khuẩn, vi rút… có trong nước.
- Giữ lại hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe con người, hướng tới khuyến nghị FDA.
- Lõi lọc chính CDI có tuổi thọ cao, lên tới 3 – 5 năm.
- Hệ thống lọc ít lõi, tiết kiệm chi phí thay lõi lọc.
- Tỷ lệ nước thải thấp, chỉ từ 5% đến 20%.
- Hệ thống hoạt động với công suất thấp, giúp tiết kiệm điện năng.
- Hệ thống hoạt động tự động, không cần can thiệp nhiều.
- Có khả năng lọc sạch với nhiều dạng nguồn nước: nước máy, nước mưa, nước sông suối…
Đơn vị nào cung cấp hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ CDI tốt nhất hiện nay?
Maxdream là đơn vị chuyên cung cấp hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ CDI với khả năng lọc sạch – thải độc – giữ khoáng tự nhiên. Quyền lợi khách hàng khi làm việc với Maxdream:
- Miễn phí khảo sát, tư vấn lắp đặt máy lọc nước Maxdream phù hợp với nhu cầu sử dụng và thực trạng nguồn nước đầu vào.
- Nhân viên kỹ thuật có chuyên môn cao, nhiệt tình.
- Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 15 ngày nếu lỗi do yếu tố kỹ thuật của công ty, sản phẩm vẫn còn nguyên linh kiện, phụ tùng và tem mác.
- Bảo hành 6 tháng cho Module CDI 10 lớp, 12 tháng với Module CDI 50 lớp.
- Cung cấp thêm gói chăm sóc bảo dưỡng ngoài gói bảo hành nhằm giúp khách hàng không mất nhiều thời gian, công sức trong việc kiểm soát và thay lõi lọc định kỳ.
- Ưu đãi đặc biệt với chương trình trả góp 0% qua thẻ tín dụng.
Hiện tại Maxdream đang cung cấp độc quyền các dòng sản phẩm lọc nước tổng đầu nguồn CDI gồm có: Maxdream CDI S01 và Maxdream CDI C01. Liên hệ để được hỗ trợ khảo sát, tư vấn và lắp đặt hệ thống lọc tổng đầu nguồn phù hợp nhất.
Hình ảnh lắp đặt máy lọc tổng Maxdream CDI:
Làm thế nào để kiểm tra chất lượng nước đầu ra của các hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn?
Để kiểm tra chất lượng nước đầu ra của hệ thống lọc tổng nước đầu nguồn, bạn có thể thử cảm nhận bằng cảm quan, sử dụng các bộ kiểm tra chất lượng nước và gửi tới cơ quan kiểm nghiệm uy tín. Cụ thể như sau:
- Kiểm tra chất lượng nước bằng cảm quan: Đầu tiên, bạn có thể kiểm tra nước đầu ra bằng cách sử dụng các giác quan như màu sắc, mùi, vị và trạng thái của nước. Nước đầu ra từ hệ thống lọc nên có màu trong suốt, không có mùi lạ và không có vị khác thường.
- Sử dụng bút thử TDS: Nước sinh hoạt thông thường có TDS từ 100 – 500 ppm. Nước sau khi lọc qua hệ thống lọc tổng đầu nguồn có TDS thấp hơn so với nước đầu vào. Tuy nhiên, chỉ số TDS thấp không đồng nghĩa với nước sạch. Nước có thể bị loại bỏ khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Sử dụng bộ kit test: Làm theo hướng dẫn đi kèm bộ kit test để kiểm tra các chỉ tiêu như: pH, Clo dư, Asen, độ cứng, Nitrat… So sánh kết quả đo được với tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN01:2018/BYT (tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất).
- Gửi mẫu nước để kiểm tra: Một phương pháp chính xác hơn là gửi mẫu nước đầu ra từ hệ thống lọc đến phòng thí nghiệm chuyên dụng để kiểm tra chất lượng. Các phòng thí nghiệm này sẽ sử dụng các phương pháp phân tích chuyên sâu để xác định chính xác hàm lượng các chất có trong nước, bao gồm cả các chất vi khuẩn, vi sinh vật và chất ô nhiễm khác. Đây cũng là phương án được các hệ thống lọc tổng đầu nguồn Maxdream CDI lựa chọn để cam kết với khách hàng.
Hi vọng thông tin về hệ thống lọc nước đầu nguồn công nghệ trao đổi ion sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn sức khỏe!