Fraud Blocker

Nước khoáng là gì? Nước khoáng và nước tinh khiết khác nhau thế nào?

Vẫn còn nhiều tranh cãi nên sử dụng nước khoáng hay nước tinh khiết để uống hàng ngày? Vậy nước khoáng là gì? Sự khác nhau của nước khoáng và nước tinh khiết là gì? Hãy cùng Maxdream tìm hiểu qua bài viết này để có thể phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết nhé.

Nước khoáng tinh khiết

Điểm giống nhau giữ nước khoáng & nước tinh khiết

Theo như quy định: nước khoáng hay nước tinh khiết đóng chai đều phải sạch nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước khoáng lẫn nước tinh khiết ngay không cần đun sôi.

Nước sạch theo quy định ở đây được hiểu là được khử trùng, đảm bảo vệ sinh và các chỉ tiêu kim loại nặng theo QCVN6-1:2010/BYT.

Cả hai loại nước đều có thể dùng để giải khát hàng ngày, sử dụng được cho mọi đối tượng cả người lớn lẫn trẻ em, thay thế hoàn toàn cho nước đun sôi để nguội.

Nước-khoáng
Nước khoáng

Điểm khác nhau giữa nước khoáng và nước tinh khiết là gì?

Nguồn gốc, thành phần trong nước

Các phương pháp truyền thống để có nước khoáng và nước tinh khiết
Các phương pháp truyền thống để có nước khoáng và nước tinh khiết
  • Nước tinh khiết:

Nước tinh khiết được tạo ra từ hệ thống lọc nước thẩm thấu ngược RO từ nhiều nguồn nước khác nhau như nước máy thủy cục, nước giếng, nước ngầm… Nước tinh khiết là loại nước loại bỏ tạp chất lẫn khoáng chất, gần như là nước cất.

  • Nước khoáng: 
  1. Có nguồn gốc tại các con suối, mạch nước ngầm thiên nhiên, được xử lý vô trùng và thông thường đóng chai tại nguồn. Nguồn nước chưa bị ô nhiễm và quá trình xử lý vô trùng không can thiệp quá sâu nên vẫn giữ lại hàm lượng khoáng chất cao.
  2. Sử dụng hệ thống lọc nước siêu hấp thu CDI thay cho RO để lọc sạch tạp chất, đảm bảo vệ sinh mà không mất đi nguồn khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Như vậy dễ hiểu thì nước khoáng loại bỏ các thành phần có hại mà vẫn giữ lại khoáng chất tự nhiên.

Đặc biệt với Máy lọc nước Maxdream lọc độc giữ khoáng, bạn hoàn toàn có thể tạo ra dòng nước vừa sạch vừa giữ lại dinh dưỡng quý giá trong nước.

Xem thêm: Nên uống nước lọc hay nước đóng chai

Giá cả và dinh dưỡng

Nen-dung-nuoc-khoang-hay-nuoc-tinh-khiet
Nên dùng nước khoáng hay nước tinh khiết để nấu ăn?
  • Nước tinh khiết được tinh lọc hết các khoáng chất nên không còn giá trị dinh dưỡng.
  • Nước khoáng  chứa các vi khoáng có lợi cho sức khỏe nên thường có giá cao hơn.

Có nên ăn uống toàn bằng nước tinh khiết? – Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Lưu ý khi sử dụng nước khoáng / nước tinh khiết

Không nên sử dụng hoàn toàn nước tinh khiết cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Chỉ nên sử dụng khoảng 50% nhu cầu hàng ngày trong các trường hợp đột xuất, di chuyển, hội họp…

Có thể sử dụng nước khoáng hoàn toàn cho nhu cầu hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rất đa dạng loại nước khoáng với hàm lượng khác nhau thích hợp cho từng đối tượng khác nhau.

Hàm lượng khoáng phù hợp cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn được khuyên dùng là 30 – 200 ppm (được đo bằng TDS – tổng nồng độ chất rắn hòa tan). Để dễ so sánh thì nước tinh khiết thường có hàm lượng khoáng TDS dưới 15 ppm.

Nhiều người vẫn lầm tưởng bút đo TDS là "bút đo nước sạch" nhưng không phải nhé.
Nhiều người vẫn lầm tưởng bút đo TDS là “bút đo nước sạch” nhưng không phải nhé.

Kết luận

Hẳn bạn đã biết nước khoáng là gì và cách phân biệt nước khoáng và nước tinh khiết cùng các lợi ích mang lại rồi đúng không?

Dù nước khoáng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên có lựa chọn phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Đa số sản phẩm trên thị trường VN là nước tinh khiết (TDS < 15ppm) hoặc nước khoáng có TDS > 300 ppm.

Để sử dụng hàng ngày với TDS trong khoảng bổ sung an toàn 30 – 200 ppm, bạn có thể tham khảo máy lọc nước Maxdream tạo nguồn nước giữ khoáng tại nhà.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC