Công nghệ lọc nước là các phương pháp, kỹ thuật và quy trình được sử dụng để loại bỏ các tạp chất, chất ô nhiễm và vi sinh vật có hại ra khỏi nước; nhằm cung cấp nguồn nước sạch, an toàn cho sinh hoạt.
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nước sạch là nước đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt vi sinh, hóa học và vật lý, đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động của con người: “Có tới hơn 2,1 tỷ người trên toàn cầu không có nước sạch để sử dụng. Tại Việt Nam, 80% số hộ gia đình phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.”
Trước thực trạng đó, việc sử dụng máy lọc với nước đang trở thành giải pháp tối ưu để đảm bảo sức khỏe cho mọi nhà.
Hiện nay, thị trường máy lọc nước rất đa dạng với nhiều công nghệ khác nhau như RO (thẩm thấu ngược), Nano (màng siêu mịn), UF (siêu lọc), CDI (lọc điện cực), UV (khử trùng bằng tia cực tím)… Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Trong đó, công nghệ CDI đang được đánh giá cao nhất bởi chất lượng nước, hiệu năng và tính thân thiện môi trường.
Bài viết này sẽ so sánh chi tiết 5 công nghệ lọc nước phổ biến nhất, phân tích cơ chế hoạt động, hiệu quả lọc, ưu nhược điểm của từng loại. Cùng tham khảo đánh giá nhé.
Top 5 Công Nghệ Lọc Nước Phổ Biến Nhất
Hiện nay, 5 công nghệ lọc nước được sử dụng phổ biến nhất là RO (thẩm thấu ngược), Nano (công nghệ lọc bằng màng siêu mịn), UF (lọc màng siêu lọc), CDI (công nghệ lọc điện cực) và UV (diệt khuẩn bằng tia cực tím). Mỗi công nghệ đều có cơ chế hoạt động và hiệu quả lọc khác nhau:
- Công nghệ RO sử dụng màng lọc có kích thước siêu nhỏ từ 0.0001 – 0.0005 micromet, cần áp lực cao để đẩy nước qua màng. RO có thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vi khuẩn, virus nhưng cũng loại bỏ luôn các khoáng chất có lợi.
- Công nghệ Nano dùng màng lọc có kích thước hoảng 0.001 micron đến 0.01 micron, loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, và các loại virus lớn hơn, nhưng vẫn giữ lại một số khoáng chất tự nhiên cần thiết và cả những ion kim loại có kích thước nhỏ hơn lỗ màng.
- Công nghệ UF có màng lọc khoảng 0.01 micron đến 0.1 micron, hoạt động ở áp suất thấp, có thể loại bỏ các vi khuẩn, một số virus và các hạt lơ lửng, nhưng không lọc được các ion khoáng hoặc các chất hòa tan có kích thước nhỏ.
- Công nghệ CDI là công nghệ lọc điện cực kết hợp, cho nước chảy qua tấm điện cực, dùng phương pháp siêu hấp thu để giữ và loại bỏ các ion kim loại nặng, các gốc ion âm độc hại và một phần các ion khoáng ở các điện cực trái chiều.
- Công nghệ UV dùng tia cực tím có bước sóng 254 nm để khử trùng nước, diệt 99,9% vi khuẩn, virus. Tuy nhiên UV không loại bỏ được các tạp chất khác nên thường kết hợp với các công nghệ lọc khác.
Dưới đây là chi tiết các công nghệ lọc:
Công Nghệ Lọc Nước RO
Công nghệ RO (Reverse Osmosis) là phương pháp lọc nước sử dụng màng thẩm thấu ngược có kích thước lỗ siêu nhỏ, chỉ từ 0.0001 – 0.0005 micromet. Nhờ áp lực cao từ máy bơm, nước sẽ đi qua màng RO và bị giữ lại gần như hoàn toàn các tạp chất, vi khuẩn, virus, cho ra nguồn nước tinh khiết.
Ưu điểm lớn nhất của công nghệ RO là khả năng lọc sạch tuyệt đối, loại bỏ tới 99,99% các tạp chất hòa tan, các ion kim loại nặng, các chất hữu cơ, vi khuẩn, virus.
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nước qua lọc RO an toàn cho sức khỏe và có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.
Nhờ khả năng lọc “vạn năng”, công nghệ RO thích hợp để xử lý nhiều nguồn nước khác nhau như nước máy, nước giếng, nước cứng…
Tuy nhiên, nhược điểm của RO là trong quá trình lọc, ngoài việc loại bỏ tạp chất có hại, RO cũng loại bỏ luôn các khoáng chất tự nhiên có lợi cho cơ thể như Canxi, Magie, Kali,… Vì vậy, người dùng cần bổ sung thêm khoáng chất qua thực phẩm, nước khoáng đóng chai hoặc chọn các dòng máy lọc RO có lõi bù khoáng nhân tạo.
Ngoài ra, công nghệ RO cũng tốn một lượng nước thải khá lớn, trung bình cứ 10 lít nước đưa vào lọc thì chỉ thu được 3-5 lít nước sạch. Đồng thời, máy lọc RO cũng tiêu tốn nhiều điện năng để vận hành máy bơm áp lực cao.
Công Nghệ Lọc Nước Nano
Công nghệ lọc Nano sử dụng màng lọc sợi rỗng có kích thước siêu nhỏ từ 0.001 micron đến 0.01 micron (µm). Khi nước đi qua màng Nano, các phân tử nước và khoáng chất có lợi sẽ lọt qua, còn các tạp chất có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại.
Ưu điểm của công nghệ Nano là khả năng lọc sạch tới 99% các chất hữu cơ, vi khuẩn, virus,… đồng thời khử mùi hôi, mùi Clo hiệu quả. Đặc biệt, màng lọc Nano vẫn cho phép các khoáng chất tự nhiên như Canxi, Magie, Kali,… đi qua, giúp nước giữ được vị ngon tự nhiên và tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, do không sử dụng máy bơm áp lực, máy lọc nước Nano có giá thành rẻ hơn máy lọc RO, phù hợp với nhiều gia đình Việt. Trung bình, một chiếc máy lọc Nano có giá dao động từ 2 – 6 triệu đồng.
Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ Nano là màng lọc kích thước lớn nên chưa lọc sạch triệt để các ion kim loại nặng có trong nước. Nếu nguồn nước bị bị ô nhiễm, người dùng nên sử dụng các công nghệ lọc hiện đại hơn nhưc CDI, RO để đảm bảo nước an toàn tuyệt đối.
Công Nghệ Lọc Nước UF
Công nghệ lọc UF (Ultra Filtration) sử dụng màng siêu lọc có kích thước lỗ từ 0.01 micron đến 0.1 micron (µm), lớn hơn so với RO và Nano. Màng UF hoạt động ở áp suất thấp và nhiệt độ thường, giúp loại bỏ hiệu quả các hạt cặn lơ lửng, bùn đất, nấm mốc, vi khuẩn có trong nước.
Ưu điểm của công nghệ UF là khả năng lọc sạch tốt các hạt rắn, giữ lại được khoáng chất và muối khoáng có ích. Ngoài ra, do không sử dụng hoặc sử dụng ít điện năng, máy lọc UF có giá thành rẻ, phù hợp với kinh tế của nhiều hộ gia đình.
Tuy nhiên, nhược điểm của UF là do màng lọc lớn nên không thể loại bỏ triệt để các ion kim loại nặng, virus, vi khuẩn có kích thước nhỏ. Sau một thời gian sử dụng, màng lọc dễ bị đóng cặn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước đầu ra. Vì vậy, công nghệ này chỉ phù hợp với các nguồn nước máy đã quá xử lý.
Công Nghệ Lọc Điện Siêu Hấp Thu CDI
Công nghệ CDI (Capacitive Deionization) là phương pháp lọc sử dụng điện trường để hút các ion tạp chất và kim loại nặng trong nước.
Nguyên lý hoạt động của CDI là cho dòng nước chảy qua lõi lọc gồm nhiều điện cực âm dương xếp xen kẽ, tạo ra lực hút tĩnh điện giữ lại các ion kim loại nặng như: Cu, Bo, Cr, Pb, Hg, Fe, As…..và các gốc ion âm CO3, SO4, PO4, NO3…. trên bề mặt các điện cực trái dấu. Nước sạch sẽ chảy ra ngoài, còn nước thải được xả ra định kỳ khi tích điện đảo ngược ở các tấm điện cực.
Ưu điểm của công nghệ CDI là khả năng loại bỏ tới 99% các ion kim loại nặng gây hại như Asen, Chì, Thủy ngân, Cadimi,… đồng thời khử mùi, khử màu và các chất hữu cơ độc hại hiệu quả. Đặc biệt, một phần khoáng tự nhiên có lợi như Canxi, Magie, Kali,… được giữ lại – nước đầu ra không chỉ sạch mà còn tốt cho sức khỏe.
CDI phù hợp để xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm như:
- Nước máy nhiễm bẩn, có mùi Clo nồng nặc.
- Nước giếng khoan bị nhiễm Asen, Amoni, Sắt, Mangan.
- Nước mưa bị ô nhiễm do khói bụi, axit.
- Nước khu công nghiệp bị nhiễm kim loại nặng, hóa chất độc hại.
- Nước bị nhiễm phèn, cứng, có màu, nặng mùi,…
Ngoài ra, do sử dụng điện trường tĩnh nên CDI không gây lãng phí nước thải. Tỷ lệ nước thải của CDI chỉ khoảng 5 – 20%, thấp hơn nhiều so với mức 40 – 70% của RO.
Tuy nhiên, nhược điểm của CDI là công nghệ còn khá mới tại Việt Nam, chưa được sử dụng rộng rãi như các công nghệ cũ.
Công Nghệ Khử Trùng UV
Công nghệ khử trùng UV (Ultra Violet) sử dụng bức xạ tia cực tím ở bước sóng 254 nanomet để tiêu diệt vi khuẩn, virus trong nước. Khi nước chảy qua một buồng chiếu UV, ánh sáng UV-C sẽ xuyên thủng thành tế bào và phá hủy cấu trúc DNA của vi sinh vật, khiến chúng không thể sinh sản và gây bệnh.
Ưu điểm của công nghệ UV là khả năng khử trùng diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả, lên tới 99,99%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tia UV có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến trong nước như E.coli, Coliform, Cryptosporidium, Giardia… mà không cần sử dụng hóa chất độc hại.
Ngoài ra, công nghệ UV cũng rất thân thiện với môi trường do không sinh ra bất kỳ sản phẩm phụ nào trong quá trình xử lý nước. Đèn UV cũng có tuổi thọ cao, trung bình từ 8.000 – 12.000 giờ, tương đương với 2 – 3 năm sử dụng liên tục.
Tuy nhiên, nhược điểm của UV là không có khả năng loại bỏ các tạp chất hòa tan, kim loại nặng, độc tố hóa học trong nước. Vì vậy, UV thường được sử dụng như một công đoạn xử lý cuối cùng, kết hợp với các công nghệ lọc khác như UF, RO, Nano,.. để đảm bảo nước sạch tuyệt đối.
Hiện nay, đèn UV thường được tích hợp sẵn trong các máy lọc nước cao cấp. Người dùng cũng có thể mua đèn UV rời để lắp thêm cho máy lọc nước sẵn có.
So Sánh Chi Tiết 5 Công Nghệ Lọc Nước
Dưới đây là bảng so sánh tổng quan về cơ chế hoạt động, hiệu quả lọc, nguồn nước áp dụng, nguồn năng lượng và tỷ lệ nước thải của 5 công nghệ lọc nước phổ biến để bạn có sự đánh giá lựa chọn phù hợp:
Công nghệ | Cơ chế hoạt động | Nguồn nước áp dụng | Chất lượng nước đầu ra | Năng lượng | Tỷ lệ nước thải |
RO | Màng lọc 0.0001 – 0.0005 μm, áp lực cao | Nước máy, giếng, mưa, phèn | Nước tinh khiết TDS 1-10 ppm, không còn khoáng | Điện | Cao |
Nano | Màng lọc 0.001 micron đến 0.01 micron (µm) | Nước máy thủy cục đạt chuẩn | Nước sạch về cảm quan, có chứa khoáng. TDS giảm ít 10%-20% nên chưa chắc đạt mức độ an toàn về ion hòa tan kim loại nặng | Không cần điện | Không xả thải |
UF | Màng lọc 0.01 micron đến 0.1 micron (µm), áp suất thấp | Nước máy thủy cục đạt chuẩn | Nước sạch về cảm quan, có chứa khoáng. TDS không thay đổi nên chưa chắc đạt mức độ an toàn về ion hòa tan kim loại nặng | Không cần điện | Không xả thải |
CDI | Màng điện cực, siêu hấp thu có chọn lọc | Nước máy, giếng, mưa, nhiễm phèn, nhiễm cứng, bị ô nhiễm kim loại nặng,… | Nước sạch, an toàn có khoáng tự nhiên. TDS giảm 30% -80% có thể điều chỉnh tùy nguồn nước. | Điện | Thấp |
UV | Tia cực tím 254 nm | Nước đã qua các bộ lọc khác | Nước đạt mức độ an toàn vi sinh, không an toàn về các chất hòa tan hoặc hữu cơ, clo dư | Điện | Không có |
Công Nghệ Lọc Nước Nào Tối Ưu Nhất?
Xét về tổng quan, công nghệ lọc nước CDI được xem là tối ưu nhất hiện nay, khắc phục tốt các nhược điểm về khả năng lọc, hiệu quả lọc và chi phí vận hành của các công nghệ lọc cũ. Cụ thể:
- Hiệu quả lọc cao: CDI có khả năng loại bỏ tới 99% các ion kim loại nặng gây hại như Asen, Chì, Thủy ngân, Cadimi,… đồng thời khử mùi, khử màu và các chất hữu cơ độc hại hiệu quả. CDI lọc sạch nước đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp theo QCVN 06-1:2010/BYT.
- Giữ lại khoáng chất tự nhiên: Khác với công nghệ RO loại bỏ hoàn toàn khoáng chất, CDI vẫn giữ lại được các khoáng chất cần thiết và có lợi cho cơ thể.
- Tiết kiệm chi phí, thân thiện môi trường: CDI thân thiện với môi trường do không sử dụng hóa chất, tiêu tốn ít năng lượng và lượng nước thải chỉ khoảng 5-20%.
- Phù hợp với nhiều nguồn nước: CDI phù hợp để xử lý các nguồn nước bị ô nhiễm nặng như nước nhiễm kim loại nặng, nước nhiễm phèn, nước cứng, nước có mùi, nước có màu,…
- Vận hành, bảo trì đơn giản: Hệ thống lõi lọc ít, độ bền cao nên quá trình vận hành và bảo trì đơn giản.
Nếu nguồn nước bị ô nhiễm, muốn có nước sinh hoạt sạch – khỏe – an toàn với chi phí vận hành thấp thì CDI là sự đầu tư phù hợp. Công nghệ CDI đang ngày càng nhận được sự ủng hộ, quan tâm, nghiên cứu trên khắp thế giới nhờ các ưu điểm vượt trội về chất lượng nước, hiệu năng và tính thân thiện môi trường.
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Công Nghệ Lọc Nước
Tại sao nên sử dụng máy lọc nước thay vì đun sôi nước để uống?
Đun sôi nước chỉ có thể diệt khuẩn nhưng không loại bỏ được các tạp chất hòa tan, kim loại nặng, hóa chất độc hại. Trong khi đó, máy lọc nước với công nghệ RO, Nano, UF, CDI,… có thể loại bỏ tới hơn 99% tạp chất, cho nguồn nước sạch và an toàn hơn.
Ngoài ra nước đun sôi để nguội khi tiếp xúc ngoài không khí có tỉ lệ tái nhiễm khuẩn cao nên thường được khuyến cáo sử dụng tốt nhất sau 2h và tối đa là 24h
Nên chọn máy lọc nước theo tiêu chí nào?
Để chọn được máy lọc nước phù hợp, bạn cần dựa trên các tiêu chí sau:
- Chất lượng nước đầu vào: Xác định nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng là gì (nước máy, nước giếng khoan, nước mưa) mức độ ô nhiễm như thế nào (phèn, cứng, nhiễm kim loại nặng,…) để chọn công nghệ lọc phù hợp. Có thể nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm bằng cảm quan (thông qua màu sắc, mùi vị, cặn lắng,…) dùng bút test nhanh hoặc gửi mẫu xét nghiệm đến viện dịch tễ.
- Công nghệ lọc nước: Sau khi đã xác định sơ những lo ngại về nước nguồn thì chúng ta cân nhắc lựa chọn công nghệ có thể xử lý được các vấn đề lo ngại trên trong 5 công nghệ đã được trình bày ở trên.
- Nhu cầu sử dụng: Cân nhắc số lượng thành viên trong gia đình, lượng nước tiêu thụ hàng ngày để chọn công suất phù hợp. Nếu chỉ sử dụng nước để nấu ăn, uống thì có thể chọn máy công suất nhỏ. Nếu dùng nước cho cả sinh hoạt, tắm giặt thì nên chọn máy lọc tổng có công suất lớn.
- Nguồn điện và không gian lắp đặt: Một số công nghệ như RO, CDI đòi hỏi nguồn điện để vận hành. Bạn cần chuẩn bị ổ cắm gần vị trí lắp máy. Bên cạnh đó, tùy diện tích và vị trí lắp đặt mà chọn máy có kích thước phù hợp.
- Thương hiệu và chế độ hậu mãi: Để đảm bảo chất lượng và độ bền, bạn nên ưu tiên các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nhiều người tin dùng. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hành, bảo trì và dịch vụ sau bán hàng cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc.
- Ngân sách đầu tư: Các dòng máy sử dụng công nghệ lọc khác nhau sẽ có mức giá chênh lệch. Bạn nên cân đối tài chính và lựa chọn sản phẩm vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp với túi tiền.
- Chi phí vận hành: Nếu muốn tiết kiệm chi phí vận hành, nên ưu tiên các hệ thống lọc ít lõi, lõi lọc bền, tiết kiệm điện, xả thải thấp,…
Vệ sinh và bảo dưỡng máy lọc nước như thế nào đúng cách?
Những lưu ý vệ sinh và bảo dưỡng máy lọc nước đúng cách:
- Thay lõi lọc định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường từ 3-12 tháng tùy loại lõi.
- Kiểm tra, bảo trì máy 6 tháng – 1 năm/lần để đảm bảo hoạt động ổn định.
Tuổi thọ trung bình của một chiếc máy lọc nước là bao lâu?
Với việc bảo trì, thay lõi định kỳ, máy lọc nước thường có tuổi thọ từ 5-10 năm.
Có nên chọn máy lọc nước chứa khoáng?
Có. Bởi vì nước khoáng chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như Canxi, Magie, Kali,… đem lại rất nhiều lợi ích như:
- Cân bằng chất điện giải.
- Ổn định huyết áp.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Giúp xương khớp chắc khỏe.
Đặc biệt với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người tập thể thao, việc bổ sung nước khoáng thường xuyên rất có lợi.
Nếu muốn sử dụng nguồn nước chứa khoáng, bạn nên ưu tiên công nghệ CDI, Nano, UF hoặc chọn các dòng RO có chức năng bù khoáng nhân tạo.
Máy lọc nước có lọc được nước nhiễm dầu mỡ, xăng dầu không?
Công nghệ RO và CDI có khả năng lọc được nước nhiễm dầu mỡ, xăng dầu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên với nguồn nước ô nhiễm nặng, cần phải có hệ thống lọc tiền xử lý như bể lắng, bể lọc than hoạt tính trước khi đưa qua hệ thống lọc chính.
Máy lọc nước có tích hợp được các tính năng khác không?
Ngoài chức năng lọc nước, nhiều máy hiện nay còn tích hợp thêm các tính năng như:
- Làm nóng, làm lạnh nước uống.
- Bơm hút sâu, hút khô, tự ngắt khi thiếu nước.
- Đèn báo thay lõi, đèn UV diệt khuẩn.
- Vòi lấy nước 3 trong 1 (lạnh, nóng, nguội).
- Màn hình hiển thị chất lượng nước, lưu lượng nước.
- …
Nên thay lõi lọc nước bao lâu một lần?
Tùy vào chất lượng nước đầu vào và lượng nước sử dụng, các lõi lọc thường có tuổi thọ như sau:
- Lõi PP 5 micron: 3-6 tháng.
- Lõi than hoạt tính: 6-12 tháng.
- Lõi UF: 12-24 tháng.
- Màng RO: 24-36 tháng.
- Màng Nano: 12-24 tháng.
- Lõi CDI: 36-62 tháng.
- Đèn UV: 12 tháng.
Nếu thấy nước lọc có mùi, vị lạ hoặc lưu lượng nước giảm thì nên thay lõi sớm hơn.
Địa chỉ nào cung cấp máy lọc nước CDI chất lượng nhất hiện nay?
Maxdream là thương hiệu uy tín chuyên cung cấp các giải pháp lọc nước tiên tiến, ứng dụng công nghệ CDI hiện đại. Với hơn 13 năm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lọc CDI trên nguồn nước Việt Nam, Maxdream đã phát triển thành công các dòng máy lọc nước chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Ưu điểm vượt trội của máy lọc nước Maxdream CDI:
- Lọc sạch sâu: Loại bỏ hiệu quả các tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng, vi sinh vật có hại trong nước, bảo vệ sức khỏe người dùng.
- Giữ lại khoáng chất: Nước sau khi lọc vẫn giữ được các khoáng chất vi lượng có lợi cho cơ thể.
- Tiết kiệm chi phí: Máy có số lượng lõi lọc ít (4 lõi), tuổi thọ lõi lọc dài (lõi chính CDI có độ bền đến 5 năm), tỷ lệ xả thải thấp (5-20%), giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
- Thiết kế hiện đại: Kiểu dáng hiện đại, phù hợp với mọi không gian nội thất.
- Dễ dàng sử dụng: Hoạt động đơn giản, dễ dàng lắp đặt và thay thế lõi lọc.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Maxdream cung cấp dịch vụ tư vấn, lắp đặt và bảo hành tại nhà tận tâm, chuyên nghiệp.
Các dòng sản phẩm nổi bật của Maxdream:
- Máy lọc nước Maxdream CDI gia đình DB01: Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho gia đình 2-4 người.
- Máy lọc gia đình Maxdream CDI DB02: Thiết kế nâng cấp với màn hình hiển thị cảnh báo thay lõi tiện lợi.
- Máy lọc nước để gầm Maxdream DG01: Tiết kiệm không gian, phù hợp với những khu bếp nhỏ.
- Máy lọc nước nóng lạnh Maxdream CDI NL01: Cung cấp nước nóng và lạnh tiện lợi, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
- Máy lọc tổng Maxdream CDI S01: Lọc nước cho toàn bộ ngôi nhà, đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
- Máy lọc tổng đầu nguồn Maxdream CDI C01: Lọc nước ngay từ nguồn đầu vào, có thể lắp đặt ngoài trời với đa dạng công suất lọc.
- Máy lọc nước mưa Maxdream CDI: Biến nước mưa thành nước sạch an toàn để sử dụng.
Liên hệ Maxdream để được tư vấn và hỗ trợ!