Fraud Blocker

Máy lọc nước CDI, ion kiềm, RO: Loại nào tốt? Nên mua loại nào?

Có nhiều sự lựa chọn phải chăng là tốt? Điều này dường như không đúng với phần lớn người dùng khi phải lựa chọn 1 trong 3 dòng máy lọc nước hiện nay, bao gồm: Máy lọc nước CDI, máy lọc nước ion kiềm và máy lọc nước RO. Có thể nói, cách tốt nhất để người dùng đưa ra lựa chọn đúng đắn là đánh giá từng công nghệ lọc của máy, thay vì nghe những thông tin thiếu chuẩn xác từ lời quảng cáo của nhân viên cửa hàng và thậm chí là những chuyên gia, bác sĩ chia sẻ vì lợi ích cá nhân.

Hiện nay, các chiêu trò quảng cáo hoa mỹ cho những dòng máy lọc nước vẫn tràn lan trên thị trường online và offline. Do vậy, người dùng vẫn chưa khỏi băn khoăn và lo lắng khi đưa ra quyết định cuối cùng.

1. Thị trường máy lọc nước hiện nay

Vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao có phải là nguyên nhân khiến thị trường máy lọc nước ngày càng trở nên đa dạng? Có thể nói, sự đa dạng này mang đến cho người dùng nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm nhưng mặt trái đi kèm chính là nỗi băn khoăn, lo lắng khi họ không hiểu rõ về công nghệ và bị “mắc bẫy” bởi những chiêu trò quảng cáo sai lệch từ các nhà cung cấp. 

Một trong những hậu quả dễ thấy nhất là người dùng rơi vào tình huống mua phải những dòng máy lọc nước kém chất lượng, thiếu an toàn… vì cả tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ, phóng đại.

Người dùng trở nên hoang mang khi có nhiều dòng máy lọc nước khác nhau trên thị trường
Người dùng trở nên hoang mang khi có nhiều dòng máy lọc nước khác nhau trên thị trường

Sau thời gian đồng hành cùng khách hàng để mang đến giải pháp nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống, Maxdrem đã biết được nhiều tình huống trớ trêu mà người dùng gặp phải trong quá trình lăn tăn tìm kiếm cho mình một thiết bị lọc nước đảm bảo chất lượng nhưng giá cả vẫn ở mức hợp lý. 

Chị T.H và chiêu trò quảng cáo của nhân viên cửa hàng máy lọc nước

Câu chuyện của chị T.H sinh sống tại Quận 11, TP. HCM như một hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người khi có ý định tìm hiểu và sử dụng máy lọc nước. 

Vốn là người hiểu rõ mối nguy hại của tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đặc biệt quan tâm đến chất lượng cuộc sống gia đình, chị T.H đã tìm hiểu giải pháp giúp cải thiện nguồn nước trong ăn uống, sinh hoạt. Thay vì tìm hiểu thông tin trên các diễn đàn xã hội, chị đã quyết định đến trực tiếp cửa hàng được hàng xóm giới thiệu để được tư vấn trực tiếp, nhanh chóng. 

Và không có gì bất ngờ khi chị đồng ý mua ngay một chiếc máy lọc nước trước những lời quảng cáo đầy thuyết phục của nhân viên về đặc điểm ưu việt của máy lọc nước như: tính gọn nhẹ, thiết bị có tuổi thọ lâu, chất lượng nước đảm bảo, khả năng tiết kiệm cao…. 

Thời gian đầu, máy hoạt động khá tốt và không có bất kỳ trục trặc nào. Tuy nhiên, khoản phí chi trả cho điện, nước trong gia đình có sự chênh lệch đáng kể khiến chị bắt đầu quan tâm đến mức tiêu thụ điện năng và lượng nước thất thoát do máy gây ra. Cho đến tháng thứ 4, chị nhận thấy các thiết bị hoạt động yếu đi ảnh hưởng đến quá trình vận hành chung của máy, đáng lo hơn cả là chất lượng nước có sự biến đổi về màu sắc, mùi vị… dù không quá rõ nhưng nếu để ý chúng ta vẫn có thể thấy được khác biệt so với giai đoạn đầu. 

Những biến đổi về chất lượng nước sau một thời gian sử dụng. Nguồn: Internet
Những biến đổi về chất lượng nước sau một thời gian sử dụng. Nguồn: Internet

Khi tìm hiểu thông tin trên mạng cũng như liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp, chị mới phát hiện mình đã mất cảnh giác về những nhược điểm của máy khi nghe những lời quảng cáo khéo léo từ nhân viên cửa hàng. Không còn cách nào khác, chị phải đầu tư khoản phí để bảo trì những thiết bị không thể sử dụng nữa và song song đó là chi phí điện, nước tiêu hao hằng tháng chị vẫn phải chi trả đều đặn.

“Tiền mất tật mang” vì cả tin vào chiêu trò quảng cáo sai lệch

Nhiều đơn vị cung cấp đã lợi dụng tính năng của các dòng máy lọc nước để thần thánh hóa sản phẩm, không tiếc lời quảng cáo, biến máy lọc nước trở thành “liều thuốc” có thể chữa bách bệnh như huyết áp, dạ dày, ung thư… nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đối với những người thiếu cảnh giác, họ sẽ dễ dàng tiếp nhận thông tin và nghĩ rằng điều này là đúng. Số còn lại sẽ có thái độ nghi ngờ và hoang mang vì những thông tin có phần phí lý trong kiến thức công nghệ, y học.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, phó chủ tịch hội dinh dưỡng Việt Nam, cũng nhấn mạnh với mọi người về việc nên phân biệt rõ rằng nước không phải là thuốc chữa bệnh. Vì thế, mọi lời quảng cáo có thể là những thông tin không chính xác và cần phải chọn lọc thông tin khi lắng nghe.

Và để biết rõ chất lượng của một máy lọc nước như nào người tiêu dùng nên tìm hiểu các yếu tố cơ bản như: 

  • Máy sử dụng công nghệ lọc nước nào: RO, Nano, UF, CDI….  (Ở đây mình không nhắc ion kiềm vì thực tế ion kiềm không được tính là công nghệ LỌC nước mà chỉ là chức năng tạo kiềm của máy nên người dùng phải cân nhắc khi mua máy kiềm thường phải kèm theo bộ lọc nước phù hợp kẻo tiền mất tật mang). Công nghệ sẽ quyết định chất lượng nước được xử lý ở mức độ như nào. 
  • Giấy chứng nhận chất lượng máy lọc nước đạt tiêu chuẩn máy lọc nước quốc gia được phép phân phối trên thị trường.   
  • Chất lượng nước sau khi xử lý: Nước tinh khiết, nước có khoáng tự nhiên, nước bù khoáng,….
  • Số lượng các lõi lọc trong máy: Đây là yếu tố quyết định chi phí vận hành sau này của máy. Lõi ít thay thế ít, lõi nhiều thay thế nhiều. 

***Lưu ý: Trong một máy lọc nước cơ bản chỉ có 4 lõi là có chức năng lọc nước. Các lõi còn lại sẽ là các lõi lọc chức năng bổ sung (giống như gia vị để nêm nếm món ăn được ngon hơn). Nên không phải nhiều lõi lọc sẽ lọc sạch – rất nhiều người tiêu dùng đang hiểu sai và nhân viên tư vấn cũng không biết cách tư vấn dẫn đến mua máy nhiều cấp lọc nhưng dùng một thời gian thì chi phí thay thế cao và hơn hết là bị quên không kiểm soát được thời gian thay lõi làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước sử dụng. 

  • Thời gian thay thế của các lõi lọc: Vấn đề này đảm bảo cho việc hoạt động lâu dài của máy lọc. Một máy lọc cho chất lượng nước đảm bảo thì đồng nghĩa với việc chủ nhân của nó cũng phải chú ý chăm sóc bảo dưỡng hoặc thay thế các lõi lọc định kỳ.   

2. Các công nghệ lọc phổ biến hiện nay

Công nghệ lọc nước RO 

Công nghệ RO (Reverse Osmosis – Thẩm thấu ngược) là công nghệ lọc nước tinh khiết được phát minh bởi nhà khoa học Oragin. Nó được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu cho ngành hàng hải và vũ trụ của Mỹ ở những năm thập niên 60. Đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

Công nghệ lọc RO mang lại nguồn nước tinh khiết gần như tuyệt đối nhờ các lỗ lọc có kích thước siêu nhỏ, chỉ 0,0001 mirco met. Tuy nhiên, hiệu suất lọc của hệ thống lọc phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khác như: nguồn nước đầu vào, chế độ vận hành…

Hệ thống lọc của công nghệ thẩm thấu ngược RO
Hệ thống lọc của công nghệ thẩm thấu ngược RO

Không phải ngẫu nhiên mà công nghệ RO được sử dụng rộng rãi, mọi người biết đến công nghệ RO nhờ những ưu điểm nổi bật như: mang lại nguồn nước tinh khiết phù hợp ứng dụng trong hoạt động sản xuất công nghiệp (nhất là sản xuất linh kiện điện tử cần nguồn nước tinh khiết và siêu tinh khiết), nước có thể uống trực tiếp sau khi lọc và đặc biệt là khả năng lọc đa dạng các nguồn nước đầu vào như: nước sông, nước lợ, nước giếng khoan… 

Bên cạnh những ưu điểm trên, công nghệ RO cũng có những hạn chế khác mà người dùng cần lưu ý. Nước tinh khiết mà công nghệ RO mang lại không hẳn xấu nhưng người dùng cần xem xét mục đích sử dụng của mình là gì, vì nước tinh khiết không giữ lại những khoáng chất tốt cho sức khỏe như magie, canxi… Do vậy, sử dụng nước tinh khiết lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe, đồng thời gây ra tình trạng thiếu chất khoáng để duy trì những hoạt động trong cơ thể. 

(Trích nguồn: https://tuoitre.vn/co-nen-an-uong-toan-bang-nuoc-tinh-khiet-167854.htm)

Một nhược điểm khác của RO không chỉ ảnh hưởng đến người dùng mà còn là nỗi lo quốc gia chính là tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên nước do tỷ lệ lọc thải cao ở mức 50% – 50%. Công nghệ RO đòi hỏi áp lực lớn để bơm tăng áp trong quá trình hoạt động, do vậy mức điện năng tiêu thụ cho công nghệ này khá cao. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ phải chi trả mức chi phí cao cho tiền điện, nước hằng tháng.

Công nghệ điện phân ứng dụng cho máy ion kiềm

Máy tạo kiềm, máy ion kiềm hay ở Việt Nam cũng có đơn vị gọi là máy lọc nước ion kiềm là dòng máy có sử dụng công nghệ điện phân nhằm mang lại nguồn nước có tính kiềm (pH >8) giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia hàng đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất dòng máy ion kiềm. 

Cấu tạo của máy ion kiềm bao gồm lõi lọc nguyên khối (thường là công nghệ UF) và buồng điện phân. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm từng vai trò khác nhau, lõi lọc UF có khả năng lọc các cặn bẩn lửng lơ có kích thước lớn ở nước đầu vào thành nguồn nước đã được xử lý (nhưng nói về hiệu quả xử lý lọc nước của UF ở nguồn nước Việt Nam còn khá thấp vì UF không xử lý được các chất hòa tan, kim loại nặng như Asen, Đồng, Chì, Kẽm, Sắt, Nitrat, Nitrit, Thủy Ngân…. trong nước mà chỉ đơn thuần là làm trong nước chính vì thế Ion Kiềm ở Nhật Bản, Hàn Quốc phát triển rất mạnh nhưng có nhiều gia đình ở Việt Nam mua về nhưng chỉ sử dụng được tầm mấy tháng là máy bị hư điện cực hoặc tắc màng, nó không nằm ở công nghệ xử lý mà nó nằm ở chất lượng nguồn nước thực tế không phù hợp. Sau khi nước được xử lý ở lõi lọc sẽ đi vào buồng điện phân chứa nhiều lớp điện cực tham gia vào quá trình điện phân, tách nước dưới dạng OH- và H+

Một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ điện phân ứng dụng cho máy ion kiềm là tạo ra nước có độ pH đa dạng, nước ion kiềm có tính ổn định cao. Cụ thể, nước ion kiềm có độ pH từ 8.5 – 9.5 tốt cho sức khỏe vì nó dễ hấp thu vào cơ thể giúp trung hòa các axit dư cân bằng cơ thể. Hay nước có độ pH từ 10 trở lên được xếp vào nhóm nước kiềm mạnh có khả năng bóc tách hóa chất cao, phù hợp để rửa rau củ hoặc loại bỏ hóa chất dư thừa trong rau củ. Còn những loại nước ion axit, tức độ pH <7, có thể dùng cho các hoạt động liên quan đến chăm sóc da như: làm sạch, cân bằng, se khít lỗ chân lông…

Bên cạnh những ưu điểm trên, máy lọc nước ion kiềm vẫn còn những hạn chế nhất định. Có thể thấy, nhược điểm lớn nhất là giá thành cao so với các công nghệ lọc khác. Với loại máy được trang bị lõi lọc tạo ion kiềm sẽ có giá dao động từ 7 – 10 triệu VND, còn loại cao cấp có các tấm điện cực đi kèm thì mức giá lên đến vài chục triệu thậm chí là hàng trăm triệu đồng. Đây là mức giá không phải đối tượng khách hàng nào cũng tiếp cận được. 

Hơn nữa, công nghệ này khá “kén chọn” nguồn nước đầu vào, không phải bất kỳ nguồn nước máy, nước giếng khoan… cũng có thể lọc được. Do vậy, người dùng cần đảm bảo nguồn nước đầu vào, nói cách khác là nguồn nước phải được xử lý đạt chuẩn trước đó.

Công nghệ lọc nước CDI 

CDI (Capacitive Deionization) là công nghệ lọc nước siêu hấp thu tĩnh điện. Trong một lõi CDI sẽ gồm nhiều lớp điện cực được tích điện âm và dương để tạo một điện trường siêu hấp thu, hút các ion hòa tan trong nước như chất độc hại, kim loại nặng như Asen, Đồng, Chì, Kẽm, Sắt, Nitrat, Nitrit, Thủy Ngân… đồng thời giữ lại 50% các khoáng tự nhiên trong nước tốt cho người dùng. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ CDI mà không phải bất kỳ công nghệ nào cũng làm được.

Cấu tạo cơ bản của một máy lọc nước CDI gồm 4 lõi lọc: 

  • Lõi tiền lọc : xử lý các chất bẩn lửng lơ, huyền phù 
  • Lõi than hoạt tính: Hấp thụ các chất hữu cơ, màu mùi lạ trong nước 
  • Lõi CDI: Lọc chọn lọc ion hòa tan để LOẠI ĐỘC và GIỮ KHOÁNG KIỀM THIÊN NHIÊN 
  • Lõi diệt khuẩn: Lọc chặn các xác vi khuẩn  

Điểm khác biệt lớn của công nghệ CDI so với các công nghệ truyền thống khác là CDI không sử dụng màng lọc cơ học. Do đó, nó có thể khắc phục những nhược điểm thường gặp như: tắc nghẽn mạng lọc, yêu cầu áp lực nước lớn, xả nhiều nước thải hay độ bền màng lọc/lõi lọc thấp…

Cơ chế lọc nước ưu việt của công nghệ CDI
Cơ chế lọc nước ưu việt của công nghệ CDI

Công nghệ CDI có khả năng giữ nước sau khi lọc lên đến 90% và lõi lọc CDI kéo dài đến 10 năm nếu được bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ đúng cách. Hơn nữa, điện năng tiêu thụ cho hệ thống lọc thấp, tương đương với 1 bóng đèn. Do đó, người dùng có thể tiết kiệm chi phí điện, nước trong sinh hoạt. 

Ngoài ra công nghệ CDI được khẳng định là công nghệ duy nhất lọc chọn lọc ion hòa tan trong nước hiệu quả. Dựa vào tính dẫn điện của các ion trong nước để loại bỏ tối đa các ion độc hại và ion kim loại nặng đồng thời giữ lại được các ion khoáng kiềm thiên nhiên như Natri, Kali, Canxi, Magie, Selen….cần thiết cho cơ thể. 

Giá máy lọc CDI cũng khá hợp lý, rất dễ để đầu tư cho gia đình sử dụng hàng ngày trong việc uống trực tiếp và nấu ăn.  

Về nhược điểm máy lọc nước CDI cũng có một vài hạn chế về mẫu mã chưa đa dạng, công nghệ do người Việt Nam nghiên cứu 100% trên nguồn nước của Việt Nam nên không có một nền tảng quốc tế hóa và ít được mọi người biết đến. 

Ngoài ra, ông Trần Quốc Bình, chuyên gia công nghệ sinh học, Giám đốc công ty sinh học Việt Quốc Thịnh, cho biết cục của công nghệ CDI này “không lọc được 100% các vi sinh vật”, và ở quy mô công nghiệp nếu có thể kết hợp thêm công nghệ ozone để lọc vi sinh sẽ xử lý triệt để hơn. (Theo express.net)

Nhưng nói về xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới thì đây có thể được coi là công nghệ nổi bật của tương lai trong thời gian tới dựa trên số bằng sáng chế nghiên cứu công nghệ CDI của các nước trên thế giới theo biểu đồ dưới đây. 

Tốc độ phát triển của các công nghệ có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm
Tốc độ phát triển của các công nghệ có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm

3. Kết luận 

Bản chất máy lọc nước là để giải quyết những vấn đề của nguồn nước, đồng thời hướng tới mục tiêu chung là tạo ra nguồn nước có chất lượng an toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau, bao gồm: cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất… Tuy nhiên, mỗi công nghệ đều có những ưu, nhược điểm riêng nên người dùng cần phải tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn nhu cầu.Phần lớn người dùng sẽ chọn những công nghệ sở hữu nhiều ưu điểm, đồng thời các nhược điểm đi kèm không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng sinh hoạt hoặc ngân sách dự trù ban đầu. 

Sau những thông tin chi tiết về ưu, nhược điểm của dòng máy lọc CDI, máy lọc nước ion kiềm và máy lọc nước RO, chắc hẳn bạn đã dễ dàng so sánh và biết được đâu là lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Chính vì thế, quyết định cuối cùng là ở bạn.

Máy lọc nước là cần thiết nhưng đầu tư như thế nào để đảm bảo sức khỏe cũng như tương xứng với chi phí bỏ ra đó là quyết định ở bạn. Hy vọng bài viết đã giúp cho bạn rõ hơn về thị trường 3 dòng máy lọc nước đang phổ biến nhất hiện nay.  

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC