Với mật độ dân số đông nhất toàn tỉnh là 4.292 người/km2, TP. HCM phải “gánh” áp lực nặng nề về việc tìm kiếm và khảo sát chất lượng các nguồn cấp nước để đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT. Vậy, TP.HCM có đang sở hữu nguồn cấp nước đảm bảo chất lượng không?
Thành Phố Hồ Chí Minh hiện có 19 khu chế xuất – khu công nghiệp (theo báo cáo Hepza ngày 15/08/2022) khiến cho người dân lo lắng, bởi vấn đề ô nhiễm nguồn nước chịu ảnh hưởng chủ yếu từ lượng chất xả thải tại các khu vực này. Song song với đó là những hoài nghi về chất lượng các nguồn cấp nước mà nhiều hộ gia đình đang sử dụng khi sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh.
1. TP. Hồ Chí Minh sử dụng các nguồn nước cấp nước nào?
Nước ngầm, nước mặt, nước mưa và nước máy là 4 nguồn nước sinh hoạt chính của Việt Nam, trong đó có TP. Hồ Chí Minh. Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, hơn 90% nước sạch cung cấp cho khu vực này được lấy từ nguồn nước mặt của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và Kênh Đông.
Nguồn nước được đưa về một số nhà máy xử lý nước tại nhiều quận khác nhau ở TP. Hồ Chí Minh như: SWIC – Nhà máy nước Thủ Đức (vùng cấp nước là Thủ Đức, Bình Thạnh, Phú Nhuận…), TH2W – Nhà máy nước Tân Hiệp II (vùng cấp nước là Tây TP. HCM), B.O.O TDW – Nhà máy nước BOO Thủ Đức (vùng cấp nước là Thủ Đức, Nhà Bè, Quận 2,7, 9).
Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng sẽ được lấy và cấp cho các nhà máy nước ngầm Tân Phú, các trạm cấp nước Bình Trị và nhiều trạm giếng nhỏ lẻ khác nhau trên địa bàn.
2. Khảo sát số liệu, chỉ tiêu tại các nguồn cấp nước
Chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai:
Theo sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai, chất lượng nước sông Đồng Nai tại 4 giai đoạn chảy qua địa bàn đều chứa hàm lượng amoni, oxy hòa tan, tổng rắn lơ lửng và vi sinh. Ngoài ra, 3 giai đoạn khác của sông bao gồm: từ thượng nguồn đến Hồ Trị An, từ Hồ Trị An đến Bến đò Biên Hòa – Bửu Long và từ Bến đò Biên Hòa – Bửu Long đến Cầu Trị An cũng đồng thời có hàm lượng hữu cơ, TSS, vi sinh và dinh dưỡng tăng cao.
Điều này cho thấy tình trạng nước tại sông Đồng Nai không đạt mục đích cấp nước sinh hoạt, vì chất lượng được đánh giá dựa trên QCVN 01-1:2018/BYT chưa đạt.
Chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn:
Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước 6 tháng đầu năm 2022 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường, Sở TN-MT TP.HCM, cho biết: Quan trắc ở 21 vị trí trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai bị ô nhiễm bởi các vi sinh (Coliform), chất hữu cơ (BOD5) và ammonia (NH4). Do đó cần lưu ý về nồng độ của một số vi sinh, lơ lửng, sắt…
Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh kết luận gì về nguồn cấp nước hiện nay?
Việc xác định nguồn nước sử dụng để có thể lựa chọn quy trình lọc nước phù hợp là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống cần phải đạt những chỉ tiêu trong quy chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được áp dụng kể từ ngày 15/06/2019. Dựa vào bảng dưới đây, bạn sẽ xác định được mức quy định phù hợp đối với từng thành phần.
Ví dụ: chỉ số Asen (As) không được vượt quá 0,01 mg/L hay hàm lượng Amoni không được vượt quá 3 mg/L v.v.. Nếu các chỉ tiêu trong nước vượt quá mức so với bảng dưới đây, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm.
Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM, nguồn nước từ sông Sài Gòn và Đồng Nai không đạt theo quy chuẩn do tình trạng ô nhiễm môi trường đối với nguồn nước ngày càng lớn, bắt nguồn từ các hoạt động chăn nuôi, cơ sở công nghiệp xả thải nước chưa qua xử lý. Ngoài ra, nước máy hay nước được bơm từ ao hồ giếng khoan cũng chứa một hỗn hợp bao gồm nhiều thành phần tạp chất khác nhau.
Đặc biệt, để đối phó với vấn đề này chúng ta cần nâng cao cảnh giác với nguồn nước hiện đang sử dụng, bởi tình trạng xử lý nước của các nhà cung cấp chưa thực sự đảm bảo an toàn cho sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống.
Trước những kết quả không mấy khả quan, chúng ta cần chủ động hơn nữa trong việc kiểm tra và áp dụng các phương pháp làm sạch nước, nhằm bảo vệ nguồn nước cũng như sức khỏe gia đình.
Việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị lọc nước trước khi đưa vào sinh hoạt sẽ hạn chế phần nào những ảnh hưởng của tạp chất trong nước như: cặn bã, hợp chất kim loại nặng như: asen, sắt… Đồng thời còn có khả năng khử màu, mùi, làm mềm nước và đặc biệt là đảm bảo Quy chuẩn QCVN 02:09/BYT về chất lượng của nước sinh hoạt hiện nay.
Giải pháp nào chủ động nguồn nước sạch cho sinh hoạt?
Máy lọc tổng Maxdream CDI là một trong những giải pháp hữu ích với hệ thống lọc đa tầng giúp xử lý tối ưu màu và mùi của các chất hữu cơ, cùng với đó là một phần sắt dư có trong nước. Ngoài ra, công nghệ lọc CDI còn cung cấp hệ lọc trao đổi ion khử cứng hiệu quả, làm mềm nước nhưng vẫn giữ lại các khoáng chất cần thiết trong nước.
Với công nghệ lọc siêu hấp thụ CDI tiên tiến bậc nhất, Maxdream đã tạo nên một bước đột phá trong ngành lọc nước tại Việt Nam. Các sản phẩm lọc tổng đầu nguồn của Maxdream không chỉ đáp ứng mà còn vượt xa tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN06-01:2010/BYT.
Tại sao nên chọn Maxdream CDI?
- Nước tinh khiết, giàu khoáng chất: Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, kim loại nặng, vi khuẩn, đồng thời giữ lại các khoáng chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe.
- Bền bỉ, tiết kiệm: Lõi lọc CDI có tuổi thọ lên đến 5 năm, giảm thiểu chi phí thay thế và bảo trì.
- Thân thiện môi trường: Xả thải ít, tiết kiệm điện năng, không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tiện lợi: Màn hình HMI thông minh giúp người dùng dễ dàng theo dõi và quản lý chất lượng nước.
- Đa dạng ứng dụng: Phù hợp với nhiều nguồn nước khác nhau, từ nước máy đến nước giếng khoan.
Hiện tại, Maxdream đang phân phối 2 dòng máy lọc tổng chủ đạo gồm:
- Máy Lọc Tổng Maxdream CDI C01 (có thể đặt ngoài trời).
- Máy Lọc Tổng Maxdream CDI S01 (phù hợp đặt trong nhà).
Thông tin chi tiết |
||
Tên sản phẩm | Máy Lọc Tổng Maxdream CDI C01 | Máy Lọc Tổng Maxdream CDI S01 |
Thương hiệu | Maxdream (Việt Nam) | |
Công nghệ lọc | CDI | |
Công suất lọc | – Size S: khoảng 3-4 khối/ngày
– Size M: khoảng 7-8 khối/ngày |
khoảng 3-4 khối/ngày |
Nguồn nước đầu vào phù hợp | Nước thủy cục, nước giếng khoan, nước nhiễm đá vôi, nước nhiễm phèn,… | |
Chất lượng nước đầu ra | Nước sạch giữ khoáng đạt chuẩn QCVN 06-01:2010/BYT, uống được trực tiếp tại vòi. | |
Bảo hành | 12 tháng |
Với từng nguồn nước, từng cấu trúc nhà, Maxdream đều đến tận nơi khảo sát để đưa ra giải pháp lọc phù hợp nhất.
Những câu hỏi thường gặp về chất lượng nước tại TP. Hồ Chí Minh
1. Tại sao nguồn nước sông Sài Gòn và Đồng Nai lại bị ô nhiễm nặng?
Nguồn nước sông Sài Gòn và Đồng Nai bị ô nhiễm chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp thải ra các chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, các yếu tố như biến đổi khí hậu, đô thị hóa cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm.
2. Những bệnh gì có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm?
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: các bệnh về đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), bệnh về da, bệnh về gan, thận và thậm chí là ung thư.
3. Ngoài máy lọc nước, còn có giải pháp nào khác để cải thiện chất lượng nước sinh hoạt?
Ngoài việc sử dụng máy lọc nước, có thể áp dụng các giải pháp khác như:
- Xử lý nước tại nguồn: Các nhà máy xử lý nước cần đầu tư nâng cấp công nghệ để đảm bảo chất lượng nước đầu ra.
- Xử lý nước thải: Các khu công nghiệp, hộ gia đình cần xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
- Nâng cao ý thức cộng đồng: Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước.
4. Các tiêu chuẩn nào được sử dụng để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, chất lượng nước sinh hoạt được đánh giá dựa trên Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT. Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu về vật lý, hóa học, vi sinh vật mà nước sinh hoạt cần đạt được.
5. Làm thế nào để tiết kiệm chi phí sử dụng máy lọc nước?
Để tiết kiệm chi phí sử dụng máy lọc nước, bạn nên:
- Chọn máy lọc nước có công suất phù hợp: Không nên chọn máy quá lớn so với nhu cầu sử dụng.
- Thường xuyên vệ sinh máy lọc nước: Giúp máy hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.
- Thay lõi lọc đúng định kỳ: Tránh tình trạng lõi lọc bị bẩn, ảnh hưởng đến chất lượng nước.
6. Các loại máy lọc nước nào đang phổ biến trên thị trường hiện nay?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc nước với các công nghệ khác nhau như: RO, Nano, UV, UF, CDI. Mỗi loại máy lọc nước đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
7. Mua máy lọc nước ở đâu uy tín chất lượng tại Hồ Chí Minh?
Top đơn vị bán máy lọc nước uy tín chất lượng tại Hồ Chí Minh gồm: Enterbuy, Điện máy xanh, Nguyễn Kim, Điện máy Chợ Lớn, Thiết bị lọc nước Minh Vương, Điện lạnh Phương Nam, Geyser, Thiên Minh Group, Clean Water Solutions, Maxdream.
Thực trạng về nguồn cấp nước tại TP. Hồ Chí Minh hẳn là một chủ đề “nóng” khiến chúng ta phải chủ động hơn nữa trong tìm kiếm các nguồn nước sạch, nước khỏe cho sinh hoạt. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hữu ích để cải thiện nguồn nước tại gia đình, hãy liên hệ ngay với Maxdream qua hotline: 088870968 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ, sản phẩm.