Fraud Blocker

Chỉ số pH là gì? Độ pH chuẩn của nước tốt cho sức khỏe

Chỉ số pH (Hydrogen Potential) là thước đo độ axit hay kiềm của dung dịch, được xác định bởi nồng độ ion hydro (H+) trong dung dịch đó. Nước có độ pH trung tính là 7, nước có độ pH thấp hơn 7 là axit và nước có độ pH cao hơn 7 là kiềm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh tầm quan trọng của pH: “Chỉ số pH đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học và hóa học. Sự thay đổi nhỏ của pH có thể ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và chức năng của các phân tử sinh học như protein và enzyme.” (2019)

Những thông tin cần thiết về độ pH bạn cần biết gồm:

  • Cách xác định độ pH chuẩn của nước bằng các phương pháp như sử dụng giấy đo pH, thiết bị đo pH điện tử và quan sát cảm quan.
  • Độ pH lý tưởng của nước sinh hoạt và ăn uống theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nằm trong khoảng từ 6.5 đến 8.5, cùng với ý nghĩa và tác động của các mức pH khác nhau đến sức khỏe con người.
  • Độ pH của các loại nước phổ biến như nước máy, nước giếng khoan, nước đóng chai, nước tinh khiết và nước kiềm.
  • Ảnh hưởng của nồng độ pH không phù hợp đến sức khỏe, gây ra các vấn đề về tiêu hóa, da liễu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
  • Các biện pháp điều chỉnh độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt, bao gồm sử dụng hóa chất và máy lọc nước tiên tiến.

Nước là thành phần thiết yếu cho sự sống, chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể con người. Do đó, việc sử dụng nguồn nước an toàn và đạt chuẩn pH là vô cùng quan trọng. Với những thông tin hữu ích và lời khuyên thiết thực, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt và ăn uống, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Đừng bỏ qua nhé!

1. Độ pH là gì?

pH là một chỉ số đo lường hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch. Nó được sử dụng để xác định tính axit, tính kiềm hoặc tính trung tính của một chất lỏng. Thang đo pH có giá trị từ 0 đến 14, trong đó:

  • pH < 7: chất lỏng có tính axit.
  • pH = 7: chất lỏng trung tính.
  • pH > 7: chất lỏng có tính kiềm.
Độ PH được tính từ 0-14
Độ PH được tính từ 0-14

2. Cách xác định độ pH chuẩn của nước

Bạn có thể xác định độ pH chuẩn của nước bằng cảm quan, bằng quỳ tím hoặc bằng thiết bị đo.

2.1 Bằng cảm quan

Độ pH chuẩn của nước sinh hoạt có thể được xác định bằng cảm quan.

Nước có độ pH thấp: thường sẽ có rêu xanh bám lên bồn chứa nước bằng kim loại đồng, màu đỏ khi dùng vật chứa bằng thép, nếm thì có vị chua, màu nước thường là vàng đục.

Nước có độ pH cao: khi đun sẽ đóng cặn dưới đáy bình, nước có độ pH cao sử dụng lâu ngày sẽ dễ bị sỏi thận.

– Đối với nước giếng khoan, cần có thiết bị đo chuyên dụng để đảm bảo chính xác nhất.

độ pH của nước sinh hoạt bao nhiêu - Geyser Việt Nam
Nước có độ pH thấp

2.2 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng quỳ tím

Độ pH chuẩn của nước sinh hoạt có thể được xác định bằng quỳ tím. Cách dùng quỳ tím để kiểm tra như sau:

Lấy 1 cốc nước mẫu, cho quỳ tím vào chờ khoản 1 phút. Sau đó quan sát hiện tượng đổi màu trên giấy quỳ để xác định tính chất của nước. Cụ thể:

thang đo độ pH
Thang đo độ pH chuẩn của nước sinh hoạt với 14 mức độ
  • Dung dịch có tính axit với pH < 7.
  • Dung dịch có tính bazơ với pH > 7.
  • Độ pH trung tính là 7.

Khi độ pH ở mức quá thấp sẽ dẫn đến các vấn đề xấu cho sức khỏe, lâu ngày các chất độc tích tụ thành các căn bệnh khó chữa trị.

2.3 Xác định độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng thiết bị đo

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị đo độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt với giá thành khác nhau. Dùng máy đo pH hoặc đến địa chỉ xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt thường sẽ có kết quả chính xác hơn.

Cách tiến hành đo độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt như sau:

  • Lấy mẫu nước cần thử cho vào cốc.
  • Đưa phần đầu dò của máy vào cốc nước mẫu thử. Sau đó quan sát kết quả.
  • Khi chỉ số dừng thay đổi thì đọc kết quả bao gồm 2 chữ số thập phân.
  • Chỉ số lớn hơn 7.0 thì nước có tính kiềm, nhỏ hơn 7.0 thì nước có tính axit bằng bằng 7.0 là nước có độ pH trung tính.
nước sinh hoạt có độ pH chuẩn bao nhiêu - Geyser Việt Nam

Thiết bị đo độ pH chuẩn trong nước 

3.1 Một số nồng độ pH khác và tác dụng của chúng

Nếu chỉ số pH cao hơn 7 thì nguồn nước có tính kiềm, chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho việc phát triển cơ thể như natri, magie, kali… Chúng có tác dụng làm đẹp da, cũng như là các chất để phòng ngừa bệnh nguy hiểm ở người.

Nguồn nước có nồng độ pH từ 8.5 – 9.5 sẽ giúp bạn chống bị lão hóa da, chữa trị các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, hay tiêu hóa kém. Lượng khoáng chất dồi dào giúp bổ sung các chất  điện giải, cân bằng tính axit trong cơ thể của người dùng.

Các nguồn nước khoáng có chỉ số pH đạt khoảng 11 được sử dụng phổ biến để làm sạch các loại rau củ. Ở các loại nước máy thông thường nó chỉ có tác dụng loại bỏ bụi bám vào thực phẩm thì nước có tính kiềm cao sẽ giúp lọc bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại, hay các kim loại nặng mà mắt thường không nhìn thấy được.

độ pH của nước máy là bao nhiêu - Geyser Việt Nam
Ngoài độ pH chuẩn của nước sinh hoạt, nồng độ pH khác nhau có tác dụng khác nhau

3.2 Ý nghĩa của độ pH chuẩn

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và hoạt động của con người tác động đến nguồn nước mà độ pH trong nước có thể thay đổi.

Chỉ số pH quá cao hay quá thấp là biểu hiện cho thấy nguồn nước đã bị ô nhiễm hóa chất hoặc nhiễm kim loại nặng, việc này có thể đem lại nhiều ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng. Do vậy bạn cần sử dụng độ pH chuẩn của nước để khong ảnh hưởng sức khoẻ.

Đối với nước có độ pH quá cao (tính kiềm cao) thì sẽ có mùi vị khó chịu, có thể gây hư hỏng các thiết bị trong nhà, đường ống nước. Trong khi đó, độ pH dưới 6,5 cho thấy nước mang tính axit, ăn mòn kim loại và rất nguy hiểm khi sử dụng.

độ pH của nước sinh hoạt - Geyser Việt Nam
Độ pH chuẩn của nước có ý nghĩa quan trọng đến sức khỏe con người

Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước duy trì độ pH chuẩn của nước là điều rất quan trọng. Các thành phố lớn hiện nay thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra độ pH trong nước từ đó có những biện pháp xử lý nước sao cho độ pH luôn được cân bằng để bảo vệ sức khỏe cho người dân.

4. Độ pH của các loại nước phổ biến

Độ pH là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Nước có độ pH phù hợp sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và không gây ảnh hưởng đến các thiết bị sử dụng nước. Dưới đây là độ pH của một số loại nước phổ biến:

4.1 Nước máy có độ pH bao nhiêu?

Nước máy ở các khu vực khác nhau có thể có độ pH khác nhau, nhưng thường dao động trong khoảng từ 6,5 đến 8,5. Nước máy được lấy từ nhiều nguồn như nước ngầm, nước mưa, nước sông hồ,… và được xử lý qua các quy trình hóa học trước khi được đưa đến người tiêu dùng.

4.2 Độ pH của nước giếng khoan

Nồng độ pH của nước giếng khoan có thể dưới 6,5, khiến nước có tính axit cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các thiết bị sử dụng nước. Nước giếng khoan thường có độ pH thấp hơn nước máy do ảnh hưởng của các yếu tố địa chất và khoáng chất trong đất.

Độ pH chuẩn của nước sinh hoạt, nước uống là bao nhiêu?
Đảm bảo độ pH chuẩn có trong nước sinh hoạt hằng ngày

4.3 Chỉ số pH của nước đóng chai là bao nhiêu?

Nước khoáng đóng chai là nước được sản xuất phục vụ nhu cầu ăn uống của người dùng nên phải đảm bảo độ pH đúng tiêu chuẩn là 6,5 – 7,5 an toàn cho sức khỏe. Nước khoáng đóng chai được khai thác từ các nguồn nước ngầm sâu, có hàm lượng khoáng chất cao và được xử lý qua các quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

4.4 Nước tinh khiết có độ pH là bao nhiêu?

Nước nước tinh khiết có độ pH dao động từ 5 – 7.

Máy lọc nước RO hoạt động theo nguyên lý thẩm thấu ngược cho nguồn nước đầu ra là nước tinh khiết. Hiện nay rất nhiều gia đình ưa chuộng và sử dụng loại máy này để mang lại nguồn nước sạch.

4.5 Độ pH trong nước kiềm

Nước kiềm là loại nước được điện phân, tạo ra nước có độ pH cao hơn nước thông thường, thường dao động từ 8 đến 9. Nước kiềm được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Giúp trung hòa axit trong cơ thể
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Hỗ trợ tiêu hóa
  • Chống lão hóa

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lợi ích của nước kiềm vẫn còn chưa được khoa học chứng minh đầy đủ.

Bảng tóm tắt độ pH của các loại nước phổ biến:

Loại nước Độ pH
Nước máy 6,5 – 8,5
Nước giếng khoan < 6,5
Nước khoáng đóng chai 6,5 – 8,5
Nước tinh khiết 5 – 7
Nước kiềm 8 – 9

5. Ảnh hưởng của nồng độ pH tới sức khoẻ con người

Nước là thành phần thiết yếu cho sự sống của con người, chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể. Nước đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh lý như điều hòa thân nhiệt, vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải.

Độ pH của nước là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước có độ pH phù hợp sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong khi nước có độ pH không phù hợp có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.

5.1. Ảnh hưởng của độ pH thấp (nước có tính axit)

Nước có độ pH thấp (dưới 6,5) có tính axit cao, có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như:

  • Gây rối loạn tiêu hóa: Nước có tính axit cao có thể làm tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Gây sâu răng: Axit trong nước có thể làm mòn men răng, dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu.
  • Gây loét dạ dày: Nước có tính axit cao có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến loét dạ dày.
  • Gây suy thận: Nước có tính axit cao có thể làm tăng gánh nặng cho thận, dẫn đến suy thận.
  • Gây ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy nước có tính axit cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư.

5.2. Ảnh hưởng của độ pH cao (nước có tính kiềm)

Nước có độ pH cao (trên 8,5) có tính kiềm cao, cũng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe như:

  • Gây rối loạn tiêu hóa: Nước có tính kiềm cao có thể làm giảm tiết axit dạ dày, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
  • Gây sỏi thận: Nước có tính kiềm cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Gây da khô: Nước có tính kiềm cao có thể làm mất cân bằng độ pH của da, dẫn đến da khô, ngứa và bong tróc.
  • Gây tổn thương mắt: Nước có tính kiềm cao có thể làm kích ứng mắt, dẫn đến đỏ mắt, ngứa mắt và chảy nước mắt.

ống Nước Bị Rỉ Sét Do Nồng độ Ph Cao
Ống nước bị rỉ sét do nồng độ pH không phù hợp

6. Cách điều chỉnh độ pH chuẩn trong nước sinh hoạt

Việc điều chỉnh độ pH của nước sinh hoạt là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người sử dụng. Bạn có thể lựa chọn phương pháp sử dụng hóa chất hoặc máy lọc nước tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu cụ thể. Tuy nhiên, sử dụng máy lọc nước được xem là giải pháp an toàn, hiệu quả và tiện lợi hơn cho các hộ gia đình.

6.1. Điều chỉnh độ pH chuẩn của nước sinh hoạt bằng hóa chất

Một phương pháp phổ biến để điều chỉnh độ pH của nước sinh hoạt là sử dụng các hóa chất công nghiệp. Phương pháp này thường được áp dụng cho các hệ thống xử lý nước có dung tích lớn. Các hóa chất thường được sử dụng bao gồm:

  • Baking soda hoặc hỗn hợp soda và hypochlorite: Bằng cách cân bằng lưu lượng nước bơm, giá trị pH và nồng độ hóa chất, ta có thể điều chỉnh được độ pH của nước sinh hoạt.
  • Kali: Cũng có thể được sử dụng để tăng độ pH của nước. Tuy nhiên, phương pháp này có quy trình phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Nếu chưa có kiến thức chuyên sâu về xử lý nước, bạn nên tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên có kinh nghiệm để tránh các rủi ro không đáng có.

6.2. Sử dụng máy lọc nước để đảm bảo độ pH chuẩn

Một giải pháp an toàn và hiệu quả hơn để điều chỉnh độ pH của nước sinh hoạt là sử dụng máy lọc nước. Các máy lọc nước hiện đại, như máy lọc nước Maxdream CDI, được tích hợp công nghệ lọc tiên tiến có khả năng:

  • Loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vi sinh vật và kim loại nặng gây hại cho sức khỏe.
  • Đồng thời giữ được độ pH đạt chuẩn, đảm bảo nguồn nước an toàn và tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, nước sau khi lọc qua máy còn giữ lại được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể và có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.

Lọc Tổng Cdi Trong Khỏe Ngoài Xanh 1
Máy lọc Maxdream CDI cam kết đạt chuẩn bằng văn bản xét nghiệm tại các cơ sở uy tín

Những câu hỏi thường gặp về độ pH của nước

1. Tại sao việc kiểm tra độ pH của nước lại quan trọng?

Kiểm tra độ pH của nước giúp đảm bảo nguồn nước an toàn và tốt cho sức khỏe. Nước có độ pH không phù hợp có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, da liễu và thậm chí là bệnh mãn tính.

2. Tần suất kiểm tra độ pH của nước sinh hoạt nên là bao nhiêu?

Bạn nên kiểm tra độ pH của nước sinh hoạt ít nhất 2 lần/năm, đặc biệt là khi có sự thay đổi về nguồn nước hoặc hệ thống cấp nước.

3. Làm thế nào để kiểm tra độ pH của nước tại nhà?

Bạn có thể sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra pH dạng giấy hoặc bút thử điện tử để kiểm tra độ pH của nước tại nhà. Các dụng cụ này thường có hướng dẫn sử dụng đơn giản và cho kết quả nhanh chóng.

4. Nếu độ pH của nước không nằm trong khoảng lý tưởng, tôi nên làm gì?

Nếu độ pH của nước không nằm trong khoảng 6.5 – 8.5, bạn có thể sử dụng các biện pháp điều chỉnh pH như sử dụng hóa chất (natri bicarbonate, axit citric) hoặc lắp đặt hệ thống lọc nước chuyên dụng.

5. Trẻ em và người cao tuổi có nhạy cảm hơn với độ pH của nước không?

Đúng, trẻ em và người cao tuổi thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi độ pH của nước do hệ miễn dịch yếu hơn. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước với độ pH lý tưởng là đặc biệt quan trọng đối với những đối tượng này.

6. Máy lọc nước có thể điều chỉnh độ pH của nước không?

Có, một số loại máy lọc nước tiên tiến, như máy lọc nước RO hoặc máy lọc nước ion kiềm, có khả năng điều chỉnh độ pH của nước về mức lý tưởng, đồng thời loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn có hại.

7. Nước đóng chai có đảm bảo độ pH lý tưởng không?

Hầu hết các nhãn hiệu nước đóng chai uy tín đều cam kết cung cấp nước với độ pH nằm trong khoảng 6.5 – 7.5, phù hợp với tiêu chuẩn của WHO và Bộ Y tế. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra nhãn sản phẩm để biết chính xác độ pH của nước trước khi mua.

8. Ăn uống và lối sống có ảnh hưởng đến độ pH của cơ thể không?

Có, chế độ ăn uống và lối sống có thể ảnh hưởng đến độ pH của cơ thể. Một chế độ ăn giàu thực phẩm chế biến, đồ ngọt và đồ uống có cồn có thể làm tăng tính axit trong cơ thể. Ngược lại, chế độ ăn giàu trái cây, rau xanh và tập thể dục đều đặn giúp duy trì độ pH cân bằng trong cơ thể.

9. Sử dụng nước có độ pH không lý tưởng có ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng không?

Đúng, sử dụng nước có độ pH không phù hợp cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của vật nuôi và sự phát triển của cây trồng. Ví dụ, nước có tính axit cao có thể gây kích ứng da và rối loạn tiêu hóa ở thú cưng, trong khi nước có tính kiềm cao có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng.

10. Tôi có thể sử dụng nước mưa để sinh hoạt và ăn uống không?

Nước mưa thường có độ pH thấp (khoảng 5.6) do sự hình thành axit carbonic khi nước mưa kết hợp với CO2 trong không khí. Vì vậy, bạn nên kiểm tra và xử lý nước mưa trước khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt và ăn uống.

11. Nước giếng khoan có độ pH thấp có thể gây ra những vấn đề gì?

Nước giếng khoan có độ pH thấp (dưới 6.5) có thể gây ra các vấn đề như ăn mòn đường ống, thiết bị gia dụng, và làm tăng nguy cơ nhiễm kim loại nặng như chì, đồng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu sử dụng lâu dài.

12. Cách nào để cải thiện độ pH của nước giếng khoan?

Để cải thiện độ pH của nước giếng khoan, bạn có thể sử dụng hệ thống lọc nước đa năng kết hợp với bộ điều chỉnh pH. Hệ thống này sẽ loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn và kim loại nặng, đồng thời điều chỉnh độ pH của nước về mức lý tưởng trước khi cung cấp cho gia đình sử dụng.

13. Liên hệ với đơn vị nào để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề xử lý nước và điều chỉnh pH?

Nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu về vấn đề xử lý nước và điều chỉnh pH, hãy liên hệ với Maxdream để được hỗ trợ.

Maxdream là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp máy lọc nước công nghệ CDI tại Việt Nam. Với sứ mệnh mang đến cho khách hàng nguồn nước tinh khiết, an toàn và đảm bảo sức khỏe, Maxdream đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong phân khúc máy lọc nước lọc tinh – giữ khoáng – thân thiện với môi trường. 

Đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của Maxdream sẽ giúp bạn đánh giá chất lượng nguồn nước và đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo nguồn nước an toàn, đạt chuẩn pH cho gia đình bạn.

Sự khác biệt của máy lọc nước công nghệ CDI
Sự khác biệt của máy lọc nước công nghệ CDI

Tại sao nên chọn máy lọc nước Maxdream?

  • Công nghệ lọc CDI tiên tiến: Lọc hiệu quả các chất độc hại, cặn bẩn, chất lững lơ, ion kim loại nặng,… nhưng vẫn giữ được khoáng tự nhiên, không cần bù khoáng nhân tạo.
  • Lọc được trên nhiều nguồn nước: Máy lọc nước Maxdream có thể lọc được trên nhiều nguồn nước, kể cả trên các nguồn nước khó lọc như nước phèn, nước nhiễm vôi,…
  • Tiết kiệm nước: Lượng nước thải thấp từ 5 – 20%, tiết kiệm nguồn nước đầu vào đáng kể.
  • Đa dạng công suất lọc: Maxdream cung cấp đa dạng các dòng máy với công suất lọc khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng.
  • Ít lõi lọc, tuổi thọ lõi lọc cao: Máy lọc nước Maxdream sử dụng ít lõi lọc hơn so với các máy lọc nước thông thường, giúp giảm chi phí thay thế lõi lọc và xả thải.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp: Maxdream sở hữu đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng lựa chọn được hệ thống lọc nước phù hợp nhất.
  • Chế độ bảo hành linh hoạt: Maxdream áp dụng chế độ bảo hành linh hoạt lên đến 12 tháng, mang đến sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Qua bài viết trên thì phần nào bạn cũng đã hiểu được độ pH chuẩn của nước sinh hoạt. Cũng như bạn có thể thấy được các tác động của độ pH đến sức khỏe của con người. Từ đó bạn sẽ cân nhắc để có nguồn nước đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.

Nếu bạn muốn có được nguồn nước sạch tốt cho sức khỏe, đảm bảo độ pH chuẩn của nước đạt mức an toàn, đừng ngại gọi cho đội ngũ Maxdream qua thông tin bên dưới để được kiểm tra, tư vấn phương án phù hợp nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC