Fraud Blocker

Sông ngòi dày đặc nhưng Việt Nam thiếu nước sạch

Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới đang đối diện với biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn năng lượng, đặc biệt là nước. Khan hiếm nước, đặc biệt là nước sạch tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động. Theo nghiên cứu, khoảng 20% dân cư tại Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch.

Thực trạng khan hiếm nước tại Việt Nam

Với lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu là 4.000m3/người/năm, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia thiếu nước theo đánh giá của Hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Trong khi đó, nước ta lại là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, tài nguyên nước được đánh giá là phong phú bao gồm cả nguồn nước mặt và nước ngầm thì đây được xem như một nghịch lý.

Theo thống kê của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường 

Tại Việt Nam, mức độ ô nhiễm và thiếu nguồn nước sạch đang trong tình trạng báo động. Tình trạng thiếu nước, hạn hán hiện diễn biến phức tạp tại nhiều nơi cả thành thị lẫn nông thôn.
Nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, xâm nhập mặn trên diện rộng do việc các chất thải từ sản xuất, sinh hoạt, khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước. Hầu hết đô thị lớn đều bị ô nhiễm nguồn nước ngầm, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Xem thêm khảo sát nguồn nước tại HCM.

O Nhiem Nguon Nuoc Tại Ha Noi
Người dân Hà Nội khổ sở xếp hàng để mong có được nước sạch sử dụng

Thời tiết nắng nóng khiến lượng nước tiêu thụ tăng lên. Nhiều khu vực tại các thành phố phải chịu cảnh cắt nước sinh hoạt khiến nhiều hộ dân ‘trở tay không kịp’ trong việc tích trữ nước sinh hoạt. Mất nước kéo dài khiến cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn.

Nước nhiễm mặn

Vùng ven biển miền Trung, tỉnh thuộc vùng cực nam Trung Bộ là Bình Thuận và Ninh Thuận đang đối mặt với khan hiếm nước sạch do nguồn nước đang ngày càng bị xâm nhập mặn nghiêm trọng, kết quả của quá trình nước biển ngày càng dâng cao. Không đủ nước dùng trong sinh hoạt, hàng chục ngàn gia đình ở những vùng đang bị hạn hán của tỉnh Bình Thuận phải sống trong điều kiện ăn ở kém vệ sinh.

Ngư dân ven biển tại các tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang do thiếu nước thậm chí còn phải mua nước với giá từ 70.000 đến 100.000 đồng/m3 để sinh hoạt hàng ngày. Tham khảo: Xử lý nước nhiễm mặn bằng công nghệ CDI

2egrthyjuki8l90;o[-987654
Nước nhiễm mặn khiến cuộc sống người dân khu vực bị đảo lộn

Đợt hạn hán bất thường

Đợt hạn hán khốc liệt nhất trong chục năm qua. Ninh Thuận vào trung tuần tháng tư vừa qua được cho biết là nơi khó khăn nhất về nước trong đợt hạn hán vừa qua tại tỉnh này nói riêng và ở nhiều nơi tại Việt Nam nói chung.

142255bien-doi-khi-hau-kho-han-va-xam-nhap-man-tan-pha-kien-giang-1551503117286295314192
Tình trạng hạn hán bất thường ảnh hưởng nặng đến người dân, nông nghiệp

Nông nghiệp tại các khu vực từ miền Trung cho đến Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long đang gánh chịu khô hạn bất thường. Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến sản xuất dẫn đến nguy cơ thiếu nước sạch phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng ngàn héc ta cây trồng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới.

Hậu quả do thiếu nước sạch

Theo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì sử dụng nguồn nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém.

Hàng năm, có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư, 250.000 người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.

Trên thực tế, tại một số địa phương, các ca nhiễm ung thư, viêm nhiễm ở phụ nữ do sử dụng nguồn nước ô nhiễm chiếm đến gần 40%.

Nguyên nhân thiếu nước sạch tại Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng công tác bảo vệ môi trường không được thực hiện đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước.
Sức ép lên môi trường nước lưu vực sông ngày càng lớn do phát triển kinh tế xã hội. Sản phẩm từ công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, phế thải,… đã dẫn đến tình trạng nước tại các lưu vực sông đang bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.

E2r3t4htym5y4egrht

Việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng, gây xói mòn đất và đồng thời làm cho nguồn nước cạn kiệt, tình trạng thiếu nước sạch đang có xu thế gia tăng.

Nước là nguồn tài nguyên có vai trò đặc biệt trong sự sinh tồn và phát triển của con người. Chính vì vậy, mỗi người cần bảo vệ tài nguyên nước, tiết kiệm và sử dụng hợp lý, đó là cách để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC