Fraud Blocker

Các Chỉ Số Và Thông Số Chính Đánh Giá Chất Lượng Nước

Chất lượng nước là một khái niệm tổng hợp, bao gồm các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của nước, quyết định sự phù hợp của nguồn nước cho các mục đích khác nhau. Nước có chất lượng tốt khi và chỉ khi đáp ứng được các yêu cầu sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp, thủy lợi,… Tuy nhiên, chất lượng nước hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính của nguồn nước tự nhiên và tác động của con người.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 2 tỷ người trên toàn cầu không có nguồn nước sạch để sử dụng. 

Để đánh giá chất lượng nước một cách toàn diện và chính xác, người ta sử dụng một hệ thống các chỉ số và thông số đo lường như: 

  • Chỉ số vật lý: nhiệt độ, màu sắc, mùi vị, độ đục, độ dẫn điện của nước.
  • Chỉ số hóa học: pH, TDS, độ cứng, DO, COD, BOD5, hàm lượng ion, kim loại nặng.
  • Chỉ số vi sinh: Coliform, E. coli, Pseudomonas aeruginosa,… trong nước.

Bạn nên tham khảo tiêu chuẩn chất lượng nước của các tổ chức uy tín thế giới WHO, EPA, EU, ISO,… hoặc các quy chuẩn của Việt Nam như QCVN 01-1:2018/BYT, QCVN 6-1:2010/BYT,… 

Có thể kiểm tra chất lượng nước bằng các phương pháp truyền thống, dùng bộ test nhanh tại nhà hoặc gửi mẫu phân tích nước tại phòng thí nghiệm để xác định chất lượng nước đang sử dụng.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các chỉ số và thông số chính về chất lượng nước, giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước. Đừng bỏ qua nhé.

Các chỉ số đánh giá chất lượng nước
Các chỉ số đánh giá chất lượng nước

Tổng Quan Về Chất Lượng Nước Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng

Chất lượng nước là tập hợp các đặc tính lý, hóa, sinh học của nước, thể hiện sự phù hợp của nguồn nước với mục đích sử dụng cụ thể. Chất lượng nước quyết định sự sống và phát triển của các sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. 

Nguồn nước bao gồm nước mặt (sông, hồ, suối), nước ngầm, và nước khí quyển. Chất lượng của các nguồn nước này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: 

  • Yếu tố tự nhiên: Thành phần địa chất, khí hậu, thời tiết là những yếu tố tự nhiên tác động đến chất lượng của nguồn nước.
  • Hoạt động con người: Nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt đều có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ, việc sử dụng quá nhiều phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm do dư lượng hóa chất.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), nông nghiệp chiếm tới 70% lượng nước sử dụng trên toàn cầu, và là nguồn gây ô nhiễm nước chính do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước

Chất Lượng Nước Có Các Chỉ Số Và Thông Số Quan Trọng Nào?

Những chỉ số quan trọng của chất lượng nước bao gồm: chỉ số vật lý, chỉ số hóa học, chỉ số vi sinh.

1. Các chỉ số lý học

Nhiệt độ, màu sắc, mùi vị, độ đục và độ dẫn nhiệt là những chỉ số lý học quan trọng của chất lượng nước.

Chỉ số Ý nghĩa Giải thích
Nhiệt độ Ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, hoạt động sinh học Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến nhiều yếu tố, bao gồm khả năng hòa tan oxy, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật và hiệu quả xử lý nước.
Màu sắc Xác định trực quan mức độ ô nhiễm Nước sạch thông thường không màu. Nước có màu vàng, nâu hoặc đen thường do các chất hữu cơ, sắt, mangan hoặc các tạp chất khác gây ra.
Mùi vị Phát hiện các chất lạ, độc hại Nước sạch không có mùi vị. Nước có mùi lạ thường do các chất hữu cơ, khí clo hoặc các hóa chất khác gây ra.
Độ đục Đánh giá lượng chất rắn lơ lửng Nước sạch có độ đục thấp. Nước có độ đục cao thường do các hạt lơ lửng, vi sinh vật hoặc các tạp chất khác gây ra.
Độ dẫn điện Là các ion mang điện tích trong nước  nó bao gồm ion kim loại nặng và cả những khoáng chất tự nhiên trong nước. Tùy vào đặc tính nguồn nước: nước máy, nước giếng, nước sông, hoặc nước lọc mà độ dẫn diện sẽ có ý nghĩa khác nhau. Thông thường độ dẫn điện cao của nước đã qua lọc thì thể hiện nước có nhiều khoáng chất.

2. Các thông số hóa học

Những thông số hóa học quan trọng của chất lượng nước bao gồm: pH, TDS, độ cứng, DO, COD, BOD5, hàm lượng ion, kim loại nặng.

Những thông số hóa học quan trọng của chất lượng nước
Những thông số hóa học quan trọng của chất lượng nước

Độ pH

Độ pH là thước đo tính axit hay bazơ của nước. Nước sạch an toàn cho người sử dụng theo tổ chức y tế WHO có độ pH trung tính 6.5 – 7.5. Nước có độ pH quá thấp (axit) hoặc quá cao (bazơ) có thể gây hại cho sức khỏe con người và các sinh vật sống trong nước.

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

TDS là tổng các chất rắn hòa tan trong nước bao gồm: muối, khoáng và cả những chất độc, ion kim loại nặng không nhìn thấy bằng mắt thường. TDS cao hay thấp thực chất chưa thể hiện nhiều đến chất lượng nước mà còn phải xem xét nguồn nước là gì? đã qua xử lý hay chưa? công nghệ xử lý là gì?. 

TDS nước sử dụng sinh hoạt thông thường theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01:2018/BYT sẽ < 1000mg/l. Thường TDS từ 1000 – 10.000 thì nước sẽ bị nhiễm lợ, TDS > 10.000 thì là nhiễm mặn.

Ví dụ: Nước biển có hàm lượng TDS trung bình khoảng 35.000 ppm, trong khi nước mưa có hàm lượng TDS thấp hơn, chỉ khoảng 10 ppm.

Độ cứng

Độ cứng là thước đo hàm lượng các ion canxi và magie hòa tan trong nước. 

  • Nước mềm: 0 mg/l – 50 mg/l.
  • Nước hơi cứng: 50 mg/l – 150 mg/l.
  • Nước cứng: 150 mg/l – 300 mg/l.
  • Nước rất cứng: lớn hơn 300 mg/l.

Nước có độ cứng cao trên 300 ppm không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều vấn đề như: đóng cặn trong đường ống nước, giảm hiệu quả sử dụng xà phòng và làm giảm hương vị của thực phẩm. 

Oxy hòa tan (DO)

Chỉ số oxy hòa tan (DO) là yếu tố sống còn của sinh vật thủy sinh. Nồng độ DO < 2 mg/L gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy sinh. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, giá trị DO ≥ 6 mg/L đối với nước mặt loại A1.

Nhu cầu oxy hóa học (COD): 

Nhu cầu oxy hóa học (COD) là chỉ số đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, giá trị COD ≤ 10 mg/L đối với nước mặt loại A1Nghiên cứu tại sông Nhuệ – Đáy cho thấy nồng độ COD dao động từ 12,8 – 677,4 mg/L, chứng tỏ mức độ ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng.

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) là chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm hữu cơ dễ phân hủy. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, giá trị BOD5 ≤ 4 mg/L đối với nước mặt loại A1Tại sông Tô Lịch, nồng độ BOD5 giao động từ 45 – 225 mg/L, gấp 11 – 56 lần so với quy chuẩn.

Hàm lượng các ion

Các ion như Nitrat (NO3-), Phốt phát (PO43-), Amoni (NH4+),… là các chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa, làm tăng sinh khối tảo, rong, làm giảm chất lượng nước. 

  • Amoni (NH4+): Chỉ thị ô nhiễm hữu cơ và phân. Nồng độ NH4+ > 0,1 mg/L ảnh hưởng đến mùi vị của nước. Theo QCVN 01:2009/BYT, hàm lượng NH4+ ≤ 3 mg/L.
  • Nitrat (NO3-): Nồng độ NO3- > 50 mg/L gây nguy cơ methemoglobin ở trẻ sơ sinh. QCVN 01:2009/BYT quy định hàm lượng NO3- ≤ 50 mg/L.
  • Photphat (PO43-): Gây hiện tượng phú dưỡng. Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, hàm lượng PO43- ≤ 0,1 mg/L đối với nước mặt loại A1.

Kim loại nặng

Các kim loại nặng như Asen, Chì, Thủy ngân,… có nguồn gốc từ hoạt động công nghiệp, gây độc hại cho sinh vật và con người.

  • Chì (Pb): Gây độc cho thần kinh, thận. Tiêu chuẩn của WHO và QCVN 01:2009/BYT quy định hàm lượng Pb ≤ 0,01 mg/L.
  • Thủy ngân (Hg): Gây tổn thương não, thận. Giới hạn của WHO và QCVN 01:2009/BYT là 0,001 mg/L.
  • Asen (As): Gây ung thư da, phổi, bàng quang. Hàm lượng As ≤ 0,01 mg/L theo WHO và QCVN 01:2009/BYT.

3. Các chỉ số vi sinh vật

Các chỉ số vi sinh vật quan trọng bao gồm: Coliform, E. coli, Pseudomonas aeruginosa,…

  • Coliform: Vi khuẩn chỉ thị ô nhiễm phân. Sự hiện diện của Coliform trong nước cho thấy nguy cơ ô nhiễm từ phân người và động vật, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đường ruột. Theo QCVN 01:2009/BYT, nước ăn uống phải có tổng số Coliform không vượt quá 0 CFU/100mL.
  • E. coli: Vi khuẩn gây bệnh đường ruột. Khi số lượng E. coli trong nước vượt quá 100 CFU/100mL, người sử dụng có nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn. Theo báo cáo của UNICEF, hơn 1.800 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do các bệnh liên quan đến nước bẩn và vệ sinh kém.
  • Pseudomonas aeruginosa: Vi khuẩn cơ hội gây nhiễm trùng. QCVN 01:2009/BYT quy định P. aeruginosa = 0 CFU/100mL. Nghiên cứu tại Hải Phòng phát hiện 12,5% mẫu nước máy nhiễm P. aeruginosa.

Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Nào Phổ Biến Hiện Nay?

Các tổ chức quốc tế và quốc gia đều đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước

1. Tiêu chuẩn chất lượng nước phổ biến trên thế giới

Trên thế giới, các tổ chức nổi tiếng như WHO, EPA, EU, ISO,… đều có tiêu chuẩn chất lượng nước riêng. Cụ thể:

  • Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): WHO Guidelines for drinking-water quality là hướng dẫn về chất lượng nước uống do WHO ban hành, được sử dụng làm cơ sở cho nhiều quốc gia trên thế giới để xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nước uống của riêng mình.
  • Tiêu chuẩn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA): National Primary Drinking Water Regulations là tiêu chuẩn chất lượng nước uống của Hoa Kỳ, quy định các mức tối đa cho phép đối với các chất ô nhiễm trong nước uống.
  • Tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (EU): Drinking Water Directive là tiêu chuẩn chất lượng nước uống của EU, quy định các mức tối đa cho phép đối với các chất ô nhiễm trong nước uống và các yêu cầu về xử lý nước.
  • Tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO): ISO 11858:2007 Water quality – Sampling – Guidance for the selection of sampling methods là tiêu chuẩn quốc tế về lấy mẫu nước, cung cấp hướng dẫn về cách lựa chọn phương pháp lấy mẫu phù hợp cho các mục đích sử dụng khác nhau.

2. Quy chuẩn chất lượng nước tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các quy chuẩn chất lượng nước phổ biến gồm: QCVN 01-1:2018/BYT, QCVN 6-1:2010/BYT, QCVN 09:2023/BTNMT và QCVN 08:2023/BTNMT.

  • QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. 
  • QCVN 6-1:2010/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống trực tiếp. 
  • QCVN 09:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. 
  • QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Kiểm Tra Và Đánh Giá Chất Lượng Nước Theo Phương Pháp Nào?

Có nhiều phương pháp kiểm tra chất lượng nước, từ truyền thống đến hiện đại, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng. 

1. Phương pháp truyền thống

Những phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng nước truyền thống gồm: thông qua cảm quan, phương pháp hóa học, phương pháp vật lý, phương pháp sinh học.

  • Cảm quan: Đây là phương pháp đơn giản nhất, dựa vào thị giác, khứu giác và vị giác để đánh giá màu sắc, mùi vị và độ trong của nước. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể phát hiện các chất ô nhiễm vô hình.
  • Phương pháp hóa học: Sử dụng các phản ứng hóa học, chỉ thị màu để xác định thành phần, hàm lượng các chất trong nước.
  • Phương pháp vật lý: Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đo các thông số như nhiệt độ, độ đục, độ dẫn điện của nước.
  • Phương pháp sinh học: Sử dụng các sinh vật chỉ thị như tảo, động vật không xương sống để đánh giá mức độ ô nhiễm nước.

2. Phương pháp hiện đại

Những phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng nước hiện đại gồm: bộ test nhanh tại nhà hoặc phân tích nước tại phòng thí nghiệm.

  • Bộ test nhanh tại nhà: Đây là các bộ test đơn giản, dễ sử dụng, giúp người dùng tự kiểm tra nhanh một số chỉ tiêu cơ bản của nước sinh hoạt như pH, độ cứng, hàm lượng Clo dư,…
  • Phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm: Đây là phương pháp chính xác và đáng tin cậy nhất hiện nay. Các mẫu nước được lấy về phòng thí nghiệm và phân tích bằng các thiết bị chuyên dụng như máy đo quang phổ, sắc ký khí, sắc ký lỏng,… 

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, năm 2020, cả nước có 1.032 phòng thí nghiệm được chỉ định thực hiện quan trắc môi trường nói chung và chất lượng nước nói riêng.

Các phương pháp kiểm tra chất lượng nước
Các phương pháp kiểm tra chất lượng nước

Bảng so sánh các phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng nước:

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Cảm quan Đơn giản, nhanh, rẻ Không chính xác, chỉ đánh giá sơ bộ
Hóa học Nhanh, rẻ, dễ thực hiện Đòi hỏi kiến thức hóa học
Vật lý Chính xác, khách quan Đắt tiền, đòi hỏi trang thiết bị
Sinh học Phản ánh tác động tổng hợp lên hệ sinh thái Đòi hỏi chuyên gia sinh học
Test nhanh Đơn giản, nhanh, dễ sử dụng Chỉ đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản
Phòng thí nghiệm Chính xác, đáng tin cậy nhất Tốn thời gian, chi phí cao

Việc lựa chọn phương pháp kiểm tra chất lượng nước phù hợp phụ thuộc vào mục đích sử dụng nước, điều kiện kinh tế – kỹ thuật và trình độ nhân lực. Tuy nhiên, xu hướng chung là ứng dụng các phương pháp hiện đại, tự động hóa và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao độ chính xác và tin cậy của kết quả. 

Những Câu Hỏi Liên Quan Về Chỉ Số, Thông Số Về Chất Lượng Nước

1. Các chất nào gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến tại Việt Nam?

Các chất gây ô nhiễm nguồn nước phổ biến tại Việt Nam bao gồm: kim loại nặng như sắt, mangan, đồng; khí độc hại như hydro sunfua (H2S), ozon (O3), carbon monoxide (CO), sunfur dioxide (SO2), nitơ oxide (NOx); các hóa chất và khoáng chất nguy hiểm như asen, cadimi, chì, thủy ngân; các chất ô nhiễm khác như bụi bẩn, hạt hữu cơ và vô cơ, muối, nitrat, vi khuẩn, canxi,…

2. Ai là người chịu trách nhiệm giám sát chất lượng nước?

Trách nhiệm giám sát chất lượng nước thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các đơn vị cấp nước cũng có trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước cung cấp.

  • Bộ Y tế: Phụ trách giám sát chất lượng nước sinh hoạt.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phụ trách giám sát chất lượng nước mặt, nước dưới đất và nước thải.
  • Các cơ quan quản lý địa phương: Phụ trách giám sát chất lượng nước trên địa bàn.

3. Tại sao chỉ số TDS lại quan trọng?

Chỉ số TDS quan trọng vì nó phản ánh tổng lượng các khoáng chất, muối và các ion kim loại độc hại hòa tan trong nước. Nước có hàm lượng TDS cao thường có vị mặn hoặc đắng, và có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Gây đóng cặn trong đường ống nước và các thiết bị gia dụng.
  • Giảm hiệu quả sử dụng xà phòng.
  • Gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người có bệnh tim mạch, huyết áp cao.

Do đó, việc kiểm tra chỉ số TDS là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng nước an toàn cho sinh hoạt.

4. Phương pháp lọc tổng đầu nguồn nào xử lý nước cứng hiệu quả?

Công nghệ trao đổi ion và công nghệ CDI có thể xử lý nước cứng hiệu quả bằng cách loại bỏ các ion canxi và magie gây ra độ cứng.

  • Lọc trao đổi ion: Phương pháp này sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion để loại bỏ các ion canxi và magie ra khỏi nước, giúp làm mềm nước.
  • Lọc CDI: Phương pháp này sử dụng công nghệ điện hóa khử ion để loại bỏ canxi, magie, các tạp chất độc hại, ion kim loại nặng,… ra khỏi nước, làm mềm nước và cho nước đầu ra sạch mà vẫn giữ lại được khoáng tự nhiên tốt cho sức khỏe.

5. Công nghệ lọc tổng nào xử lý nước phèn hiệu quả?

Hệ thống lọc thô đa tầng và công nghệ CDI có thể xử lý nước phèn hiệu quả:

  • Lọc thô đa tầng: Hệ thống này sử dụng các lớp vật liệu lọc khác nhau để loại bỏ cặn lửng, phèn và các tạp chất khác ra khỏi nước. Tuy nhiên, mức độ lọc chỉ sơ bộ.
  • Lọc CDI: Phương pháp này sử dụng công nghệ điện hóa khử ion để loại bỏ sắt, mangan và các tạp chất khác ra khỏi nước, giúp xử lý hiệu quả nước phèn.

6. Xử lý nguồn nước có mùi bằng cách nào?

Để xử lý nước có mùi, cần sử dụng bộ lọc than hoạt tính hoặc các công nghệ lọc hiện đại để loại bỏ các chất hữu cơ và mùi vị không mong muốn.

Bảng so sánh ưu nhược điểm các công nghệ lọc hiện nay:

Công nghệ Ưu điểm Nhược điểm
RO – Lọc sạch triệt để, loại bỏ hoàn toàn tạp chất, vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất. 

– Nước đầu ra đạt chuẩn Bộ Y Tế.

– Loại bỏ khoáng chất, cần bổ sung. 

– Tốn điện, nước thải.

Nano Giữ khoáng chất, hoạt động tự nhiên, không cần điện. Công suất thấp, khe lọc lớn (giữ ion kim loại nặng).
UF Loại bỏ cặn bẩn, chất hữu cơ, tiết kiệm chi phí. Không loại bỏ hết chất độc hại, ion kim loại nặng.
CDI Giữ khoáng chất, loại bỏ kim loại nặng, chất độc hại,… cho nước đầu ra uống được trực tiếp tốt cho sức khỏe. Công suất thấp hơn RO, Nano, UF.

7. Công nghệ nào lọc kim loại nặng trong nước hiệu quả?

Công nghệ lọc RO và CDI có thể loại bỏ kim loại nặng trong nước một cách hiệu quả. 

  • Lọc thẩm thấu ngược RO: Phương pháp này sử dụng màng RO có kích thước khe hở rất nhỏ để loại bỏ các kim loại nặng, vi khuẩn, virus và các tạp chất khác ra khỏi nước. Điểm trừ của RO là lọc hết các khoáng chất có lợi, cho nước đầu ra tinh khiết.
  • Lọc điện siêu hấp thu CDI: Phương pháp điện phân lực hút siêu hấp thu để hút các kim loại nặng, các chất độc hại ra khỏi nước. Công nghệ này giữ được các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

8. Lưu ý gì khi lắp đặt máy lọc nước cho gia đình?

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chọn mua máy lọc nước để đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu sử dụng:

  • Kiểm tra nguồn nước của gia đình: Nên kiểm tra các chỉ số nước để xem mức độ ô nhiễm của nguồn nước như thế nào và xác định loại máy lọc nước phù hợp.
  • Ưu tiên các thương hiệu uy tín: Ưu tiên các thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực máy lọc nước, vì họ đã có nghiên cứu chuyên sâu và khẳng định được chất lượng sản phẩm.
  • Chọn công nghệ lọc phù hợp: Tìm hiểu về các công nghệ lọc nước như RO, Nano, UF, CDI… để chọn loại phù hợp với nguồn nước và nhu cầu sử dụng của gia đình.
  • Xác định công suất lọc cần thiết: Dựa trên số lượng thành viên và mức tiêu thụ nước để chọn máy có công suất lọc tương ứng.
  • Kiểm tra chất lượng nước đầu ra: Đảm bảo máy lọc nước có chứng nhận nước đầu ra đạt chuẩn uống trực tiếp của Bộ Y tế.
  • Tìm hiểu chính sách bảo hành, hậu mãi: Nên chọn sản phẩm có chính sách bảo hành tốt và dịch vụ hậu mãi chu đáo từ nhà cung cấp.
  • So sánh giá cả hợp lý: Cân nhắc giá cả của các sản phẩm, chọn mức giá phù hợp với ngân sách nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
  • Tham khảo ý kiến người dùng: Tìm hiểu review, đánh giá từ người dùng trước về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của đơn vị cung cấp.

Và quan trọng nhất là nên chọn mua máy lọc nước tại các đại lý uy tín, có cam kết về hàng chính hãng, chính sách lắp đặt và bảo hành tận nơi để được hỗ trợ tốt nhất.

9. Đơn vị nào cung cấp máy lọc nước chất lượng, đảm bảo các chỉ số về chất lượng nước?

Maxdream tự hào là thương hiệu tiên phong ứng dụng công nghệ lọc điện siêu hấp thu CDI vào máy lọc nước tại Việt Nam, đảm bảo các chỉ số về chất lượng nước. Với hơn 13 năm kinh nghiệm, Maxdream đã mang đến giải pháp lọc nước sạch – khỏe – giá tốt cho hàng triệu gia đình và đơn vị tổ chức trên khắp cả nước.

Ưu điểm nổi bật của công nghệ CDI
Ưu điểm nổi bật của công nghệ CDI

Ưu điểm vượt trội của máy lọc nước Maxdream CDI:

  • Giữ lại khoáng chất tự nhiên: Công nghệ CDI giúp giữ lại các khoáng chất tự nhiên có lợi trong nước mà không cần bổ sung khoáng nhân tạo.
  • Thân thiện môi trường: Tỷ lệ xả nước thải cực thấp, chỉ từ 5-20%, góp phần bảo vệ tài nguyên nước.
  • Lọc sạch đa dạng nguồn nước: Máy lọc nước Maxdream CDI có khả năng xử lý tốt các nguồn nước khó như nước cứng, nước phèn, nước có mùi và chứa kim loại nặng.
  • Khắc phục nhược điểm của công nghệ cũ: Công nghệ CDI giúp cải thiện chất lượng nước và tiết kiệm chi phí vận hành so với các công nghệ lọc truyền thống.

Lý do chọn Maxdream:

  • Đa dạng sản phẩm: Maxdream cung cấp nhiều dòng máy lọc nước cho gia đình, máy lọc tổng và giải pháp lọc nước cho sản xuất, công nghiệp.
  • Cam kết chất lượng: Nước đầu ra từ máy lọc nước Maxdream đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp của Bộ Y Tế.
  • Vận hành tiết kiệm: Máy lọc nước CDI thân thiện môi trường, tiết kiệm điện năng và chi phí nhờ tỉ lệ xả thải thấp, lõi lọc ít và bền.
  • Giá cả minh bạch, cạnh tranh: Maxdream cam kết giá cả rõ ràng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Bảo hành dài hạn, hỗ trợ trọn đời: Khách hàng được bảo hành dài hạn và hỗ trợ bảo trì trọn đời khi sử dụng sản phẩm của Maxdream.

Các sản phẩm nổi bật của Maxdream:

thong so chat luong nuoc 7

thong so chat luong nuoc 8

thong so chat luong nuoc 9

thong so chat luong nuoc 10

thong so chat luong nuoc 11

thong so chat luong nuoc 12

Đội ngũ kỹ thuật của Maxdream sẽ trực tiếp đến tận nơi để kiểm tra nguồn nước, khảo sát và tư vấn kỹ lưỡng. Từ đó, Maxdream sẽ đưa ra giải pháp lắp đặt tối ưu nhất cho từng khách hàng. Hãy liên hệ ngay với Maxdream để được hỗ trợ tận tình và trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC