Fraud Blocker

Khảo sát chất lượng các nguồn cấp nước tại TP. Hồ Chí Minh

Với mật độ dân số đông nhất toàn tỉnh là 4.292 người/km2 (theo trang vpexpress), TP. HCM phải “gánh” áp lực nặng nề về việc tìm kiếm và khảo sát chất lượng các nguồn cấp nước tại TP.HCM để đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT. Vậy, TP.HCM có đang sở hữu nguồn cấp nước đảm bảo chất lượng không?

Hồ Chí Minh hiện có 19 khu chế xuất – khu công nghiệp (theo báo cáo Hepza ngày 15/08/2022) khiến cho nhiều người lo lắng, bởi vấn đề ô nhiễm nguồn nước chịu ảnh hưởng chủ yếu từ lượng chất xả thải tại các khu vực này. Song song với đó là những hoài nghi về chất lượng các nguồn cấp nước mà nhiều hộ gia đình đang sử dụng khi sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh.

khao sat 1 1
TP.HCM có đang sở hữu nguồn cấp nước đảm bảo chất lượng không?

1. TP. Hồ Chí Minh sử dụng các nguồn nước cấp nước nào?

Nước ngầm, nước mặt, nước mưa và nước máy là 4 nguồn nước sinh hoạt chính của Việt Nam, trong đó có TP. Hồ Chí Minh. Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, hơn 90% nước sạch cung cấp cho khu vực này được lấy từ nguồn nước mặt của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và Kênh Đông. 

Nguồn nước được đưa về một số nhà máy xử lý nước tại nhiều quận khác nhau ở TP. Hồ Chí Minh như: SWIC – Nhà máy nước Thủ Đức (vùng cấp nước là Thủ Đức, Bình Thạnh, Phú Nhuận…), TH2W – Nhà máy nước Tân Hiệp II (vùng cấp nước là Tây TP. HCM), B.O.O TDW – Nhà máy nước BOO Thủ Đức (vùng cấp nước là Thủ Đức, Nhà Bè, Quận 2,7, 9).

Ngoài ra, nguồn nước ngầm cũng sẽ được lấy và cấp cho các nhà máy nước ngầm Tân Phú, các trạm cấp nước Bình Trị và nhiều trạm giếng nhỏ lẻ khác nhau trên địa bàn.

2. Khảo sát số liệu, chỉ tiêu tại các nguồn cấp nước

Chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai:

Theo sở Tài nguyên – Môi trường Đồng Nai, chất lượng nước sông Đồng Nai tại 4 giai đoạn chảy qua địa bàn đều chứa hàm lượng amoni, oxy hòa tan, tổng rắn lơ lửng và vi sinh. Ngoài ra, 3 giai đoạn khác của sông bao gồm: từ thượng nguồn đến Hồ Trị An, từ Hồ Trị An đến Bến đò Biên Hòa – Bửu Long và từ Bến đò Biên Hòa – Bửu Long đến Cầu Trị An cũng đồng thời có hàm lượng hữu cơ, TSS, vi sinh và dinh dưỡng tăng cao. 

Điều này cho thấy tình trạng nước tại sông Đồng Nai không đạt mục đích cấp nước sinh hoạt, vì chất lượng được đánh giá dựa trên QCVN 01-1:2018/BYT chưa đạt.

Chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn:

Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước 6 tháng đầu năm 2022 của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường, Sở TN-MT TP.HCM, cho biết: Quan trắc ở 21 vị trí trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai bị ô nhiễm bởi các vi sinh (Coliform), chất hữu cơ (BOD5) và ammonia (NH4). Do đó cần lưu ý về nồng độ của một số vi sinh, lơ lửng, sắt…

Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh kết luận gì về nguồn cấp nước hiện nay?

Việc xác định nguồn nước sử dụng để có thể lựa chọn quy trình lọc nước phù hợp là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống cần phải đạt những chỉ tiêu trong quy chuẩn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được áp dụng kể từ ngày 15/06/2019. Dựa vào bảng dưới đây, bạn sẽ xác định được mức quy định phù hợp đối với từng thành phần. Ví dụ: chỉ số Asen (As) không được vượt quá 0,01 mg/L hay hàm lượng Amoni không được vượt quá 3 mg/L v.v.. Nếu các chỉ tiêu trong nước vượt quá mức so với bảng dưới đây, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm.

khao sat 2 1
Tham khảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP. HCM, nguồn nước từ sông Sài Gòn và Đồng Nai không đạt theo quy chuẩn do tình trạng ô nhiễm môi trường đối với nguồn nước ngày càng lớn, bắt nguồn từ các hoạt động chăn nuôi, cơ sở công nghiệp xả thải nước chưa qua xử lý. Ngoài ra, nước máy hay nước được bơm từ ao hồ giếng khoan cũng chứa một hỗn hợp bao gồm nhiều thành phần tạp chất khác nhau. 

Đặc biệt, để đối phó với vấn đề này chúng ta cần nâng cao cảnh giác với nguồn nước hiện đang sử dụng, bởi tình trạng xử lý nước của các nhà cung cấp chưa thực sự đảm bảo an toàn cho sinh hoạt, đặc biệt là ăn uống.

Trước những kết quả không mấy khả quan, chúng ta cần chủ động hơn nữa trong việc kiểm tra và áp dụng các phương pháp làm sạch nước, nhằm bảo vệ nguồn nước cũng như sức khỏe gia đình. 

Việc lựa chọn và lắp đặt thiết bị lọc nước trước khi đưa vào sinh hoạt sẽ hạn chế phần nào những ảnh hưởng của tạp chất trong nước như: cặn bã, hợp chất kim loại nặng như: asen, sắt… Đồng thời còn có khả năng khử màu, mùi, làm mềm nước và đặc biệt là đảm bảo Quy chuẩn QCVN 02:09/BYT về chất lượng của nước sinh hoạt hiện nay.

Máy lọc tổng Maxdream CDI là một trong những giải pháp hữu ích với hệ thống lọc đa tầng giúp xử lý tối ưu màu và mùi của các chất hữu cơ, cùng với đó là một phần sắt dư có trong nước. Ngoài ra, công nghệ lọc CDI còn cung cấp hệ lọc trao đổi ion khử cứng hiệu quả, làm mềm nước nhưng vẫn giữ lại các khoáng chất cần thiết trong nước.

khao sat 3 1
Quy trình làm sạch nước của máy lọc tổng gia đình

Thực trạng về nguồn cấp nước tại TP. Hồ Chí Minh hẳn là một chủ đề “nóng” khiến chúng ta phải chủ động hơn nữa trong tìm kiếm các nguồn nước sạch, nước khỏe cho sinh hoạt. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hữu ích để cải thiện nguồn nước tại gia đình, hãy liên hệ ngay với Maxdream qua hotline: 088870968 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến dịch vụ, sản phẩm.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC