Fraud Blocker

Nước nhiễm Asen có khắc phục được không?

Nước nhiễm Asen có thể dẫn đến các loại bệnh nguy hiểm về ung thư, tim mạch và các bệnh lý nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể loại bỏ tình trạng nước nhiễm Asen thông qua công nghệ lọc CDI – Giải pháp lọc siêu hấp thụ xử lý nước đa ô nhiễm.

Giải pháp loại bỏ nước nhiễm Asen ngày nay là chủ để rất được nhiều người quan tâm vì khả năng gây hại sức khỏe của nó rất cao. Ngoài ra, việc nhận biết nước nhiễm Asen vô cùng khó lại cũng là một rào cản lớn đối với người tiêu dùng. Vậy, chúng ta có thể khắc phục tình trạng nước nhiễm Asen không?

Nước nhiễm Asen
Nước nhiễm Asen

1. Bạn biết gì về Asen? 

Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) và Liên minh Châu Âu, Asen là một trong những chất có khả năng gây ung thư cao nhất. Đây là một nguyên tố hóa học có rất nhiều trong tự nhiên, bao gồm 2 loại chính: Asen vô cơ và Asen hữu cơ.

Asen hữu cơ được hình thành chủ yếu trong tự nhiên có trong thực phẩm, rau quả và động vật, nhất là cá. Tuy nhiên, nó không có độc tính và thường bị loại bỏ nhanh chóng ra khỏi cơ thể mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sức khỏe. 

Khác với Asen hữu cơ, Asen vô cơ có ảnh hưởng cực độc với đặc điểm tích tụ trong đất đá và sau đó hòa tan vào nước gây nên tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Từ đó dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Ngoài ra, Asen vô cơ và các hợp chất của nó được sử dụng nhiều trong ngành nông nghiệp tạo ra các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu…

Asen là một trong những chất có khả năng gây ung thư cao nhất
Asen là một trong những chất có khả năng gây ung thư cao nhất

2. Nước nhiễm Asen có tác hại ra sao?

Khi lượng Asen tích tụ trong cơ thể quả lâu sẽ gây ra các triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Trong trường hợp liên tục tiêu thụ lượng nước nhiễm Asen (khoảng chừng 15 năm) có thể sẽ khiến toàn bộ hệ thần kinh của bạn bị phá hủy và nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. 

Theo Cơ quan Nghiên cứu ung thư thế giới (IARC), các loại ung thư có thể xảy ra khi tiêu thụ các hợp chất Asen vô cơ lâu dài bao gồm: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư da, ung thư thận, ung thư bàng quang và cuối cùng là ung thư tiền liệt. 

Mặc dù Asen hữu cơ được đánh giá là hợp chất không có độc tính, nhưng theo IARC phân loại thì có hai hợp chất là axit dimethylarsinic (DMA) và axit monomethylarsonic (MMA) trong Asen hữu cơ có khả năng gây ung thư ngoài. Đồng thời, nếu lượng Asen xâm nhập vào cơ thể người với hàm lượng trên 60.000 microgram/lít thì khả năng xảy ra nguy cơ tử vong rất cao, hoặc từ 30.000 microgram/lít trở lên sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc ruột, có hại đến dạ dày.

3. Một số khu vực tại Việt Nam có nước nhiễm Asen

Vị trí địa lý Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có các đồng bằng châu thổ có nguồn nước ngầm bị ô nhiễm với hàm lượng Asen cao. Kể từ 20 năm trở lại đây, nhiều tổ chức quốc tế, các nhà khoa học tại Việt Nam đã tiến hành hỗ trợ nghiên cứu, điều tra và xác định được một số địa phương có nguồn nước ngầm chứa hàm lượng Asen cao, vượt hạn mức cho phép dựa theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT cho nước ăn uống.

Nồng độ Asen cao xuất hiện tại một số các tỉnh thành khu vực như: Hà Nội (Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Hoài Đức, Đan Phượng, Hoàng Mai, Thanh Trì…), Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Đồng Tháp, An Giang và một số khu vực thuộc đồng bằng sông Mê Kông. Ngoài ra, các khu vực có nồng độ Asen ở mức trung bình bao gồm: Cao Bằng, Phú Thọ, Quảng Bình, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Trị, Huế, Gia Lai và Quảng Nam.

Theo PGS.TS Lê Văn Cát, Trưởng phòng Hóa – Môi trường, Viện Hóa học Việt Nam, Hà Nội có số lượng người nhiễm Asen đang tăng nhanh hiện nay. Có nhiều nơi nguồn nước đã nhiễm vượt quá hàng chục lần mức cho phép, chủ yếu là các giếng nhỏ của các hộ gia đình và riêng khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có khoảng 5 triệu chiếc giếng như vậy.

Bên cạnh đó, đánh giá của UNICEF còn cho thấy khu vực phía nam Hà Nội (cũ) có nguồn nước ô nhiễm asen nặng nhất, thậm chí đứng đầu danh sách các địa chỉ ô nhiễm asen trên toàn quốc. Đặc biệt là một số khu vực thuộc phường Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng), khu vực Thanh Trì . Ngoài ra, khu vực Hà Nội mở rộng hiện nay bao gồm Hà Nội cũ và Hà Tây cũ cũng nằm trong danh sách có nguồn nước bị nhiễm asen cao. Cụ thể như xã Đông Lỗ (Ứng Hòa), Liên Phương, Khánh Hà (Thường Tín), Thọ Xuân (Đan Phượng), Phương Trung (Thanh Oai)…

4. Đặc điểm nhận biết nước bị nhiễm Asen

Asen là chất hóa học có đặc tính không màu, không mùi, không vị. Do đó, để nhận biết nguồn nước có nhiễm Asen hay không sẽ rất khó khăn. Một trong những giải pháp để nhận biết là xét nghiệm mẫu nước tại phòng thí nghiệm. 

Để kiểm tra nước có nhiễm Asen hay không, chúng ta nên lấy mẫu và thử tại phòng thí nghiệm
Để kiểm tra nước có nhiễm Asen hay không, chúng ta nên lấy mẫu và thử tại phòng thí nghiệm

5. Đâu là cách khắc phục hiệu quả đối với nguồn nước nhiễm Asen?

Trước tình trạng nguồn nước bị nhiễm Asen ngày càng tăng cao tại Việt Nam, các chuyên gia và nhà khoa học lần lượt đưa ra những phương pháp khắc phục nhằm giúp mọi người vận dụng trong đời sống. Những phương pháp được đề xuất chủ yếu xoay quanh các giải pháp liên quan đến hệ thống lọc nước ứng dụng công nghệ hiện đại. Một vài phương pháp phổ biến ngày nay:

Phương pháp điện phân có trong công nghệ CDI: đây là công nghệ lọc điện đầu tiên dùng điện cực để hút các ion hòa tan trong nước như: chất độc, ion kim loại nặng… Nhờ nguyên lý hoạt động của nước đi song song với màn điện cực nên không gây ra áp lực cao, làm rách màng hay gây thất thoát các vi khuẩn và chất độc hại. 

Phương pháp hấp thụ: có cơ chế khá đơn giản, sử dụng các hợp chất có khả năng hấp thụ được Asen và các chất rắn lơ lửng khác để lọc. Một số chất có khả năng loại bỏ Asen ra khỏi nguồn nước như: than hoạt tính, alumin hoạt tính, mangan, sắt, đất sét hoặc cả phủ sắt…

Mức độ hiệu quả của phương pháp này chủ yếu phụ thuộc vào việc sử dụng các chất oxy hóa nhằm kích thích sự hấp thụ Asen trong nước. Đây được xem là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến ở nông thôn bởi tính khả dụng và mức chi phí hợp lý mà nó mang lại.

Phương pháp trao đổi ion: ứng dụng công nghệ trao đổi ion bao gồm pha rắn và pha lỏng phù hợp để xử lý nước nhiễm Asen ở mức độ phức tạp. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng nhựa tổng hợp có khả năng trao đổi ion để loại bỏ Asen ra khỏi nước.

Phương pháp khắc phục nước bị nhiễm Asen
Phương pháp khắc phục nước bị nhiễm Asen

Tuy nhiên có một nhược điểm là nhựa này chỉ loại bỏ được Asen, do đó phải kết hợp với quá trình oxy hóa để có thể chuyển hóa Asenit thành Asenat. 

Đặc biệt, công nghệ Maxdream CDI có khả năng lọc hoàn toàn các chất gây ung thư như Asen, phóng xạ… Đồng thời diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước, loại bỏ các ion âm độc hại và khả năng làm mềm nước cứng vô cùng hiệu quả. Đặc biệt, Maxdream CDI được thiết kế với nhiều hệ thống lọc khác nhau như: Lọc nước gia đình, lọc đầu nước đầu nguồn, lọc nước công nghiệp… Điều này cho thấy rằng mức độ hiệu quả và tiện lợi mà công nghệ Maxdream CDI mang lại phù hợp với nhiều đối tượng. 

Trước những nguy hại từ nguồn nước nhiễm Asen, chúng ta cần chủ động đầu tư hơn nữa trong việc tận dụng các phương pháp để có nguồn nước sạch, nước khỏe. Máy lọc Maxdream CDI là một giải pháp hữu ích với các ưu điểm nổi bật hoàn toàn có thể giúp chúng ta kiến tạo lối sống khỏe, sống sạch. Liên hệ ngay hotline: 08 888 70968 để được tư vấn các thắc mắc về công nghệ Maxdream CDI!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC