Fraud Blocker

Ứng dụng công nghệ CDI Việt Nam có gì khác biệt?

Công nghệ CDI đã được nhiều quốc gia phát triển ứng dụng và kiểm nghiệm là vậy nhưng với mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi nguồn nước CDI lại có sự khác biệt.

Vậy với nguồn nước ở Việt Nam, CDI có gì khác biệt? 

Trước khi nói đến sự khác biệt của công nghệ CDI Việt Nam thì phải kể đến hiện trạng nguồn nước của Việt Nam có gì khác so với các quốc gia phát triển khác và người đã mang công nghệ CDI này tới người Việt, là cha đẻ của công nghệ CDI – có bằng sáng chế riêng tại Việt Nam chính là Tiến Sĩ Đỗ Hữu Quyết. 

Đầu tiên, về nguồn nước của Việt Nam có ưu điểm gì cho công nghệ CDI  

Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị.

Thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con song chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Ô nhiễm mặt nước sống
Ô nhiễm mặt nước sông

Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có một đoạn song chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan ( 0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống.

Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác…

Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng bằng bắc bộ và đồng bằng song Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do việc chon lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng quy cách.

Ô nhiễm nước biển
Ô nhiễm nước biển

Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm…

Tóm lại nguồn nước của Việt Nam đang đứng trên tình trạng đa ô nhiễm đáng báo động. Kể cả qua các quy trình xử lý nước cấp của nhà máy nước cũng không đảm bảo được 100% nước an toàn cho sức khỏe người sử dụng buộc phải sử dụng thêm công nghệ lọc nước sạch để sử dụng. Trong đó CDI là một trong những công nghệ được nghiên cứu ứng dụng. 

Về cha đẻ công nghệ CDI Việt Nam

Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết được biết đến công nghệ CDI – trên nền tảng là công nghệ siêu tụ điện khi còn là sinh viên đang bảo vệ luận án tiến sĩ tại Mỹ, nhưng không trực tiếp tìm hiểu tại Mỹ do không cùng đề tài nghiên cứu của anh lúc bấy giờ. Sau khi tốt nghiệp và lấy bằng tiến sĩ năm 2014 tại trường đại học Florida – Mỹ, Tiến Sĩ quyết định trở về đầu tư chất xám để phát triển đất nước Việt Nam tại trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, với nhiều đề tài nghiên cứu sáng giá. 

Đến năm 2016, năm đỉnh điểm của hạn mặn các tỉnh miền Tây, nguồn nước bị nhiễm mặn nghiêm trọng làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Các báo chí đưa tin và các chuyên đề nghiên cứu khắc phục hạn mặn cũng được các nhà khoa học bắt đầu triển khai gắt gao hơn. Đúng thời điểm ấy, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết mới tìm hiểu sâu hơn về công nghệ CDI qua các tài liệu các quốc gia và bắt đầu mày mò ứng dụng vào nguồn nước tại Việt Nam. 

Năm 2017, phiên bản máy lọc nước lợ công nghệ CDI đầu tiên được ra đời . Lọc được nước lợ 2000ppm nhưng công suất lại rất thấp, chỉ đủ dùng cho nhu cầu ăn uống mà chi phí đầu tư lại quá cao. Mà nhu cầu phục vụ cho hạn mặn lại chỉ kéo dài đỉnh điểm trong 3 tháng mùa khô làm cho bài toán về đầu tư của người dân trở nên khó khăn. 

Nhưng cũng trong thời gian nghiên cứu ứng dụng công nghệ CDI trên nền tảng lọc nước lợ, TS Quyết đã phát hiện ra khả năng ưu việt của CDI trong việc xử lý chất rắn hòa tan trong nước (TDS) với đặc điểm nổi bật LỌC ĐỘC – GIỮ KHOÁNG TỰ NHIÊN mà không một công nghệ nào hiện nay có thể thực hiện. Bên cạnh đó nước thải và số lõi lọc sử dụng cực kì ít giúp tối giản chi phí và tiết kiệm tài nguyên nước nguồn cho quốc gia. 

Bắt đầu từ năm 2018, TS Quyết đã bắt đầu nộp bằng sáng chế công nghệ CDI trong việc lọc nước đầu nguồn đa ô nhiễm ở Việt Nam và năm 2019 đã được cấp sáng chế chính thức. 

Với công nghệ CDI, nguồn nước người Việt sẽ được:

  • Xử lý triệt để chất độc trong nước: ion kim loại nặng trong nước (nitrat, nitrit, kẽm, sắt, đồng…)  và ion âm độc hại (AsO2, AsO3, NO2, NO3, SO4 …) 
  • Tiết kiệm tài nguyên nước quốc gia với tỷ lệ nước thải cực thấp (chỉ 10%) 
  • Tối giản nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường bởi các lõi lọc khó phân hủy 
  • Lọc được đa dạng nguồn nước: nước giếng, nước máy, nước nhiễm phèn, nước vôi, nước lợ…. 
  • Giữ khoáng tự nhiên trong nước (không sử dụng bù khoáng) tốt cho sức khỏe người sử dụng 

Để biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc tư vấn về công nghệ vui lòng liên hệ hotline 08 888 70968 

Maxdream – Giải pháp ấn tượng vì môi sinh 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC