Chỉ số TDS trong nước Việt Nam tiết lộ điều gì? Tại sao nước “trong veo” vẫn tiềm ẩn độc tố gây hại sức khỏe và thiết bị? Bài viết này sẽ giải đáp.
1. TDS là gì và vì sao là chỉ số đáng quan tâm trong nước sinh hoạt?
TDS (Total Dissolved Solids) là tổng lượng chất rắn hòa tan trong nước, bao gồm các khoáng chất (canxi, magie), kim loại nặng (sắt, chì, kẽm), muối vô cơ (nitrat, sunfat, clorua…) và cả tạp chất hữu cơ.
TDS không trực tiếp gây bệnh, nhưng là chỉ số đại diện cho mức độ “sạch” hay “nhiễm” của nước sinh hoạt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số TDS lý tưởng cho nước uống nên dưới 300 mg/L (ppm). Bộ Y tế Việt Nam theo QCVN 01-1:2018/BYT, cho phép tối đa là 1000 ppm đối với nước sinh hoạt.
2. TDS có giống độ cứng nước không?
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
- TDS: tổng chất hòa tan trong nước, bao gồm muối, kim loại, chất hữu cơ…
- Độ cứng: chỉ tính riêng canxi (Ca²⁺) và magie (Mg²⁺).
Một nguồn nước có thể TDS cao nhưng không cứng, nếu chứa nhiều natri hoặc chất khác ngoài canxi – magie.
3. TDS tại các vùng miền Việt Nam có gì khác biệt?
TDS trong nước sinh hoạt tại Việt Nam không đồng đều giữa các khu vực do sự khác biệt về nguồn nước (nước ngầm, sông, ao hồ, nước máy) và mức độ ô nhiễm.
3.1 Hà Nội
- TDS trung bình: 230 – 320 mg/L.
- Nhiều khu vực sử dụng nước ngầm chứa:
- Asen: ở mức cận ngưỡng cho phép.
- Nitrat – Nitrit: xuất hiện ở vùng ngoại thành, gần khu công nghiệp.
- Asen: ở mức cận ngưỡng cho phép.
Kết quả thử nghiệm cho thấy mẫu nước sinh hoạt lấy tại nguồn vào từ Công ty nước sạch Hà Đông có chỉ số Nitrit vượt 19,4 lần ngưỡng cho phép năm 2023
3.2 TP. Hồ Chí Minh
- TDS trung bình: 50 – 150 ppm
- Chủ yếu dùng nước mặt từ sông Đồng Nai và Sài Gòn.
- Một số hợp chất hòa tan hữu cơ bị phát hiện như:
- Trihalomethanes (THMs), Bisphenol A (BPA), hóa chất vĩnh cửu (Per- và Polyfluoroalkyl Substances) – có nguy cơ gây ung thư nếu tồn dư lâu dài.
- Clo dư một số nơi vượt chuẩn cục bộ.
- Trihalomethanes (THMs), Bisphenol A (BPA), hóa chất vĩnh cửu (Per- và Polyfluoroalkyl Substances) – có nguy cơ gây ung thư nếu tồn dư lâu dài.
3.3 Đà Nẵng
- TDS trung bình: 100 – 350 ppm
- Nguồn nước sông Cầu Đỏ – chịu ảnh hưởng từ rác thải sinh hoạt và công nghiệp.
- Một số khu vực có hiện tượng:
- Chì trong nước vượt ngưỡng an toàn.
- Độ đục cao, nước sau bồn dễ có mùi tanh.
- Chì trong nước vượt ngưỡng an toàn.
Nguồn nước bị nhiễm chì ở Đà Nẵng
3.4 Miền Tây
- TDS dao động: 450 – 1.200 ppm
- Nguyên nhân: xâm nhập mặn, khiến nước chứa lượng muối.
- Hệ lụy:
- Gây ra vị lợ, khó uống.
- Không phù hợp cho người có bệnh thận, huyết áp.
- Gây ra vị lợ, khó uống.
Biểu đồ các nguồn nước, sông bị nhiễm mặn ở miền Tây năm 2024
4. Nguyên nhân khiến chỉ số TDS khác nhau giữa các khu vực
Nguyên nhân khiến chỉ số TDS khác nhau giữa các khu vực xuất phát từ đặc điểm địa lý, loại nguồn nước, điều kiện môi trường, mức độ đô thị hóa và tác động từ con người. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể phân tích theo từng yếu tố:
4.1. Loại nguồn nước sử dụng
- Nước ngầm (như ở Hà Nội, nhiều khu ngoại thành):
Thường chứa nhiều khoáng như Canxi và Magie, kim loại nặng (như asen, sắt, mangan), khiến TDS cao.
– Ví dụ: nước giếng khoan có TDS > 400 ppm phổ biến. - Nước mặt (sông, hồ – như TP.HCM, Đà Nẵng):
TDS dao động rộng, phụ thuộc lượng phù sa, ô nhiễm từ sinh hoạt và công nghiệp.
– Vùng nước sông ô nhiễm, chất hữu cơ nhiều → TDS cao.
4.2. Địa chất và địa hình khu vực
- Miền Tây Nam Bộ: địa hình thấp, gần biển → dễ bị xâm nhập mặn.
Nước nhiễm mặn chứa nhiều natri, clorua → làm TDS tăng cao bất thường (>1.000 ppm mùa khô).
- Vùng trung du, đồi núi: nước ít khoáng hơn → TDS thấp hơn.
4.3. Xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu
- Miền Tây vào mùa khô: nước sông cạn, nước biển tràn vào sâu trong đất liền.
→ Gây tăng mạnh nitrat, nitrit, muối, clorua, kali → đẩy TDS lên cao.
4.4. Mức độ đô thị hóa – Công nghiệp hóa
- TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội: nhiều nhà máy, khu dân cư → nước thải sinh hoạt & công nghiệp xả vào sông ngòi.
→ Chất hữu cơ, kim loại, hóa chất hòa tan làm tăng TDS.
- Kể cả khi xử lý qua nhà máy nước, một phần các chất hòa tan không được loại bỏ hoàn toàn.
4.5. Hệ thống ống dẫn & bồn chứa nước cũ kỹ
- Đường ống kim loại cũ có thể bị ăn mòn, làm tăng lượng chì, sắt, mangan hòa tan làm tăng TDS đầu vòi.
- Bồn chứa không vệ sinh thường xuyên cũng là nơi tích tụ cặn làm hòa tan ngược trở lại nước sử dụng.
4.6. Chất lượng quản lý nước & tiêu chuẩn xử lý địa phương
- Mỗi tỉnh/thành có nguồn cấp nước và công nghệ xử lý khác nhau nên chất lượng đầu ra không đồng đều.
- Một số nơi dùng công nghệ lọc truyền thống không loại bỏ được chất rắn hòa tan ở mức sâu nên TDS sau xử lý vẫn cao.
5. Chỉ số TDS ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?
- TDS cao (>500 ppm):
- Gây rối loạn tiêu hóa, tăng áp lực cho thận, đặc biệt ở người già, trẻ nhỏ.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao nếu có nhiều natri.
- Gây rối loạn tiêu hóa, tăng áp lực cho thận, đặc biệt ở người già, trẻ nhỏ.
- TDS thấp (<10 ppm):
- Nước quá tinh khiết, thiếu khoáng chất thiết yếu gây loãng xương, mệt mỏi, rối loạn điện giải.
- Nước quá tinh khiết, thiếu khoáng chất thiết yếu gây loãng xương, mệt mỏi, rối loạn điện giải.
6. TDS ảnh hưởng thế nào đến thiết bị, đường ống, sinh hoạt?
- Tạo cặn vôi, làm giảm hiệu suất bình nóng lạnh, vòi sen, máy giặt.
- Đóng cặn trong ấm siêu tốc, bồn chứa.
- Ăn mòn đường ống kim loại gây ra các tình trạng rò rỉ, nhiễm kim loại ngược
* Thiết bị điện gia dụng và hệ thống đường ống giảm tuổi thọ đáng kể.
Các thiết bị nội thất bị cặn trắng do nồng độ TDS vượt ngưỡng cho phép
7.Giải pháp xử lý TDS an toàn và hiệu quả
Hiện nay để xử lý tốt chỉ số TDS thì sẽ có hai công nghệ được ứng dụng phổ biến nhất là công nghệ RO và CDIs.
- Với công nghệ RO thì xử lý TDS chủ yếu dựa vào kích thước màng RO siêu nhỏ nên chặn hoàn toàn các thành phần hòa tan trong nước bao gồm cả các chất độc hại và khoáng tự nhiên có lợi. Xử lý giảm nhanh và sâu TDS cho chất lượng nước tinh khiết thường được sử dụng trong các nhà máy dược, y tế. Còn với ứng dụng máy lọc nước gia đình thì hiện nay hầu như các máy lọc công nghệ RO để có thêm các lõi bù khoáng nhân tạo để bổ sung lại khoáng nâng TDS lên cao hơn cho nước ăn uống.
- Với công nghệ lọc tiên tiến CDIs thì đây là công nghệ đầu tiên và duy nhất được nghiên cứu trên nguồn nước Việt Nam xử lý TDS dựa vào độ dẫn điện của các ion hòa tan trong nước. Ưu tiên loại bỏ các ion kim loại nặng có độ dẫn điện cao và các ion có kích thước phân tử lớn. Do đó xử lý hiệu quả các chất độc hại trong nước mà vẫn giữ lại một phần khoáng tự nhiên có lợi tốt cho sức khỏe.
Cả 2 công nghệ đều được ứng dụng phổ biến trong máy lọc nước gia đình. Tuy nhiên với lọc tổng đầu nguồn thì công nghệ RO bị hạn chế sử dụng do lượng nước thải lớn và hệ thống tiền lọc cồng kềnh phức tạp hơn CDIs.
Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn thì lọc tổng đầu nguồn Maxdream xử lý nước tùy biến theo từng khu vực, từng hộ gia đình, dựa trên đặc thù chỉ số TDS và thành phần nước đầu vào.
- Giảm TDS nước nguồn từ 30% -80% để đưa về chỉ số sau lọc về mức lý tưởng 80–150 ppm, vừa an toàn cho sức khỏe vừa phù hợp cho thiết bị.
- Loại bỏ kim loại nặng, nitrat, asen…, ion hòa tan như PFAS, THMs, BPA đồng thời giữ lại khoáng Ca – Mg cần thiết cho cơ thể.
- Có thể lắp đặt nhiều điểm sử dụng trong nhà → không cần máy lọc phụ, tiết kiệm chi phí và không gian.
Bảng kiểm tra chất lượng nước sau lắp đặt lọc tổng đầu đầu nguồn Maxdream CDIs
Maxdream phân loại giải pháp lọc theo 3 cấp độ phù hợp từng nguồn nước:
Cấp độ xử lý | Giải pháp & công nghệ | Ưu điểm | Hạn chế | Chi phí đầu tư |
Cấp độ 1
Lọc xử lý cảm quan |
– Dùng cột lọc composit hoặc lọc hỏa tiễn
– Vật liệu: Than hoạt tính, cát thạch anh, sỏi đỡ, hạt Birm… |
– Xử lý màu, mùi, vị lạ
– Lọc phèn nhẹ, cặn lơ lửng |
– Không xử lý được độ cứng, TDS cao, kim loại nặng | 10 – 20 triệu đồng |
Cấp độ 2
Lọc cảm quan + Làm mềm nước |
– Tích hợp cột làm mềm bằng hạt nhựa (Na⁺ Resin)- Loại bỏ Ca²⁺, Mg²⁺ gây cặn | – Nước sau lọc mềm, không đóng cặn
– Dễ tích hợp với hệ thống lọc thô |
– Tăng Na trong nước
– Nước có cảm giác “nhớt” nhẹ do NaOH – Không xử lý TDS sâu |
Từ 30 triệu – tới 150 triệu đồng |
Cấp độ 3
Lọc cảm quan + Giảm TDS bằng RO hoặc CDIs |
– Kết hợp cột lọc thô + CDIs (hoặc RO)- CDIs giữ khoáng, giảm TDS sâu
– Có thể lắp thêm đầu lấy nước tại các phòng |
– Giảm TDS từ 30%–80%
– Giữ lại khoáng Ca, Mg tốt cho sức khỏe – Loại bỏ ion kim loại, Nitrat/Nitri – Không cần máy lọc nước uống riêng |
– RO thải 50% nước nên ít dùng cho lọc tổng
– CDIs cần đầu tư cao ban đầu |
75 – 150 triệu đồng tùy công suất & nguồn nước |
Lời khuyên cho từng trường hợp:
- Nếu nguồn nước có chỉ số TDS cao: Nên ưu tiên phương án 3 – lắp máy lọc tổng chuyên sâu, tích hợp các công nghệ như CDI, RO hoặc màng lọc trao đổi ion, giúp loại bỏ phần lớn khoáng chất dư thừa và tạp chất hòa tan.
- Nếu ngân sách hạn chế: Có thể kết hợp phương án 1 hoặc 2 với máy lọc nước ăn uống đặt tại bếp. Đây là giải pháp tối ưu về chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước dùng trực tiếp.
Hình ảnh lắp đặt thực tế
Hình ảnh lắp đặt thực tế
Hãy để lọc tổng đầu nguồn Maxdream CDIs – làm lá chắn an toàn cho sức khỏe và những thiết bị nội thất đắt giá trong ngôi nhà của bạn nhé! Liên Hệ ngay cho Maxdream để nhận được tư vấn sớm nhất.