
HÀNH TRÌNH 13 NĂM THẤU HIỂU NƯỚC VIỆT
HƠN 1000 THÍ NGHIỆM TRÊN
100% NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM


- 5 NĂM: Học tập và nghiên cứu tại đại học Floria – Mỹ
- 8 NĂM: Nghiêm cứu công nghệ, thí nghiệm và phát triển sản phẩm hoàn thiện tại Việt Nam
NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Máy lọc CDI của Quyết xử lý hiệu quả các chất ion hòa tan trong nước có kích thước siêu nhỏ ứng dụng hiệu quả trong lọc nước siêu tinh khiết. Bên cạnh đó thì công nghệ này cũng khá ít nước thải và lõi lọc mang lại hiệu quả bền lâu.
Giáo sư Nguyễn Hữu Lâm
Viện trưởng viện vật lý kỹ thuật ĐH Bách Khoa Hà Nội
Máy lọc CDI của Quyết xử lý hiệu quả các chất ion hòa tan trong nước có kích thước siêu nhỏ ứng dụng hiệu quả trong lọc nước siêu tinh khiết. Bên cạnh đó thì công nghệ này cũng khá ít nước thải và lõi lọc mang lại hiệu quả bền lâu.
Giáo sư Nguyễn Hữu Lâm
Viện trưởng viện vật lý kỹ thuật ĐH Bách Khoa Hà Nội
SỰ CÔNG NHẬN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN THÔNG BÁO CHÍ UY TÍN
TP.HCM thúc đẩy lan tỏa giải pháp sản xuất xanh và bền vững với công nghệ lọc nước mới
Ngày 9/5/2025, Trung tâm Khởi nghiệp Sáng tạo TP.HCM (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), phối hợp cùng Công ty Maxdream, đã tổ chức hội thảo công bố công nghệ CDIs cải tiến, 1 trong 5 dự án xuất sắc nhất tại cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM năm 2024” (GIC 2024)
Theo đó, sự kiện nhằm mục tiêu kết nối dự án với các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Minh Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp Sáng tạo TP.HCM, khẳng định rằng các giải pháp đổi mới sáng tạo hướng đến phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng thực tiễn, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Ông Hiếu nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, với quyết tâm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, cùng cam kết đồng hành cùng cộng đồng khoa học và khởi nghiệp, Trung tâm sẽ tiếp tục chủ động thúc đẩy kết nối các sáng kiến sáng tạo, hỗ trợ ươm tạo và thương mại hóa các ý tưởng mang tính đột phá, nhằm đưa các giải pháp xanh vào thực tế đời sống và sản xuất”.
Tại hội thảo, Ts. Đỗ Hữu Quyết – Nhà sáng lập Công ty Maxdream giới thiệu giải pháp lọc nước tiên tiến do doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển, hiện đã được ứng dụng tại một số nhà máy trong lĩnh vực công nghệ cao.
Ông cho biết: “Bên cạnh hiệu quả lọc vượt trội, giải pháp của Maxdream đặc biệt chú trọng đến tính bền vững với khả năng tiết kiệm nước nhờ tỷ lệ thu hồi cao, đồng thời tiêu thụ điện năng thấp”.
Theo đại diện Trung tâm Khởi nghiệp Sáng tạo TP.HCM, dự án của Maxdream không chỉ thể hiện tính sáng tạo vượt trội mà còn chứng minh được tính khả thi trong triển khai thực tế, sẵn sàng nhân rộng và đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh tại TP.HCM cũng như các địa phương khác.
Trong phiên thảo luận, nhiều chuyên gia và đại biểu đã đánh giá cao vai trò thiết yếu của các giải pháp nước sạch, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu “xanh, an toàn” cho sản xuất.
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng và siết chặt bởi cơ quan quản lý nhà nước.
Trích nguồn: Báo doanh nhân Sài Gòn
Công bố công nghệ lọc nước CDIs cải tiến – Báo khoa học
Công nghệ lọc nước cải tiến CDIs do TS người Việt nghiên cứu phát triển
Ngày 9/5, Công ty Maxdream giới thiệu công nghệ lọc nước CDIs – phiên bản cải tiến từ công nghệ CDI tại hội thảo “Công bố công nghệ CDIs cải tiến – Tái định nghĩa lọc nước” diễn ra tại Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM.
Hội thảo là hoạt động nhằm tạo cơ hội kết nối dự án xuất sắc của Cuộc thi GIC 2024 đến các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác chiến lược trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở TP.HCM.

TS. Đỗ Hữu Quyết – nhà sáng lập Maxdream – cho biết bằng việc phát triển các công nghệ tiên tiến, Maxdream muốn mang đến nguồn nước có giá trị tốt hơn về mặt khoa học cho mọi người, đồng thời chi phí xử lý là hiệu quả và tiết kiệm.
“Công nghệ mới cho phép lọc sạch hơn nữa, gồm cả các phân tử hòa tan siêu nhỏ trong nước, hiệu quả nhờ cách xử lý chọn lọc, giúp nguồn nước điều chỉnh được các vi khoáng phù hợp với sức khỏe. Hiện chúng tôi vừa mang công nghệ này tới các hộ gia đình và cũng thực hiện xử lý nước trong các ngành công nghiệp công nghệ cao”, TS. Đỗ Hữu Quyết chia sẻ.

Trong khuôn khổ hội thảo, khách mời còn trao đổi và thảo luận với 2 chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng và phát triển bền vững là ThS.BS. Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI) và ThS. Nguyễn Minh Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM về những nội dung: lựa chọn nước uống phù hợp sức khỏe theo từng độ tuổi; vì sao nước sạch không chỉ cần tinh khiết mà còn phải giàu khoáng, dễ hấp thụ; phân tích những lợi ích khi uống nước có khoáng chất tự nhiên.
Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng chia sẻ về khoáng trong hội thảo:
Máy lọc nước Maxdream CDI/CDIs là 1 trong 5 dự án xuất sắc nhất ở Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM năm 2024” (Green Innovation Contest – GIC 2024).
Công nghệ CDI (Capacitive Deionization) là công nghệ khử ion hòa tan trong nước bằng cách áp dụng lực hút giữa hai điện cực, thường được làm bằng nano carbon.
So với các công nghệ như thẩm thấu ngược hay chưng cất, CDI được xem là công nghệ khử mặn nước lợ tiết kiệm năng lượng, đó là do CDI loại bỏ các ion muối khỏi nước, trong khi các công nghệ khác tách nước khỏi dung dịch muối.
Tại Shark Tank Việt Nam mùa 7, Maxdream từng thu hút sự quan tâm và đầu tư của shark Nga với công nghệ lọc nước CDI. Maxdream tiếp tục phát triển và giới thiệu CDIs mới – phiên bản cải tiến, vượt trội hơn.
Trích nguồn bài viết gốc: Báo khoa học phổ thông
Công nghệ lọc nước CDIs: Hướng tới tiêu chuẩn nước uống an toàn không hóa chất
Trích nguồn báo chí VietQ.vn: hội thảo công bố công nghệ CDIs có gì đặc biệt
Ngày 9/5, Công ty Maxdream đã giới thiệu công nghệ lọc nước CDIs – phiên bản cải tiến từ công nghệ CDI tại hội thảo “Công bố công nghệ CDIs cải tiến – Tái định nghĩa lọc nước” diễn ra ở Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM.
Hội thảo là hoạt động nhằm tạo cơ hội kết nối dự án xuất sắc của Cuộc thi GIC 2024 đến các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác chiến lược trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở TP.HCM.
TS. Đỗ Hữu Quyết, nhà sáng lập Maxdream cho biết: “Bằng việc phát triển các công nghệ tiên tiến, chúng tôi muốn mang đến nguồn nước có giá trị tốt hơn về mặt khoa học cho mọi người, đồng thời chi phí xử lý là hiệu quả, tiết kiệm. Công nghệ mới cho phép lọc sạch hơn nữa, gồm cả các phân tử hòa tan siêu nhỏ trong nước, hiệu quả nhờ cách xử lý chọn lọc, giúp nguồn nước điều chỉnh được các vi khoáng phù hợp với sức khỏe. Hiện chúng tôi vừa mang công nghệ này tới các hộ gia đình và cũng thực hiện xử lý nước trong ngành công nghiệp công nghệ cao”.
TS. Đỗ Hữu Quyết, nhà sáng lập Maxdream chia sẻ về công nghệ máy lọc nước tại Hội thảo.
Công nghệ lọc nước CDIs mới có gì?
Dự án máy lọc nước Maxdream CDIs (Capacitive Deionization Selective) là một trong năm dự án được đánh giá cao tại cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực phát triển bền vững tại TP.HCM năm 2024”, do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chủ trì. Công nghệ CDIs được kỳ vọng sẽ là giải pháp tiết kiệm năng lượng so với các phương pháp lọc nước truyền thống như thẩm thấu ngược hay chưng cất.
CDIs là công nghệ khử ion trong nước bằng điện trường, cho phép loại bỏ các chất ô nhiễm như ion kim loại nặng, clo dư, vi khuẩn… mà không cần sử dụng hóa chất. Điểm mới của phiên bản CDIs là lớp phủ điện cực có khả năng chọn lọc theo tính chất hóa lý và hóa trị, giúp giữ lại các khoáng chất thiết yếu như canxi, magie, kali… tùy theo nhu cầu xử lý từng nguồn nước. Đặc biệt các tấm điện cực CDIs cũng tạo ra điện trường lớn giúp tiêu diệt 99% vi khuẩn, vi rút có hại trong nước.
Theo Maxdream, nước sau xử lý bởi công nghệ CDIs đáp ứng tiêu chuẩn nước uống do Bộ Y tế ban hành. Đây là bước tiến đột phá giúp nâng cao chất lượng nước uống – không chỉ sạch mà còn giữ khoáng tự nhiên và chỉnh khoáng phù hợp, tiết kiệm năng lượng, hướng tới chuẩn sống khỏe – sống xanh.
Máy lọc nước Maxdream CDIs được kỳ vọng sẽ là giải pháp tiết kiệm năng lượng so với các phương pháp lọc nước truyền thống.
Maxdream chú trọng tính bền vững với công nghệ: tiết kiệm nước, điện, lõi lọc ít, giảm thiểu nước thải và tối ưu chi phí lâu dài, góp phần bảo vệ môi trường chuẩn ESG. Tiêu chuẩn nước sạch của Maxdream: loại bỏ độc tố, đạt chuẩn y tế; Giữ khoáng tự nhiên, tốt cho sức khỏe; Tiết kiệm nước, điện, lõi lọc; Vị tự nhiên, dễ uống.
Trong khuôn khổ Hội thảo, khách mời còn trao đổi và thảo luận với 2 chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng và phát triển bền vững là ThS. BS. Đặng Ngọc Hùng – Viện trưởng NRECI và ThS. Nguyễn Minh Hiếu – Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM về tiêu chuẩn nước uống, vai trò của vi khoáng trong sức khỏe và xu hướng ứng dụng công nghệ phù hợp với tiêu chí môi trường – xã hội – quản trị (ESG) trong doanh nghiệp.
Trích nguồn bài viết gốc: Tạp chí điện tử Chất Lượng Việt Nam
Máy lọc nước ‘lai’ do kỹ sư Việt chế tạo – VNExpress
Máy lọc nước CDIs_Hybrid phiên bản kết hợp công nghệ lọc cơ truyền thống và công nghệ lọc điện hiện đại có gì?
Maxdream DG01-S6 nằm trong số ít mẫu máy lọc nước kết hợp hai công nghệ lọc RO và CDI, được nghiên cứu và sản xuất trong nước.
DG01-S6 là mẫu máy lọc nước mới nhất hướng đến hộ gia đình, do đội ngũ kỹ sư người Việt, đứng đầu là tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết nghiên cứu chế tạo. Máy sử dụng hệ thống lọc theo công nghệ CDIs_Hybrid do Maxdream phát triển dựa trên CDIs (Capacitive Deionization Selective) kết hợp công nghệ thẩm thấu ngược (RO) phổ biến hiện nay. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất trong nước, dù một số lõi lọc vẫn phải nhập từ nước ngoài.
Câu chuyện phát triển công nghệ Việt của TS. Đỗ Hữu Quyết
Sinh năm 1983 và tốt nghiệp Đại học bang Florida (Mỹ), ông Quyết về nước năm 2013 để thực hiện giấc mơ “made in Vietnam”. Năm 2018, ông sáng lập VietdreamTech chuyên về hệ thống lọc nước, sau đó đổi tên là Maxdream năm 2020.
Dựa trên CDI – phương pháp lọc nước tiên tiến sử dụng lực hút tĩnh điện giữa các điện cực để loại bỏ ion hòa tan, tạp chất và vi khuẩn khỏi nước có từ 1960, ông và đội ngũ liên tục cải tiến và cho ra phiên bản CDIs mới hơn.
So với CDI, CDIs có thêm lớp màng chọn lọc giúp xử lý có chọn lọc ion hòa tan không nhìn thấy bằng mắt thường, ưu tiên loại bỏ các gốc N, S, Na (như nitrat, nitrit, amoni, Sulfua, Sunphat, Natri …) thường gặp trong nguồn nước Việt Nam mà vẫn giữ được một lượng lớn vi khoáng chất tự nhiên, đa dạng có sẵn trong nước. Đặc biệt các tấm điện cực CDIs cũng tạo ra điện trường lớn giúp tiêu diệt 99% vi khuẩn, vi rút có hại trong nước.
Ngoài ra, giải pháp lọc nước này cũng thân thiện với môi trường với cấu tạo ít lõi lọc, ít nước thải và ít điện năng dù chi phí phát triển sản phẩm vẫn cao hơn so với mặt bằng chung.
“Chúng tôi đã tốn 5 tỷ đồng cho hơn 1.000 lần phát triển và cải tiến sản phẩm”, ông Quyết nói. “Có những lúc căng thẳng vì sản phẩm liên tục bị lỗi, nhưng tôi luôn nói với nhóm rằng 1.000 thất bại trên chỉ là bệ đỡ cho thành công”.
Hiện Maxdream có khoảng 14 sản phẩm ứng dụng CDI, CDIs và giải pháp lai, chia thành ba danh mục máy lọc gia đình, máy lọc tổng đầu nguồn và các hệ thống giải pháp. Công ty cũng phát triển các hệ thống lọc nước siêu sạch, với tham vọng phục vụ cho các lĩnh vực như sản xuất bán dẫn, y tế…
Trích nguồn: Báo VNExpress
Lọc nước siêu sạch nhờ công nghệ CDIs
Công nghệ lọc nước Việt có xử lý được các vấn đề của nguồn nước Việt?
Sáng 9-5, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM (Saigon Innovation Hub) tổ chức Hội thảo “Công bố công nghệ CDIs cải tiến – Tái định nghĩa lọc nước”, nhằm giới thiệu, kết nối dự án xuất sắc của Cuộc thi GIC 2024 đến các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại TPHCM.

Dự án “Máy lọc nước Maxdream CDI/CDIs” do Công ty CP Maxdream (TP Thủ Đức) nghiên cứu là 1 trong 5 dự án xuất sắc nhất ở cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực phát triển bền vững trên địa bàn TPHCM năm 2024” (GIC 2024), do Sở KH-CN TPHCM chủ trì. Dự án đã hoàn thiện mô hình sản phẩm, chứng minh khả năng triển khai, có thể ứng dụng vào thực tiễn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của thành phố.

Khác biệt công nghệ CDIs: lọc thông minh loại bỏ độc hại nhưng vẫn giữ được khoáng tự nhiên
Tại hội thảo, đại diện Maxdream đã giới thiệu công nghệ CDIs do đơn vị nghiên cứu. Công nghệ này ứng dụng điện trường để loại bỏ ion và kim loại nặng, clo dư, vi khuẩn mà không cần hóa chất, đảm bảo nước sạch, giàu giá trị vi khoáng điện giải, dễ hấp thụ…Đặc biệt các tấm điện cực CDIs cũng tạo ra điện trường lớn giúp tiêu diệt 99% vi khuẩn, vi rút có hại cho nước sau lọc đạt chuẩn nước uống cao nhất của Bộ Y tế.
Ngoài ra, công nghệ CDIs có thể điều chỉnh tỷ lệ lọc ion một cách linh hoạt, đáp ứng nhu cầu lọc từng nguồn nước (nước giếng khoan, nước máy, nước nhiễm mặn), điều chỉnh được vị nước đậm – nhạt theo khẩu vị người dùng.
TS Đỗ Hữu Quyết, nhà sáng lập Maxdream cho biết, công nghệ mới cho phép lọc sạch hơn, bao gồm cả các phân tử hòa tan siêu nhỏ trong nước hiệu quả, nhờ cách xử lý chọn lọc, giúp nguồn nước điều chỉnh được các vi khoáng phù hợp với sức khỏe.

“Bằng việc phát triển các công nghệ tiên tiến, chúng tôi muốn mang đến nguồn nước có giá trị tốt hơn về mặt khoa học cho người sử dụng, đồng thời chi phí xử lý tiết kiệm, hiệu quả cao. Hiện chúng tôi đã đưa công nghệ này tới các hộ gia đình trên địa bàn TPHCM, Hà Nội để thử nghiệm và ứng dụng xử lý nước trong các ngành công nghiệp công nghệ cao tại một số nhà máy”, TS. Đỗ Hữu Quyết chia sẻ.
Đánh giá triển vọng công nghệ từ đại diện Trung Tâm khởi nghiệp Sáng tạo TPHCM
Theo Ths Nguyễn Minh Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM, hội thảo là hoạt động nhằm tạo cơ hội kết nối dự án xuất sắc của Cuộc thi GIC 2024 đến các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác chiến lược trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo ở TPHCM. Các dự án phát triển bền vững có đóng góp to lớn trong việc ứng dụng vào cuộc sống, giảm biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Dự án của Maxdream lọt vào top 5 của cuộc thi vì có tính ứng dụng cao, dự án được tham gia gói hỗ trợ tăng tốc với mức hỗ trợ tối đa lên đến 400 triệu đồng và nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ khác từ TPHCM.
Video chia sẻ về hành trình phát triển CDIs Việt Nam của Ts. Đỗ Hữu Quyết
Các sản phẩm công nghệ CDIs
- Máy lọc nước gia đình: Để gầm, để bàn, nóng lạnh
- Máy lọc tổng đầu nguồn: giảm TDS sau lọc theo dõi dễ dàng
- Máy lọc cho tổ chức, trường học
- Hệ lọc siêu tinh khiết: ngành dược, y tế, điện tử
- Máy lọc nước mưa
- Lọc nước công nghiệp: ngành thực phẩm, đồ uống
Trích nguồn bài viết: Báo Sài Gòn Giải Phóng
Báo nhân dân: CDIs-Công nghệ lọc nước Việt với nhiều ưu điểm vượt trội
Khám phá công nghệ lọc nước Việt
Sự kiện nhằm kết nối các dự án xuất sắc Cuộc thi GIC 2024 (Tìm kiếm giải pháp Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực phát triển bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024) đến các chuyên gia, nhà đầu tư và đối tác chiến lược trong hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Lọc nước công nghệ điện CDIs là một trong năm dự án xuất sắc nhất Cuộc thi GIC 2024 do Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Dự án mang tính sáng tạo cao, chứng minh được khả năng triển khai thực tế.
Theo Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết, nhà sáng lập Maxdream, bằng việc phát triển các công nghệ tiên tiến, lọc nước công nghệ điện CDIs đã mang đến nguồn nước có giá trị tốt hơn, chi phí xử lý cũng hiệu quả, tiết kiệm hơn.
![]() |
Quang cảnh hội thảo. |
“Công nghệ mới cho phép lọc sạch, gồm cả các phân tử hòa tan siêu nhỏ trong nước, hiệu quả nhờ cách xử lý chọn lọc, giúp nguồn nước điều chỉnh được các vi khoáng phù hợp với sức khỏe”, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết cho biết.
Điểm nổi trội của phương pháp lọc nước công nghệ điện CDIs là khử ion hòa tan trong nước bằng cách áp dụng lực hút giữa hai điện cực, thường được làm bằng nano cacbon.
Khác biệt của công nghệ CDIs với công nghệ truyền thống
So với các công nghệ như thẩm thấu ngược hay chưng cất, lọc nước công nghệ điện CDIs được xem là công nghệ khử mặn nước lợ tiết kiệm năng lượng do CDIs loại bỏ các ion muối khỏi nước, trong khi các công nghệ khác tách nước khỏi dung dịch muối.
Đồng thời, công nghệ này cũng sử dụng điện trường để loại bỏ ion và kim loại nặng, clo dư, vi khuẩn… mà không cần hóa chất, bảo đảm nước vừa sạch vừa giàu vi khoáng, dễ hấp thụ. Đặc biệt các tấm điện cực CDIs cũng tạo ra điện trường lớn giúp tiêu diệt 99% vi khuẩn, vi rút có hại cho nước sau lọc đạt chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y tế.
![]() |
Chuyên gia giới thiệu các thí nghiệm về tính hiệu quả lọc nước công nghệ điện CDIs. |
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, lọc nước công nghệ điện CDIs là bước tiến đột phá giúp nâng cao chất lượng nước uống, không chỉ sạch mà còn giữ khoáng tự nhiên và chỉnh khoáng phù hợp.
CDIs cũng chú trọng đến tính bền vững trong tiết kiệm nước, điện, lõi lọc ít, giảm thiểu nước thải và tối ưu chi phí lâu dài, góp phần bảo vệ môi trường chuẩn ESG (môi trường-xã hội-quản trị)
Cùng xem lại hành trình phát triển công nghệ CDI tại Việt Nam của TS. Đỗ Hữu Quyết:
Tính tới nay thì Maxdream đã cho ra mắt hơn mười mẫu sản phẩm công nghệ CDI nay cải tiến thành CDIs như:
- Máy lọc nước gia đình: Để gầm, để bàn, nóng lạnh
- Máy lọc tổng đầu nguồn: giảm TDS sau lọc theo dõi dễ dàng
- Máy lọc cho tổ chức, trường học
- Hệ lọc siêu tinh khiết: ngành dược, y tế, điện tử
- Máy lọc nước mưa
- Lọc nước công nghiệp: ngành thực phẩm, đồ uống
Trong tương lai, TS. Đỗ Hữu Quyết chia sẻ vẫn tiếp tục hành trình nghiên cứu “tập trung vào chất lượng” và “cải tiến tiện ích” để giúp cho người Việt tiếp cận được các sản phẩm thật sự chất lượng và xử lý đúng vấn đề mà nguồn nước chúng ta đang gặp phải.
Nguồn bài viết: Báo nhân dân
Máy lọc nước điện cực thuần Việt đầu tiên
Mẫu nước đen ngòm ở kênh Nhiêu Lộc sau khi đưa vào máy lọc công nghệ CDI có thể dùng để… pha trà!
TS Đỗ Hữu Quyết là “cha đẻ” của dự án máy lọc nước công nghệ CDI, còn gọi là công nghệ điện cực kết hợp. Dự án mới đây lọt tốp 50/2.000 dự án khởi nghiệp xanh trong nước và quốc tế do StartUp Wheel – một trong những cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á – bình chọn.
Lõi CDI “made in Vietnam”
Gặp TS Đỗ Hữu Quyết tại InnoEx 2023 – sự kiện quốc tế thường niên thúc đẩy đổi mới sáng tạo dành cho doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN tổ chức vào cuối tháng 8-2023, chúng tôi được anh giới thiệu kỹ lưỡng về sản phẩm máy lọc nước “3 khỏe – 4 xanh”.
Anh Quyết cho biết thông thường một máy lọc nước có 8-10 lõi lọc nhưng sản phẩm của anh chỉ cần 4 lõi lọc. Đó là lõi PP 5 Micron, lõi than hoạt tính CTO, lõi nano Silver và lõi CDI. “Lõi CDI chính là “con át chủ bài”, được nghiên cứu, sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam và đã có đơn hàng đầu tiên ở thị trường quốc tế. Máy lọc nước CDI là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam đã làm chủ công nghệ lọc nước đạt tiêu chuẩn quốc gia và hướng tới tiêu chuẩn EPA của Mỹ” – TS Đỗ Hữu Quyết hào hứng.
Giải thích thêm về cơ chế hoạt động của sản phẩm, anh Quyết cho biết bộ lọc CDI sử dụng các cặp điện cực siêu hấp thu âm – dương làm từ vật liệu nano các-bon, có khả năng hấp thu ion gấp khoảng 1 tỉ lần so với điện cực thông thường. Khi dòng nước đi qua các cặp điện cực này, nhiều chất độc như As, Pb, Hg… hay kim loại nặng như Fe, Mn, Cr, Cu… và một phần chất khoáng bị giữ lại. Điện cực sẽ đẩy các ion thải ra ngoài với tỉ lệ 5%-20%, phần nước lọc được làm sạch và thu hồi chiếm 80%-95%. Đặc biệt, các tấm điện cực còn tạo ra một điện trường lớn giúp tiêu diệt vi khuẩn trong nước.
Nhớ lại lần kiểm tra mẫu thử ở kênh Nhiêu Lộc, TS Đỗ Hữu Quyết cho hay sau khi đưa mẫu nước đen ngòm vào máy lọc, anh và cộng sự đã thu được nước sạch. Cả nhóm dùng nước này để pha trà và nhâm nhi ở dưới hàng cây gần đó. “Hơn ai hết, chúng tôi phải là người thử nghiệm sản phẩm của mình để bảo đảm an toàn trước khi ứng dụng vào thực tế” – anh Quyết bày tỏ.
TS Đỗ Hữu Quyết với sản phẩm máy lọc nước công nghệ CDI đầu tiên tại Việt Nam
Nói về tiêu chí “3 khỏe – 4 xanh”, TS Đỗ Hữu Quyết cho hay 3 “khỏe” gồm: lọc sạch, giữ khoáng tốt và điều chỉnh tỉ lệ khoáng giữ lại phù hợp; còn 4 “xanh” gồm: giảm nước thải gần 5 lần so với công nghệ truyền thống, tiết kiệm lõi lọc và thời gian thay lõi lọc gấp 2 lần, tiêu thụ ít điện và không dùng hóa chất. Nhà khoa học giải thích trong nước có 21 vi dưỡng chất cần thiết, nếu không chọn lọc kỹ phân tử sẽ vô tình làm mất dưỡng chất tốt. Ngoài ra, máy lọc nước cũng có thể điều chỉnh vị nước phù hợp với thói quen uống nước của mỗi người, vùng miền.
Sau hơn 1 năm đưa máy lọc nước công nghệ CDI vào sử dụng ở phòng thí nghiệm để phục vụ sinh viên nghiên cứu, GS-TS Nguyễn Hữu Lâm, Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã đưa ra đánh giá khá tốt. Theo ông Lâm, máy lọc nước 2 lần mà viện này từng sử dụng tiêu tốn rất nhiều điện nhưng lượng nước lọc ra rất ít và phải thường xuyên bảo trì. Còn máy lọc nước công nghệ CDI có mức độ ổn định cao và bảo đảm an toàn trong khi sử dụng.
Trên thị trường, sau 2 năm ra mắt với giá bán dao động 8-10 triệu đồng/chiếc, sản phẩm máy lọc nước CDI cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực. Hơn 70% đơn hàng mới đến từ sự giới thiệu của khách hàng cũ. Chị Hương sau khi sinh con đã quyết định mua máy lọc nước sạch để sử dụng trong gia đình. Qua thực tế sử dụng, chị nhận xét máy lọc nước CDI có chất lượng hoàn toàn xứng đáng với số tiền đã bỏ ra. “Nước lọc nhanh, có thể giữ khoáng tốt, đặc biệt là không tốn nhiều điện” – chị Hương cho hay.
Tuy nhiên, “cha đẻ” của máy lọc nước “made in Vietnam” nhận thấy giá thành sản phẩm còn khá cao so với mặt bằng chung. Thời gian tới, anh và các cộng sự sẽ tiếp tục cải tiến chất lượng, kích thước sản phẩm và giảm tối đa giá thành.
Trăn trở với nông dân
Theo TS Đỗ Hữu Quyết, trong những đợt hạn mặn, người dân khu vực ĐBSCL vẫn phải mua nước ngọt với giá 50.000-100.000 đồng/m3. Do đó, mong muốn của anh là không chỉ sản xuất máy lọc nước sử dụng trong hộ gia đình mà có thể xây dựng hệ thống lọc nước lợ công suất tích hợp vào các nhà máy xử lý nước.
Trước đó, năm 2014, TS Đỗ Hữu Quyết là một trong những nhà khoa học trẻ làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khu Công nghệ cao TP HCM. Thời điểm này, anh có chuyến công tác tại ĐBSCL. Chứng kiến người dân vất vả tìm nguồn nước ngọt, trẻ con phải xách can nước đi hàng cây số…, anh đau đáu trong lòng. Trở về TP HCM, anh lao vào nghiên cứu máy lọc nước với tiêu chuẩn xanh, sạch, khỏe và bền.
Anh Quyết cho biết đã dành 5 năm nghiên cứu công nghệ siêu tụ điện tại Trường ĐH bang Florida (Mỹ) và hơn 8 năm chỉ để nghiên cứu lõi lọc nước CDI. Để cho ra đời máy lọc nước công nghệ CDI đầu tiên ở Việt Nam, anh đã tiêu tốn hơn 2 triệu USD để thử nghiệm.
Trích nguồn: Báo người lao động – chuyên mục công nghệ
Công nghệ CDI xu hướng mới cho giải pháp lọc nước uống
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường đã có buổi trao đổi và ghi nhận những chia sẻ từ Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết người đã ứng dụng công nghệ lọc CDI vào xử lý nguồn nước uống đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết và sản phẩm lọc nước công nghệ CDI mang thương hiệu Maxdream |
Phóng viên: Được biết hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp hay còn được gọi là công nghệ CDI là phát minh sáng chế của Tiến sĩ. Vậy đâu là lý do để Tiến sĩ quyết định thực hiện nghiên cứu công nghệ này?
Ts. Đỗ Hữu Quyết: Công nghệ này được tôi tập trung nghiên cứu vào năm 2016 khi nạn xâm nhập mặn diễn ra kỷ lục ở khu vực ĐBSCL. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ có 1 nguyên lý từ công nghệ mình đang nghiên cứu có thể dùng để lọc mặn. Sau này mới biết nó là công nghệ lọc điện Capacitive deionization mà cả thế giới đang tập trung nghiên cứu vì là công nghệ xanh hiệu quả nhưng chi phí sản xuất còn đắt. Chỉ khi chúng ta làm chủ được công nghệ lọc nước thì mục tiêu để mỗi người dân đều được sử dụng nguồn nước sạch đạt chuẩn, an toàn cho sức khỏe mới sớm được thực hiện.
Tiến sĩ có thể chia sẻ thêm về quá trình nghiên cứu của bản thân và đồng nghiệp để hoàn thiện công nghệ CDI như hiện nay và trong quá trình nghiên cứu, đưa vào ứng dụng thực tiễn, Tiến sĩ và cộng sự của mình từng gặp phải những khó khăn như thế nào?
Do không biết trước nên công việc nghiên cứu lúc đầu gặp nhiều trục trặc thất bại. Rất nhiều lần nhóm làm đúng “lý thuyết” được vạch ra nhưng không lọc được gì. Sau hàng trăm lần thử nghiệm thì mới cho ra các điện cực lọc hiệu quả. Nhưng cũng may vì không biết trước nên chúng tôi tạo ra được các cấu trúc thiết kế đặc biệt cho phép lọc nước hiệu quả với chi phí thấp hơn nhiều các công nghệ tương tự trên thế giới.
Việc đưa vào ứng dụng thực tiễn lúc đầu cũng không được như ý. Các sản phẩm lọc mặn CDI được thử nghiệm và tặng các trường học, cơ sở công cộng cũng chạy tốt. Tuy nhiên để kinh doanh, gặp phải trở ngại là chi phí vẫn còn cao so với thu nhập bà con vùng ngập mặn, và mùa mặn chỉ có vài tháng, mọi người có thể mua nước bình về dùng tạm để đợi mùa nước ngọt.
Nhưng may mắn là thị trường máy lọc nước uống trực tiếp thì là rất phù hợp. Vì công nghệ này lọc mặn tốt thì lọc các chất ô nhiễm khác rất dễ dàng. Đặc biệt, chúng tôi tập trung phát triển sản phẩm lọc chọn lọc ion độc hại, điều chỉnh được vi dưỡng chất tự nhiên thì rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra nó là công nghệ xanh, giúp tiết kiệm nước, điện, rác thải cũng giúp giảm chi phí cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường, giúp công nghệ có được sản lượng lớn, hiệu quả nghiên cứu tối ưu, sẽ giúp tạo ra các sản phẩm giá bình dân nhất có thể, lọc được cả nước ô nhiễm, nhiễm mặn cao để phục vụ được bà con.
Để nghiên cứu thành công công nghệ lọc nước CDI tại Việt Nam, Tiến sĩ Quyết và cộng sự của mình đã mất thời gian nhiều năm và hàng trăm thử nghiệm thất bại, nghiên cứu thành công công nghệ lọc nước CDI là động lực rất lớn để Ts Quyết và cộng sự của mình tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn. |
Tiến sĩ đánh giá công nghệ CDI so với công nghệ lọc nước đang có trên thị trường hiện nay (như công nghệ RO,…) thì có những điểm ưu việt gì?
So với công nghệ RO là công nghệ lọc nước duy nhất hiện nay lọc được các chất hòa tan ô nhiễm dạng muối, thể hiện là lọc được tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solid, TDS) thì công nghệ CDI cũng lọc được như vậy. Tuy nhiên CDI có thể lọc điều chỉnh được lượng TDS, và có thể cải tiến để lọc những chất TDS xấu, giữ lại TDS tốt là các vi khoáng chất và điện giải, và do đó vị của nước cũng phù hợp hơn cho những người nhạy cảm. Ngoài ra công nghệ CDI giúp tiết kiệm 3 đến 10 lần lượng nước thải, giảm điện năng tiêu thụ và số lõi lọc cần để bù khoáng chất, pH nước … Với các ưu điểm này, trong công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ xanh dễ dàng hơn.
Các nhà khoa học khi nghiên cứu ra sản phẩm công nghệ mới thường sẽ thực hiện chuyển giao công nghệ hoặc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành để sản xuất. Vậy với công nghệ CDI của mình, Tiến sĩ có kế hoạch để chuyển giao công nghệ đến các doanh nghiệp khác?
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia của máy lọc nước Maxdream CDI |
Đúng là các công nghệ được nghiên cứu ra thì thường các nhà khoa học nghĩ đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thường đó là các cải tiến công nghệ có sẵn và phù hợp với các thị trường các nước phát triển có nhiều đơn vị ứng dụng, doanh nghiệp rất lớn ứng dụng để phát huy hiệu quả của nó. Với một công nghệ mới chưa từng có trên đất nước thì người ta thường đi đầu khởi nghiệp doanh nghiệp vì cũng phải marketing giới thiệu nhiều đến công chúng nữa. Ví dụ như các công nghệ xe điện hiện nay được thực hiện qua các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp ô tô công nghệ cũ thường sẽ bắt chước khi thấy đó là nhu cầu tất yếu, bắt buộc phải thay đổi.
Thưa Tiến sĩ với công nghệ CDI cũng như những sản phẩm mang thương hiệu Maxdream thì sẽ thích hợp và đặc biệt cần thiết cho đối tượng cũng như khu vực dân cư nào?
Với máy lọc nước uống trực tiếp thì phù hợp với tất cả các nguồn nước máy. Với các nguồn nước giếng, nước nhiễm mặn thì Maxdream cũng có các dòng sản phẩm phù hợp để xử lý triệt để các chất ô nhiễm tiềm năng.
Đối với những sản phẩm máy lọc nước công nghệ CDI đã 2 lần được đăng ký hợp chuẩn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11978:2017. Ngoài ra chúng tôi đã có 4 đăng ký bảo hộ về sáng chế, giải pháp hữu ích và khá nhiều bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp
Định hướng của Tiến sĩ và cộng sự trong thời gian tới sẽ như thế nào để phát triển thương hiệu Maxdream cũng như đưa những tính chất ưu việt của công nghệ CDI sớm thay dần các công nghệ khác?
Thương hiệu Maxdream được phát triển dựa trên các sản phẩm sáng tạo vượt trội về chất lượng và dịch vụ chăm sóc chu đáo. Hướng tới thương hiệu được tin cậy và được các khách hàng tự giới thiệu. Việc thay thế các công nghệ khác hoàn toàn thì không phải vì mỗi công nghệ có nhiều ưu điểm riêng cho các ứng dụng khác nhau. Nhưng chúng tôi tin với xu hướng sống khỏe, tự nhiên, tiết kiệm, sản phẩm CDI sẽ ngày càng được ưa chuộng và phổ biến. Nhất là khi chúng tôi có các nghiên cứu ngày càng giảm được chi phí và tăng cường được chất lượng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sản phẩm đưa ra thị trường có tính cạnh tranh tốt hơn nữa để mỗi người dân đều có cơ hội sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe.
Xin cảm ơn Tiến sĩ đã dành thời gian để chia sẻ với phóng viên. Được biết Tiến sĩ và cộng sự đã và đang triển khai những dự án vì cộng đồng, trong thời gian tới rất mong được đồng hành cùng với Tiến sĩ và các cộng sự trong việc truyền thông kết quả của những dự án này./.
Trích nguồn: Tạp Chí Công nghệ Môi trường – Chuyên mục xử lý nước
Công nghệ CDI – hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp của người Việt
Tìm hiểu về công nghệ CDI
Công nghệ CDI chính là hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp. Hoạt động dựa trên nguyên lý là cho nguồn nước đi song song với màng điện cực, dùng phương pháp điện phân lực hút siêu hấp thu để hút các kim loại nặng, các chất độc.
Ngược lại, những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: K,Mg, Ca, Na,…sẽ được giữ lại một phần tự nhiên. Đây là điều đặc biệt mà chỉ có công nghệ CDI làm được, bởi so với những công nghệ lọc nước truyền thống, chỉ dùng màng lọc và bơm để đẩy nước qua một màng lỗ nhỏ để loại các chất bản lớn, nhưng nhược điểm chính của các công nghệ này là nếu lỗ màng lớn thì sẽ không lọc sạch được các ion độc hoặc kim loại nặng trong nước, còn lỗ màng nhỏ quá thì lại loại bỏ hết cả những ion khoáng có lợi cho sức khỏe.
Công nghệ CDI được xem là bước đột phá trong công nghệ xử lý nước và môi trường vì:
Lọc chọn lọc ion hòa tan trong nước hiệu quả, chỉ loại các ion độc hại trong nước nhưng vẫn giữ được các khoáng tự nhiên tốt cho sức khỏe
Tỷ lệ thu hồi tới 90% giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên nước nguồn
Cấu tạo đơn giản 4 lõi, giảm gần 2 lần với các máy thông dụng trên thị trường giúp giảm thiểu lõi lọc thải ra môi trường cũng như chi phí thay thế của người sử dụng.
Điện năng thấp chỉ từ 30W – 50W giúp tiết kiệm chi phí sử dụng
Thời gian thay lõi và chi phí vận hành giảm 2 lần.
Ngoài ra với việc dòng nước đi song song với màng điện cực, không tác động trực tiếp lên màng làm cho thời gian sử dụng của lõi CDI có thể lên tới 3-5 năm, một con số khá ấn tượng so với các phương pháp lọc nước truyền thống khác.
Lõi lọc CDI 100GPD |
Công nghệ CDI quan trọng như thế nào trong cuộc sống và nguồn nước Việt Nam?
Hiện trạng nguồn nước Việt Nam
Nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm hầu hết bởi chính những nguồn thải từ khu công nghiệp và hộ dân cư làm cho nước nguồn khi chưa qua hệ thống lọc thường sẽ chứa các chất có hại như chì, asen, thủy ngân…hay các kim loại nặng như Cadimi, Crom, Đồng, Sắt, Nhôm….
Việt Nam phát triển mạnh về nông nghiệp nên vấn đề ô nhiễm từ thuốc trừ sâu cũng đang là bài toán nan giải cho nguồn nước.
Các nhà máy xử lý nước với công nghệ đơn giản và xử lý ở mức công suất lớn nên chỉ làm sạch một phần nước về căn bản không loại bỏ được các ion độc hòa tan trong nước và các ion kim loại nặng.
Tình trạng nhiễm lợ, nhiễm mặn mùa khô ngày càng phổ biến làm cho nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm. Thói quen sử dụng các máy lọc nước RO gây lãng phí một lượng lớn tài nguyên nước ngọt.
Vai trò của nguồn nước với cơ thể người Việt
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 -2020 Bộ Y tế công bố thì tỷ lệ trẻ em thiếu khoáng chất ở Việt Nam khá cao: “ Trên toàn quốc, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống 58,0%, ở phụ nữ có thai giảm xuống 63,5% nhưng vẫn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nặng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới. Tỷ lệ này vẫn còn rất cao đối với trẻ em 6-59 tháng tuổi ở miền núi phía Bắc (67,7%) và Tây Nguyên (66,6%) và còn cao hơn đối tượng phụ nữ có thai ở miền núi phía Bắc (81,9%) và Tây Nguyên (63,9%)”
Nước lại rất quan trọng đối với cơ thể, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng nếu con người thường xuyên uống nguồn nước có chứa các chất có hại sẽ rất dễ gây bệnh về đường tiêu hoá và nặng còn có thể gây ung thư.
Tắm rửa bằng nguồn nước chưa được lọc sạch cũng gây ảnh hưởng đến da. Ngoài ra, các vật dụng cũng dễ bị hư hỏng hơn do nước chứa các chất bào mòn có hại.
Nghiên cứu công nghệ CDI tại Việt Nam
Công nghệ CDI là công nghệ đầu tiên và duy nhất được nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm tra hiệu quả thực tế 100% trên nguồn nước của Việt Nam và đạt được những thành công như:
- Đăng kí sở hữu trí tuệ công nghệ siêu hấp thu CDI
- Chứng nhận máy lọc nước quốc gia của bộ khoa học công nghệ
- Hợp tác với Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Hợp quốc tế với trường Đại học Lappeenranta-Lahti University of Technology (LUT)– Phần Lan và Đại học Karlsruhe University of Applied Sciences (HKA) Cộng hòa liên bang Đức
Ưu việt của công nghệ CDI:
- Tối ưu hóa lượng nước sau lọc.
- Tiết kiệm lõi lọc.
- Tiết kiệm điện năng.
- Tiết kiệm chi phí vận hành sử dụng dài hạn.
- Sản phẩm do người Việt nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tại Việt Nam.
Công nghệ hướng tới phát triển bền vững
TS Đỗ Hữu Quyết người sở hữu bằng sáng chế công nghệ CDI tại Việt Nam – CEO Công ty CP Maxdream chia sẻ với phóng viên về công nghệ CDI và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
Giấy chứng nhận phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia với sản phẩm của Công ty Maxdream. |
Về công nghệ: Công nghệ CDI (capacitive deionization) là công nghệ xanh khử ion bởi lực hút tĩnh điện từ các điện cực siêu hấp thu, có điện dung gấp hàng tỷ lần so với điện cực thông thường. Công nghệ này đang được hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới tập trung phát triển để giải quyết các vấn đề nước sạch và ô nhiễm toàn cầu. CDI có sự tương đồng về nguyên lý với công nghệ siêu tụ điện được anh nghiên cứu tiên phong từ khi làm nghiên cứu sinh năm 2009 bằng các phương pháp mới. Công nghệ này tiếp tục được nghiên cứu để xử lý nước lợ từ năm 2016 khi đợt hạn mặn lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Với sự cải tiến liên tục, nhóm nghiên cứu đã đăng ký 4 sáng chế và giải pháp hữu ích cùng nhiều bảo hộ về kết cấu, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Sản phẩm được thử nghiệm nhiều năm và với chi phí giảm đi 4 – 6 lần so với các sản phẩm của Mỹ, Đài Loan, Ấn độ, bắt đầu được thương mại mạnh mẽ từ năm 2021.
Ở Việt Nam hiện chưa có sản phẩm cùng công nghệ nhưng có các sản phẩm nội địa và ngoại nhập của các công nghệ truyền thống như RO. So với các sản phẩm này, công nghệ CDI cũng lọc tinh khiết mà giữ lại được các vi khoáng tự nhiên, điều chỉnh được khoáng chất. Đặc biệt hơn là nó có độ bền vượt trội do các chất bẩn được xả ngược liên tục, giúp lượng nước thải giảm đi được 4 – 10 lần, tăng tuổi thọ các bộ lọc khác, giảm chi phí và rác thải, không cần dùng hóa chất tẩy rửa, hay muối hoàn nguyên. Về chi phí, có giá thành tương đồng với các máy RO loại tốt, nhưng tiết kiệm nhiều lần về tài nguyên điện, nước, và chi phí thay lõi lọc.
Công nghệ, sản phẩm phù hợp với thị trường
Công nghệ lọc nước CDI của TS. Quyết và những sản phẩm của Công ty Cp Maxdream nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường.
GS Nguyễn Hữu Lâm – ĐH Bách Khoa Hà Nội, máy Maxdream CDI của TS. Quyết xử lý hiệu quả các chất hòa tan trong nước mà lại tiết kiệm điện, tiết kiệm nước thải.
Bác sĩ Hà Duy Thọ – Máy lọc Quyết nghiên cứu đã và đang giúp cho nhiều gia đình Việt hiện nay có được nguồn nước tốt ngay tại nhà. |
Ngoài ứng dụng trong việc xử lý nước sạch phục vụ đời sống của người dân, sản phẩm Module CDI 100G của Maxdream hiện đang được sử dụng trong dự án nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tiềm năng của công nghệ CDI với mục đích nghiên cứu ứng dụng lọc nước giữ khoáng cho cây trồng với tỷ lệ vàng Canxi, Magie, Natri kết hợp với năng lượng mặt trời.
Các sản phẩm công nghệ CDI hiện nay của Maxdream
Máy lọc nước gia đình để gầm DG01 |
|
|
Máy lọc nước gia đình nóng lạnh NL01 |
|
|
Máy lọc tổng đầu nguồn S01 |
|
|
Máy lọc tổng đầu nguồn ngoài trời C01 |
|
Với lợi thế về công nghệ, cùng sự đồng hành, hợp tác của các tổ chức nghiên cứu uy tín trong nước và quốc tế, công nghệ lọc nước CDI của TS. Quyết và Công ty cp Maxdream trong tương lai hứa hẹn sẽ đạt được những thành tựu tương xứng, đón nhận của thị trường và người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế./.
Trích nguồn: Tạp chí Công nghệ Môi Trường chuyên mục nghiên cứu trao đổi
Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết
(NLĐO)- Công nghệ lọc siêu tinh khiết của TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Truờng ĐH Bách khoa Hà Nội, đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu)…
Tại hội thảo báo cáo khoa học “Phát triển và tự chủ công nghệ nước siêu tinh khiết – Hành trình khởi nghiệp” do Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức ngày 14-10, TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Vật lý kỹ thuật của trường, đã công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết, mở ra hướng tự chủ công nghệ, đồng thời ký kết thoả thuận cùng các giáo sư, nhà khoa học hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới này.
TS Đỗ Hữu Quyết công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết
Công nghệ lọc siêu tinh khiết đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu) và các ứng dụng thực tiễn khác. Công nghệ này tạo ra nước đầu ra có chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao với chi phí đầu tư và vận hành thấp.
PGS-TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đánh giá công nghệ lọc nước của TS Đỗ Hữu Quyết đã tích hợp được hầu như mọi ưu điểm của các công nghệ lọc nước đang có hiện nay lên trên thị trường. Sản phẩm có rất nhiều ưu điểm vượt trội như hàm lượng của các ion, các chỉ số PH, màu, mùi, độ dẫn và đặc biệt là liên quan đến năng lượng tiêu thụ để sử dụng thiết bị và linh kiện thiết bị để thay thế về sau… Không chỉ ứng dụng rộng rãi trong nước, sản phẩm này có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, so với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng tính năng trên thị trường, nước siêu tinh khiết được công bố lần này ít tạp hơn “máy nước cất 2 lần” do lọc tốt các chất dạng khí, máy có công suất máy hoạt động gấp 10 lần, khả năng tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường gấp khoảng 20 lần. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn với ngành máy lọc nước, đặc biệt là cùng xây nền móng cho việc doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển và nghiên cứu, tự chủ về công nghệ. Công nghệ mới đã giải quyết vấn đề chi phí cho nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dùng, thay vì bỏ ra 300, 400 triệu đồng cho một thiết bị ngoại nhập, con số này giảm chỉ còn chưa đến một nửa.
TS Đỗ Hữu Quyết giới thiệu về công nghệ lọc siêu tinh khiết
Trích nguồn: Báo Người Lao Động
CHỨNG NHẬN MÁY LỌC NƯỚC QUỐC GIA
BẢN TEST CHẤT LƯỢNG THỰC TẾ
Sản phẩm Maxdream CDI ưu tiên xử lý hiệu quả các ion độc hại như Chì, Asen, Sắt…
mà vẫn giữ được một phần khoảng tự nhiên trong nước