Nước không chỉ sạch
mà còn là nước sống
HÀNH TRÌNH 13 NĂM THẤU HIỂU NƯỚC VIỆT
HƠN 1000 THÍ NGHIỆM TRÊN
100% NGUỒN NƯỚC TẠI VIỆT NAM
- 5 NĂM: Học tập và nghiên cứu tại đại học Floria – Mỹ
- 8 NĂM: Nghiên cứu công nghệ, thí nghiệm và phát triển sản phẩm hoàn thiện tại Việt Nam
SẢN PHẨM NỔI BẬT
- Uống trực tiếp và nấu ăn
- Công suất 200L – 300L/ngày
- Giữ khoáng tự nhiên không lõi bù khoáng
- Lắp đặt để gầm bếp/ để bàn
- Công nghệ CDI nghiên cứu 100% trên nguồn nước Việt Nam
- Nước đạt tiêu chuẩn QCVN6-1:2010/BYT
- Tỉ lệ nước thải từ 5% – 20%
- Bảo hành 12 tháng
- Uống và nấu ăn gia đình dưới tủ bếp
- Công suất 200-300l/ngày
- Giữ khoáng tự nhiên không lõi bù khoáng
- Công nghệ CDI nghiên cứu 100% trên nguồn nước Việt Nam
- Nước đạt tiêu chuẩn QCVN: 6-1 Bộ Y Tế
- Tỉ lệ nước thải từ 5% – 20%.
- Bảo hành 12 tháng
- Máy uống trực tiếp nóng - lạnh - mát
- Công suất: 200L -300L/ Ngày.
- Giữ khoáng tự nhiên không lõi bù khoáng
- Công nghệ CDI nghiên cứu 100% trên nguồn nước Việt Nam
- Nước đạt tiêu chuẩn QCVN: 6-1 Bộ Y Tế
- Tỉ lệ nước thải từ 5% – 20%.
- Bảo hành 12 tháng
- Cam kết 21 chỉ số ion hòa tan rõ ràng, minh bạch theo bản Test chất lượng
- Khử ion hòa tan độc hại trong nước hiệu quả bao gồm: Asen, Chì, Đồng, Kẽm, Nhôm, Cadimi, Nitrat, Nitrit….
- Lọc tổng loại được các ion âm độc hại: AsO2, AsO3, NO2, NO3, SO4 …
- Công suất: 3 khối - 8 khối (với 2 size để lựa chọn)
- Vận hành tự động
- Theo dõi cảnh báo chất lượng nước 24/7
- Thu hồi nước tới 90%
- Điện năng thấp
- Độ bền lõi lọc chính lên tới 5 năm
NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
CDI (Capacitive Deionization) là một trong những công nghệ lọc nước đầu nguồn đa ô nhiễm hiệu quả bằng điện đầu tiên ở Việt Nam và đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ công nghệ mới năm 2019. Đây được xem là công nghệ cải thiện được nhược điểm lọc sạch khoáng và thải quá nhiều nước của công nghệ RO phổ biến hiện nay.
Máy Maxdream CDI của TS. Quyết xử lý hiệu quả các chất hòa tan siêu nhỏ trong nước với chỉ ít lõi lọc, ít nước thải, độ bền máy ổn định rất phù hợp với các dòng máy cho phòng nghiên cứu của trường hiện nay.
GS. Nguyễn Hữu Lâm
ĐH Bách Khoa Hà Nội
Quyết là một người nhiệt huyết, quyết tâm và công nghệ CDI của Quyết nghiên cứu qua thử nghiệm tại trường đạt hiệu quả hơn mong đợi. Đây hứa hẹn sẽ là công nghệ được ứng dụng nhiều trong tương lai, giúp tiết kiệm rất lớn nguồn tài nguyên nước ngọt hiện nay.
PGS. Huỳnh Đăng Chính
Phó hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội
Khoáng chất vô cùng cần thiết Không chỉ trong thực phẩm mà nước cũng có thể cung cấp một lượng khoáng nhất định.Vì vậy dùng nước có chứa khoáng tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe người dùng.
Nhận định của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng
CDI technology project is implemented by HKA University and universities around the world with the aim of researching the application of mineral water purification for plants with the golden ratio of Calcium, Magnesium, and Sodium combined with solar energy
Prof.Dr-Ing. Jan Hoinkis
The Karlsruhe University of Applied Sciences (HKA)
Bạn chọn
MAXDREAM CDI VÌ?
CAM KẾT RÕ RÀNG
BẠN QUAN TÂM NƯỚC KHÔNG KHÍ SẠCH MÀ CÒN KHỎE
BẠN QUAN TÂM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BẠN CHỌN ĐẦU TƯ CHỌN DÀI HẠN TIẾT KIỆM CHI PHÍ
NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG
PHẢN HỒI TỪ KHÁCH HÀNG
Anh Lợi – Khách hàng lắp máy gia đình
Tôi đánh giá cao việc máy lọc phải đi với thực tế nước tại Việt Nam nên chọn Maxdream. Bên cạnh đó máy ít lõi và ít nước thải thì sau này chi phí thay thế bảo dưỡng sẽ đỡ tốn kém.
Cô Hoa Thủ Đức – Khách lắp máy gia đình
Trước đó nhà có dùng các máy 10 lõi rồi nhưng do chi phí thay thế cao nên chuyển đổi qua Maxdream. Máy ít lõi và ít nước thải hơn. Cũng ưu tiên sản phẩm cho bếp ăn để tiện nấu nướng.
Chị Thuỷ – GĐ Biofix Review lọc tổng
Tìm hiểu máy lọc nước tôi xem trọng các chỉ số thành phần chi tiết mà các đơn vị cam kết. Nhờ có bản test 26 chỉ tiêu rõ ràng từ viện Paster nên tôi chọn sản phẩm Maxdream.
Anh Tuấn – GĐ cty gỗ VAM review lọc tổng
Chọn Maxdream một phần vì sản phẩm do tiến sĩ người Việt mình tự nghiên cứu và phát triển làm chủ công nghệ. Nhưng phần lớn vẫn là tính minh bạch, rõ ràng trong việc cam kết chất lượng, các bản test thực tế chi tiết với 26 chỉ tiêu theo BYT.
Nhà máy Castrol Nhà Bè – Anh Quang trưởng phòng kĩ thuật
Sau một năm sử dụng sản phẩm máy lọc CDI cho gia đình thấy yên tâm về sự ổn định chất lượng nước, thời gian thay lõi lâu hơn, không tốn nước thải nên đã đề xuất công ty nâng cấp hệ thống lọc cho công nhân viên sử dụng.
Anh Khải Nhà phố Q9 – KH sử dụng lọc tổng
Máy gọn, tư vấn lắp đặt nhiệt tình chuyên nghiệp, các điểm lấy nước trong phòng ngủ giúp tiện lợi hơn rất nhiều mà không cần lắp máy lọc gia đình nhỏ.
Chị Trang – Chung cư Opal Boulevard
Ủng hộ công nghệ Việt nghiên cứu xử lý các vấn đề của nguồn nước Việt Nam. Chất lượng cam kết rõ ràng, tư vấn nhiệt tình.
Chị Vân CC Green Peal Bắc Ninh – KH máy gia đình
Nhân viên tư vấn so sánh về công nghệ rõ ràng, kỹ thuật lắp đặt nhanh, hướng dẫn kĩ các lưu ý sau khi sử dụng.Sản phẩm dưới tủ bếp, nước ra nhanh phù hợp nấu ăn cho cả nhà.
Viện tư vấn dinh dưỡng NRECI – review máy nóng lạnh
Khoáng cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết có thể bổ sung từ nước. Chọn Maxdream vì tiến sĩ người Việt nghiên cứu và thí nghiệm trên nguồn nước Việt với các cam kết rõ ràng về sản phẩm và chất lượng.
Anh Sơn – P12, Tân Bình
Nhân viên tư vấn rõ ràng, am hiểu về công nghệ. Máy lọc khá ít nước thải, lõi lọc so với máy RO trước đây nhà xài nên tiết kiệm hơn chi phí sử dụng.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Máy lọc nước càng nhiều lõi lọc càng sạch có đúng không?
Máy lọc nước là một thiết bị được sử dụng để loại bỏ các chất ô nhiễm, tạp chất và vi sinh vật có hại ra khỏi nguồn nước thô, nhằm cung cấp nước sạch an toàn cho sinh hoạt và sử dụng. Các loại máy lọc nước thường bao gồm các lõi lọc khác nhau từ lõi lọc cơ bản, lõi lọc công nghệ cho đến lõi lọc chức năng.
Có một quan niệm phổ biến rằng càng nhiều lõi lọc thì nước sau khi lọc càng sạch. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Sự thật là, chất lượng nước sau lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nước đầu vào, loại lõi lọc được sử dụng, quy trình và độ hiện đại công nghệ lọc.
Về cơ bản lọc nước sẽ trải qua: lọc thô để loại cặn bẩn, tạp chất; lọc than hoạt để hấp thụ các chất hữu cơ và lọc các chất độc, ion nặng có trong nước. Các cấp lọc tiếp theo chỉ có công dụng điều chỉnh chất lượng nước sau lọc. Việc sử dụng quá nhiều lõi lọc không đúng cách có thể dẫn đến hiệu quả lọc kém, lãng phí chi phí và thậm chí làm hỏng hệ thống.
Theo một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 829.000 người chết mỗi năm do sử dụng nước ô nhiễm và điều kiện vệ sinh kém (WHO, 2019).
Vì vậy, việc lựa chọn hệ thống lọc nước phù hợp là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho gia đình bạn. Hãy cùng tìm hiểu thêm trong nội dung chi tiết của bài viết này.
Lõi lọc nước là gì?
Lõi lọc nước được thiết kế là một thanh hình trụ tròn được làm bằng vật liệu lọc, có khả năng chống ăn mòn và được sử dụng rộng rãi trong các ngành thực phẩm, dược phẩm, hóa chất và các thiết bị lọc nước sinh hoạt cũng như công nghiệp.
Lõi lọc nước thường được thiết kế với hai đầu bằng, hoặc một đầu oring (vòng cao su hình chữ O có tiết diện tròn, có tác dụng làm kín dầu hoặc làm kín khí, được sử dụng ở nhiều bộ phận máy móc thủy lực, có trên dưới 10 loại oring được sử dụng cho máy lọc), và đầu còn lại là đầu bằng hoặc nhọn. Tùy vào công dụng của Lõi lọc nước mà sẽ được làm bằng vật liệu khác nhau, thông thường được làm từ chất liệu polypropylen (pp), polyetylen (pe) hoặc than hoạt tính.
Vai trò của lõi lọc nước là gì?
Có 3 nhóm lõi lọc nước gồm: lõi cơ bản, lõi công nghệ và lõi chức năng.
1. Các lõi lọc cơ bản
Các loại lõi lọc cơ bản là những bộ phận không thể thiếu trong bất kì loại máy lọc nước nào:
- Lõi số 1: Lõi lọc PP (Polypropylene) hay còn gọi là lõi lọc bông nén. Chức năng chính giữ lại các loại cặn bẩn có kích thước nhỏ như bùn đất, chất gỉ sét, các loại chất rắn lơ lửng khác. Thông thường, lõi số 1 giữ được các tạp chất có kích thước lớn 5 micron
- Lõi số 2: Lõi lọc GAC chứa các loại than hoạt tính dạng hạt. Giúp loại bỏ các chất hữu cơ dễ bay hơi, nồng độ clo tồn dư bằng cơ chế hấp phụ. Đồng thời cải thiện mùi vị của nước.
- Lõi số 3: Lõi lọc CTO là lõi than hoạt tính dạng khối, được ép từ các hạt than nghiền nhỏ. Chức năng lõi lọc số 3 là hỗ trợ gia tăng khả năng loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm. Hấp phụ các chất gây mùi hôi khó chịu, loại bỏ một số loại vi khuẩn gây hại.
2. Lõi công nghệ
Công nghệ lọc là yếu tố quyết định chất lượng nước, bao gồm:
- Công nghệ RO (Reverse Osmosis): Đây là công nghệ lọc thẩm thấu ngược, cho nước tinh khiết nhưng loại bỏ hầu hết khoáng chất.
- Công nghệ UF (Ultrafiltration): Công nghệ lọc siêu lọc, loại bỏ vi khuẩn, virus nhưng vẫn giữ lại một phần khoáng chất.
- Công nghệ Nano: Sử dụng các hạt nano để loại bỏ các chất ô nhiễm ở cấp độ phân tử.
- Công nghệ CDI (Capacitive Deionization): Công nghệ khử ion điện dung, loại bỏ ion kim loại nặng, chất hữu cơ, nhưng vẫn giữ lại khoáng chất cần thiết.
3. Lõi chức năng
Ngoài các lõi cơ bản, có các lõi lọc nâng cao giúp cải thiện chất lượng nước sau quá trình lọc (lõi tạo khoáng, lõi hồng ngoại xa, lõi hydrogen,…). Tác dụng chủ yếu của các lõi này cân bằng pH trong nước, giúp nước có mùi vị ngon ngọt dễ uống, đồng thời bổ sung các thành phần chất khoáng có lợi cho cơ thể.
Máy lọc nước càng nhiều lõi lọc càng tốt?
Câu trả lời là không hẳn. Số lượng lõi lọc chỉ là một phần trong tổng thể, yếu tố quyết định chất lượng nước sau lọc chính là quy trình và công nghệ lọc được áp dụng.
Tại sao nhiều người lại nghĩ “Máy lọc nước càng nhiều lõi lọc càng tốt”?
- Quảng cáo: Các nhà sản xuất thường nhấn mạnh số lượng lõi để tạo ấn tượng về sản phẩm của mình, khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn giữa “nhiều” và “tốt”.
- Thiếu hiểu biết: Không phải ai cũng có kiến thức sâu về máy lọc nước, nên dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin bên ngoài.
Để biết được thiết bị đó có khả năng lọc sạch nước hay không thì điều cần phải xét đến quy trình và công nghệ lọc của sản phẩm.
Trước khi mua bạn nên xem xét thiết bị phải có trình tự lọc nước cơ bản từ lọc chất rắn không hòa tan, đến chất rắn hòa tan và cuối cùng là lọc khuẩn. Cần lưu ý khi mua máy lọc nước đó là phải xem xét kỹ lượng lõi lọc được cấu tạo ra sao, áp dụng công nghệ lọc nước nào để có những đánh giá đúng đắn về sản phẩm khi mua. Đó là lý do vì sao mà dù máy lọc nước nhiều lõi với mức giá cao nhưng chất lượng lại không như mong đợi.
Máy lọc nước bao nhiêu lõi là tối ưu?
Số lõi lọc và chất lượng nước sau khi lọc phụ thuộc lớn nhất công nghệ lọc của dòng máy đó. Trên thị trường hiện nay có các dòng máy sử dụng công nghệ lọc như:
1. Máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc RO
Nước sau khi lọc loại bỏ được cả các chất hoà tan trong nước, vi khuẩn, vi trùng và muối hoà tan. Mặc dù cho ra nước tinh khiết nhưng công nghệ lọc nước RO lại có hạn chế rất lớn khi không giữ lại được các khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể như canxi, natri, magie.
Máy lọc nước công nghệ RO thường có từ 5 – 9 lõi lọc, tuổi thọ của lõi lọc nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước.
2. Máy lọc nước sử dụng công nghệ UF
Công nghệ lọc dùng màng áp suất thấp để loại bỏ những phân tử có kích thuớc lớn ra khỏi nguồn nước, các phân tử lớn hơn, các loại virus, vi khuẩn gây hại sẽ bị ngăn lại. Nước sau khi lọc sẽ giữ lại được các khoáng chất, tuy nhiên có chất có thể sẽ không có lợi cho cơ thể.
Máy lọc nước công nghệ UF thường có từ 4 lõi lọc, tuổi thọ của lõi lọc nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nước.
3. Máy lọc nước sử dụng công nghệ Nano
Kích thước màng lọc Nano lớn hơn màng RO, hoạt động bằng áp lực nước tự nhiên nên không cần điện. Máy lọc nước có ưu điểm là giữ lại các khoáng chất tốt có trong nước, chỉ loại bỏ chất bẩn. Nhưng khe lọc có kích thước lớn nên có thể giữ lại các ion kim loại nặng có kích thước tương đương không tốt cho cơ thể.
Máy lọc nước công nghệ Nano thường có từ 4 lõi lọc.
4. Máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc CDI
Với máy lọc nước CDI, nước sau khi lọc loại bỏ được các chất cặn bẩn, vi khuẩn vi rút, các chất độc hại, các chất hoà tan trong nước,… Đồng thời vẫn giữ lại được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể: Ca, K, Mg,… Công nghệ này khắc phục hiệu quả các nhược điểm của công nghệ màng lọc.
Máy lọc nước sử dụng công nghệ CDI đang được sản xuất độc quyền tại Maxdream CDI với 4 lõi lọc siêu bền.
Những câu hỏi thường gặp về máy lọc nước
Làm thế nào để biết máy lọc nước đang hoạt động tốt?
Để đánh giá máy lọc nước đang hoạt động hiệu quả, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Chất lượng nước sau lọc: Nước nên trong suốt, không màu, không mùi vị lạ. Bạn có thể tự thực hiện để kiểm tra nhanh chất lượng nước tại nhà như: Quan sát bằng mắt thường, Kiểm tra tình trạng đường ống, bồn nước, Sử dụng khẩu trang y tế để lọc nước. Hoặc kiểm tra chỉ số TDS (tổng chất rắn hòa tan) của nước sau lọc bằng máy đo TDS – đây là chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng nước sau lọc.
- Lưu lượng nước: Lưu lượng nước chảy ra từ vòi lọc nên ổn định, không quá yếu hoặc quá mạnh.
- Âm thanh hoạt động: Máy lọc nước hoạt động êm ái, không có tiếng ồn bất thường.
- Tuổi thọ lõi lọc: Nếu bạn thay lõi lọc đúng định kỳ mà chất lượng nước vẫn đảm bảo, chứng tỏ máy đang hoạt động tốt.
Thay lõi lọc nước bao lâu một lần?
Tần suất thay lõi lọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Chất lượng nguồn nước: Nếu nguồn nước đầu vào nhiều cặn bẩn, lõi lọc sẽ nhanh bị bẩn và cần thay sớm hơn.
- Công suất sử dụng: Nếu sử dụng máy lọc nước nhiều, lõi lọc sẽ nhanh hết tuổi thọ.
- Loại lõi lọc: Mỗi loại lõi lọc có tuổi thọ khác nhau.
Thông thường, bạn nên thay lõi lọc theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc từ 6-12 tháng/lần (lõi lọc cơ bản, lõi nâng cao) 12-24 tháng/lần (lõi RO, Nano), 36-62 tháng/lần (lõi CDI).
Chi phí thay lõi lọc nước là bao nhiêu?
Thông thường, chi phí thay thế một bộ lõi lọc có thể dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng. Chi phí thay lõi lọc nước phụ thuộc vào:
- Loại máy lọc nước: Các thương hiệu và model máy khác nhau sẽ có giá lõi lọc khác nhau.
- Số lượng lõi lọc: Máy lọc nước có nhiều lõi sẽ có tổng chi phí thay thế cao hơn.
- Chất lượng lõi lọc: Lõi lọc chính hãng, chất lượng cao thường có giá cao hơn.
Có nên tự thay lõi lọc nước tại nhà?
Việc tự thay lõi lọc nước tại nhà hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật để đảm bảo quá trình thay thế diễn ra an toàn và chính xác.
Những lưu ý khi tự thay lõi lọc:
- Đọc kỹ hướng dẫn: Hiểu rõ các bước thay thế và các lưu ý an toàn.
- Chuẩn bị dụng cụ: Đảm bảo có đầy đủ dụng cụ cần thiết.
- Ngắt nguồn nước: Trước khi thay lõi, hãy ngắt nguồn nước cấp vào máy lọc.
- Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh các bộ phận tiếp xúc với nước trước khi lắp đặt lõi lọc mới.
Máy lọc nước công nghệ nào tối ưu nhất hiện nay?
Hiện nay, công nghệ CDI (Capacitive Deionization) được đánh giá là một trong những công nghệ lọc nước tối ưu với nhiều đểm nổi bật như:
- Loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm: Kim loại nặng, chất hữu cơ, vi khuẩn…
- Giữ lại khoáng chất có lợi: Cần thiết cho cơ thể.
- Tiết kiệm chi phí: Ít lõi lọc, tuổi thọ lõi cao.
- Bền vững: Giảm thiểu rác thải.
Capactive Deionization (CDI) được biết đến vào năm 1960, do hai nhà khoa học Blair và Murphy ở Mỹ. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng nghiên cứu đã tăng vọt. Ứng dụng CDI trên thế giới đã trở nên phổ biến hơn nhiều, thống kê năm 2019 có hơn 561 sáng chế về công nghệ CDI.
Tại Việt Nam, Maxdream là đơn vị sản xuất ra máy lọc nước ứng dụng công nghệ CDI. Các sản phẩm hoàn thiện của Maxdream CDI qua nhiều kiểm định hiệu quả lọc từ các nguồn nước khác nhau đều đạt được chất lượng nước uống trực tiếp QCVN06-01:2010/BYT, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Tham khảo một số sản phẩm lọc nước của Maxdream CDI:
Hãy liên hệ ngay với Maxdream để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao!
Những Thắc Mắc Thường Gặp Lắp Đặt Máy Lọc Nước Tổng Maxdream CDI
Máy lọc tổng Maxdream CDI là hệ thống lọc nước sử dụng công nghệ điện siêu hấp thu CDI tiên tiến nhất hiện nay, giúp loại bỏ các ion kim loại nặng, vi khuẩn, virus, các chất độc hại khác trong nước và giữ lại các vi khoáng có lợi cho cơ thể.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tại các quốc gia đang phát triển, 80% bệnh tật có liên quan đến nguồn nước và môi trường ô nhiễm. Riêng tại Việt Nam, thống kê từ Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường cho thấy mỗi năm có đến 9.000 người tử vong và 200.000 người mắc bệnh ung thư do ô nhiễm nguồn nước.
Với thực trạng này, việc sử dụng hệ thống lọc tổng giúp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất là điều cực kỳ cần thiết. Và máy lọc nước tổng Maxdream CDI với nhiều ưu điểm vượt trội về công nghệ, chất lượng lọc, được nghiên cứu và ứng dụng trực tiếp trên 100% nguồn nước tại Việt Nam đang được rất nhiều gia đình Việt quan tâm lựa chọn.
Tuy nhiên, người dùng vẫn còn nhiều thắc mắc trước khi ra quyết định có nên sử dụng máy lọc nước tổng Maxdream CDI không như:
- Có thể uống trực tiếp nước sau lọc không?
- Máy có xử lý được nước nhiễm phèn, nhiễm cứng?
- Phù hợp với mô hình nhà nào?
- Chi phí lắp đặt?
- Yêu cầu lắp đặt?
- Cách kiểm tra chất lượng nước đầu ra?
- Hệ thống có báo thay lõi định kỳ không?
- Thay lõi có khó và tốn kém không?
- Máy có tốn điện và nước không?
- …
Bài viết này, Maxdream sẽ giải đáp a-z các thắc mắc, giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định có nên sử dụng máy lọc tổng Maxdream CDI hay không.
Có thể uống nước trực tiếp từ máy lọc tổng Maxdream CDI không?
Có thể uống nước trực tiếp tại vòi từ máy lọc tổng Maxdream CDI nhưng tùy vị trí lắp đặt và lựa chọn điểm lấy nước của chủ nhà.
Nước sau lọc Maxdream CDI đạt 21 chỉ tiêu QCVN 01:2009/BYT ở các khu vực: phòng tắm, nước sinh hoạt hoặc nhà vệ sinh,… an toàn cho sinh hoạt. Tuy nhiên, chưa thể uống trực tiếp.
Để uống trực tiếp, Maxdream sẽ lắp đặt thêm cấp lọc vi sinh ngay tại vòi nước uống tại các điểm bếp, phòng khách, phòng ngủ,… để đạt thêm 5 chỉ tiêu vi sinh QCVN 06-1:2010/BYT.
Nước nhiễm phèn, nhiễm cứng có lắp hệ thống lọc tổng Maxdream CDI được không?
Hệ thống lọc tổng Maxdream CDI ứng dụng công nghệ lọc CDI, có khả năng xử lý hiệu quả các vấn đề về nước nhiễm phèn, nhiễm cứng, bao gồm:
- Nước nhiễm phèn: Loại bỏ hoàn toàn các ion kim loại nặng như Asen, Sắt, Mangan,… đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Nước nhiễm cứng: Loại bỏ cặn bẩn, làm mềm nước, giúp bảo vệ các thiết bị gia dụng và đường ống nước.
- Các chất hữu cơ: Loại bỏ thuốc trừ sâu, dioxin, amoniac,… đảm bảo nguồn nước an toàn cho sinh hoạt.
- Khử mùi, khử màu, khử độc: Loại bỏ mùi tanh, hôi, màu vàng, nâu,… mang đến nguồn nước trong vắt, tươi mát.
Hệ thống lọc tổng Maxdream CDI lọc nước bằng điện cực kết hợp, giúp loại bỏ các tạp chất có hại trong nước và giữ lại các khoáng chất có lợi. Hệ thống có thể hoạt động hiệu quả với nhiều nguồn nước khác nhau, bao gồm nước máy, nước giếng khoan, nước cứng, nước nhiễm kim loại nặng,…
Máy lọc tổng Maxdream CDI phù hợp với những mô hình nhà ở nào?
Máy lọc tổng đầu nguồn Maxdream CDI phù hợp với hầu hết các mô hình nhà ở, từ nhà phố, biệt thự đến nhà vườn, khu nghỉ dưỡng. Hệ thống tối ưu, phù hợp với kiến trúc gia đình Á Đông.
Hệ thống có thể lắp đặt tại nhiều khu vực địa lý, xử lý được đa dạng nguồn nước, kể cả nguồn nước bị nhiễm phèn nặng. Maxdream sẽ hỗ trợ khảo sát và đưa ra giải pháp phù hợp cho từng mô hình nhà ở, đặc điểm nguồn nước.
Đối với nhà chung cư có kết cấu khép kín, hạn chế về diện tích, Maxdream sẽ khảo sát và đánh giá mức độ khả thi để đưa ra giải pháp (lọc tổng hay lọc gia đình).
Chi phí lắp đặt máy lọc tổng Maxdream CDI bao nhiêu?
Maxdream miễn phí lắp đặt máy lọc tổng Maxdream CDI tại nhà.
Máy lọc tổng Maxdream CDI lắp đặt trực tiếp với nguồn nước máy như thế nào?
Nếu đo áp lực nước khoảng 2 – 3 bar, hệ thống lọc sẽ được kết nối trực tiếp với đường ống. Còn nếu áp lực nước nằm ngoài 2 – 3 bar, cần lắp thêm van tăng áp, giảm áp, bồn nguồn… để điều chỉnh áp lực nước trước khi kết nội máy lọc nước tổng.
Trước khi lắp đặt máy lọc tổng Maxdream CDI, kỹ thuật viên sẽ tiến hành đo áp lực nước máy đầu vào và lựa chọn phương án lắp đặt phù hợp để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
Đo áp lực nước:
Kỹ thuật viên sử dụng thiết bị chuyên dụng để đo áp lực nước tại vị trí lắp đặt dự kiến. Áp lực nước máy lý tưởng để vận hành máy lọc tổng Maxdream dao động trong khoảng 2 – 3 bar.
Lựa chọn phương án lắp đặt:
- Nếu áp lực nước đạt yêu cầu, khoảng 2 – 3 bar:
- Nước máy sẽ được kết nối trực tiếp với máy lọc tổng qua đường ống.
- Nước sau khi lọc sẽ được lưu trữ trong bồn chứa thành phẩm để sử dụng cho cả gia đình.
- Nếu áp lực nước nằm ngoài khoảng 2 – 3 bar
Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng nguồn nước và tư vấn phương án phù hợp.
-
- Lắp đặt thêm van giảm áp: Giúp điều chỉnh áp lực nước xuống mức phù hợp với máy lọc tổng.
- Sử dụng bơm tăng áp: Giúp tăng cường áp lực nước đầu vào, đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy lọc tổng.
- Lắp đặt thêm bồn nguồn: Giúp dự trữ nước và tạo áp lực ổn định cho hệ thống.
Máy lọc tổng Maxdream CDI kết nối với hệ thống điện như thế nào?
Máy lọc tổng Maxdream CDI được sản xuất tại Việt Nam, được thiết kế và chế tạo phù hợp với điều kiện điện lưới Việt Nam: điện áp 220V.
Ngoài ra, máy lọc tổng Maxdream CDI có thể hoạt động ổn định trong dải điện áp rộng từ 180V đến 250V. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng máy ngay cả khi điện áp không ổn định.
Sau khi lắp đặt máy lọc tổng Maxdream CDI, làm thế nào biết chất lượng nước đầu ra luôn đạt chuẩn?
Sau khi lắp đặt hệ thống lọc tổng CDI của Maxdream, chúng tôi sẽ lấy mẫu kiểm định nước tại Pasteur, Quatest, Eurofin hoặc Viện Y tế Công Cộng, đảm bảo nước đầu ra chất lượng trước khi bàn giao. Bên cạnh đó, các gói bảo hành, bảo trì của Maxdream đều có dịch vụ hỗ trợ kiểm tra chất lượng nước định kỳ cho quý khách hàng.
Ngoài ra, trên máy lọc tổng Maxdream CDI có sẵn màn hình Led hiển thị các thông số về chất lượng nước đầu vào, đầu ra và cảnh báo hoạt động của máy. Chinh vì thế khách hàng có thể theo dõi chỉ số này để nắm bắt các thông tin về chất lượng nước xử lý và thay lõi định kì để luôn có nguồn nước an toàn để sử dụng.
Quan sát bằng mắt thường:
Nước sạch sau lọc sẽ có màu trong, vị ngọt thanh, không mùi lạ, không có cặn bẩn, lơ lửng.
Sử dụng bút thử TDS:
Do thông thường máy lọc tổng mình hay lắp đặt trên tầng thượng , trên nóc nên vấn đề theo dõi màn hình hiển thị của máy có nhiều bất tiện. Vậy nên khách hàng có thể mua bút TDS để kiểm tra chất lượng nước ngay tại vòi sử dụng so sánh với chỉ số mà Kỹ thuật viên đã bàn giao trước đó để yên tâm hơn.
Dùng bút thử TDS đo lượng chất rắn hòa tan trong nước. Nước có hàm lượng TDS thấp (thường dưới 500 ppm) được coi là nước sạch.
Sử dụng bộ thử pH:
Bộ thử pH đo độ axit/kiềm của nước. Nước sạch có độ pH trung tính (khoảng 6 – 8 chấm).
Hệ thống lọc tổng Maxdream CDI có chức năng báo thay lõi định kỳ không?
Có. Hiện tại dòng máy Maxdream CDI có chức năng theo dõi cảnh báo chất lượng nước 24/7 giúp người dùng biết thời điểm chính xác để thay lõi lọc.
Thay lõi lọc tổng Maxdream CDI có khó không? có tốn kém không?
Quy trình thay lõi lọc tổng Maxdream CDI khá đơn giản và ít tốn kém. Định kỳ 6 tháng/ 1 lần, nhân viên của Maxdream sẽ đến kiểm tra hệ thống lọc và bảo trì hệ thống lọc tổng. Maxdream cam kết bảo hành lõi tiêu hao CDI 1 năm không phân biệt nguồn nước. Khi cần thay lõi lọc, khách hàng nên liên hệ Maxdream để được hỗ trợ. Quy trình thay lõi:
- Bước 1: Khách hàng liên hệ Maxdream và đặt lịch thay lõi. Lưu ý bước này Maxdream chỉ có 1 số tổng đài chăm sóc khách hàng bảo hành bảo dưỡng là 0888 755 211. Các số khác gọi để thay lõi khách hàng lưu ý check lại thông tin để đảm bảo thay hàng chính hãng không bị lừa bởi các đơn vị chuyên làm dịch vụ thay lõi.
- Bước 2: Kỹ thuật viên Maxdream sẽ liên hệ hẹn lại lịch thay lõi và báo chi phí với khách hàng.
- Bước 3: Kỹ thuật viên Maxdream sẽ đến tận nhà để thay lõi. Quy trình thay lõi diễn ra nhanh chóng và chuyên nghiệp.
- Bước 4: Khách hàng nghiệm thu và kí biên bản bảo dưỡng, thay lõi. Sau đó thanh toán chi phí dịch vụ.
Chi phí thay lõi lọc có sự khác biệt giữa tiền lọc và lõi lọc CDI, liên hệ tổng đài Maxdream để cập nhật thông tin chính xác theo từng thời điểm.
Máy lọc tổng Maxdream CDI có tốn điện không?
Mức tiêu thụ điện năng của máy lọc tổng Maxdream CDI khá thấp do chỉ hoạt động khi có nhu cầu sử dụng nước và sử dụng công nghệ lọc tiên tiến. Mức tiêu thụ điện năng của máy lọc tổng Maxdream CDI:
- Công suất: 80W – 240W và chỉ hoạt động khi nước trong bồn bị giảm, còn đầy bồn thì sẽ ngưng không tính điện năng. Nên thông thường máy Maxdream chỉ hoạt động tầm 5 -10 tiếng/ ngày.
- Trung bình: 1-3 kWh/ngày.
So sánh với các thiết bị điện khác, sử dụng hệ thống lọc tổng Maxdream CDI chỉ tương đương với một chiếc quạt điện tiết kiệm năng lượng. Mức tiêu thụ điện năng thấp, không ảnh hưởng đáng kể đến hóa đơn tiền điện của gia đình.
Máy lọc tổng Maxdream CDI có tốn nước không?
Máy lọc tổng Maxdream CDI không tốn nhiều nước nhờ sử dụng công nghệ lọc tiên tiến. Tỉ lệ nước thải của máy chỉ từ 5% đến 20%, nghĩa là 80% – 95% lượng nước đầu vào sẽ được sử dụng. Lượng nước tiêu thụ thực tế phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Chất lượng nước đầu vào: Nước có nhiều cặn bẩn sẽ khiến máy phải hoạt động nhiều hơn và tiêu thụ nhiều nước hơn.
- Công suất máy: Máy có công suất lớn sẽ tiêu thụ nhiều nước hơn máy có công suất nhỏ.
- Nhu cầu sử dụng nước của gia đình: Gia đình sử dụng nhiều nước sẽ khiến máy hoạt động nhiều hơn và tiêu thụ nhiều nước hơn.
Làm thế nào tiết kiệm điện & nước khi dùng máy lọc nước tổng Maxdream CDI?
Để sử dụng máy lọc nước tổng Maxdream CDI tiết kiệm điện nước, cần lắp đặt đúng vị trí, chọn công suất phù hợp, bảo trì định kỳ, sử dụng đúng cách và bật chế độ tiết kiệm điện. Cụ thể:
Lắp đặt máy lọc nước:
Lắp đặt máy lọc nước tại vị trí có nguồn nước đầu vào ổn định, giúp máy hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện năng, nước. Tránh lắp đặt máy ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có nhiệt độ quá cao.
Sử dụng đúng công suất:
Lựa chọn máy lọc nước có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng nước của gia đình sẽ tối ưu điện năng sử dụng.
Bảo trì và vệ sinh định kỳ:
- Vệ sinh màng lọc và các bộ phận của máy lọc nước định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Thay thế lõi lọc khi đến hạn sử dụng.
- Bảo trì định kỳ giúp máy hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện năng, nước.
Sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước:
- Tắt vòi nước khi không sử dụng.
- Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm nước.
- Tái sử dụng nước cho các mục đích khác như tưới cây, lau nhà.
Máy lọc nước tổng Maxdream CDI có ồn không?
Không, máy lọc tổng Maxdream CDI hoạt động rất êm ái. Độ ồn của máy chỉ từ 40dB đến 50dB, tương đương với tiếng nói chuyện bình thường.
Máy lọc tổng Maxdream CDI có dễ dử dụng không?
Máy lọc tổng Maxdream CDI rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần bật nguồn và hệ thống sẽ tự động hoạt động.
Máy lọc tổng Maxdream CDI có thể sử dụng cho hộ gia đình bao nhiêu người?
Máy lọc tổng Maxdream CDI có nhiều công suất khác nhau (khoảng 3 – 8 khối/ ngày), phù hợp với nhu cầu sử dụng nước của các hộ gia đình từ 2 đến 10 người. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng cao hơn thì Maxdream vẫn có nhiều giải pháp lọc phù hợp khác.
Dòng máy lọc tổng Maxdream CDI nào bán chạy nhất hiện nay?
Hiện nay, có 2 hệ thống lọc tổng Maxdream CDI đang bán chạy gồm:
Máy lọc tổng Maxdream CDI trong nhà S01: Công suất 3-4 khối/ ngày, có giá 74.500.000 đồng.
Máy lọc tổng Maxdream CDI ngoài trời C01: 100.000.000 – 134.000.000 đồng (tùy công suất).
Máy lọc tổng Maxdream CDI bảo hành như thế nào?
Khách hàng mua máy lọc tổng Maxdream CDI hoàn toàn yên tâm sử dụng nhờ chính sách bảo hành hấp dẫn:
- Hỗ trợ 1 đổi 1 hoàn toàn mới trong vòng 15 ngày nếu sản phẩm gặp lỗi kỹ thuật.
- Hỗ trợ bảo hành lên tới 12 tháng với ly lọc, phần mạch, nguồn điện và vật liệu lõi CDI.
Hi vọng những thắc mắc thường gặp khi lắp đặt máy lọc tổng Maxdream CDI sẽ giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm. Liên hệ để biết thêm chi tiết!
Nước đun sôi để nguội liệu có tốt?
Vi khuẩn trong nước đã được đun sôi ở 100 độ C thường đã bị tiêu diệt, nhưng ít ai biết rằng nếu để nguội trên 2 giờ đồng hồ thì nước đã bắt đầu có vi khuẩn và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn sẽ tăng lên rất nhiều. Nhận định của các nhà khoa học đã cho thấy sự bất cập trong việc uống nước đun sôi để nguội. Vậy loại nước nào mới là loại nước tốt?
Tìm hiểu về nước đun sôi để nguội
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, trước đây, nguồn nước tự nhiên không hoặc ít bị ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn như bây giờ. Trong nước có chứa lượng oxy và chất khoáng cực tốt, đặc biệt là khí oxy khi uống vào sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong ruột tiêu hóa rất tốt. Với những nguồn nước sạch tự nhiên, có thể uống và dùng được ngay. Đây là loại nước tốt nhất cho cơ thể.
Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước vừa bị nhiễm hóa chất, vừa chứa nhiều vi sinh vật và kí sinh trùng nên khó có thể dùng ngay. “Uống nước đun sôi là giải pháp tốt của người dân. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, kí sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước.
Tuy nhiên, việc đun sôi nước để uống cũng bộc lộ nhiều nhược điểm”, ông Thịnh nói.
Thứ nhất, nhiệt độ đun sôi đã làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần cho cơ thể. Do đó, khi con người uống loại nước này sẽ khó tiêu hơn. “Cá có thể sống trong môi trường nguồn nước tự nhiên nhưng nếu bạn đặt chúng trong một chậu nước đun sôi để nguội, chắc chắn nó sẽ chết. Với con người, tất nhiên sẽ không chết như vậy song nếu uống nước đun sôi để nguội như vậy, tức là sẽ thiếu lượng oxy trong nước, gây cản trở vi sinh vật trong đường ruột phát triển. Lượng oxy này khá cần thiết vì người ta chỉ có thể đưa oxy vào phổi chứ không đưa vào ruột”, ông Thịnh nói thêm.
Nhược điểm thứ hai là nguy cơ tái nhiễm khuẩn trong nước đun sôi để nguội rất cao. Càng để lâu, nước càng bẩn. Tiến sĩ Thịnh phân tích, trong nước càng nhiều vi sinh vật, càng nhiều trứng kí sinh trùng bao nhiêu, khi đun sôi, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bị phân rã tạo thành chất hữu cơ trong nước và tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho những vi sinh vật ở ngoài. Trong khi đó, môi trường bên ngoài chứa rất nhiều vi sinh vật. Các vi khuẩn có trong nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Thứ ba, nhiệt độ đun sôi chỉ xử lý được vi sinh vật, vi khuẩn chứ không tác động nhiều đến các tạp chất, kim loại nặng như chì, phèn sắt, gỉ sét, đồng, nhôm, thủy ngân, arsen, nitrit, nitrat…
Nguy cơ uống nước đun sôi để nguội nhiều ngày
Lúc này, nguy cơ tái nhiễm rất lớn, nước sẽ nhanh bị thiu và lượng vi sinh vật nhân lên gấp bội, thậm chí loại nước này còn độc hại hơn lúc chưa đun. Đồng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cũng đưa cảnh báo cần thay đổi ngay thói quen đun 2-3 ấm nước để nguội, cho vào bình uống dần cả tuần.
Nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại, sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nước mới với nhau sau khi đun, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể.
Uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khỏe, ví dụ chất muối axit nitrat (là một chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội. Sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axit nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg.
Nước đun sôi để nguội có tốt không
Đun nước để uống là cần thiết nhưng không phải là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần.
Ngoài ra, nước sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái chế để chứa nước. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín.
Đối với những bình đựng nước bằng nhựa kém chất lượng (nhất là những loại nhựa trôi nổi trên thị trường) thì khả năng nhiễm độc từ chúng là rất cao. Các loại bình nhựa này khi đựng nước có thể giải phóng phân tử hữu cơ, đặc biệt là nếu đựng nước nóng thì loại nhựa này sẽ phôi ra vào trong nước những tạp chất chứa trong nó.
Hiện nhiều gia đình có thói quen uống nước tinh khiết thay cho nước sôi để nguội. Thế nhưng, nước tinh khiết (loại nước được lọc bằng công nghệ thẩm thấu ngược RO lọc rất sạch nhưng cũng không còn vi khoáng) cung cấp nước mà không chứa các chất cần thiết cho cơ thể.
Thay vào đó nên có quen sử dụng nước khoáng, không chỉ làm dịu nhanh cơn khát mà còn bổ sung các vi khoáng có lợi cho cơ thể. Theo các nghiên cứu, khoáng chất trong nước như Magie, Kali, Canxi, Natri… được hấp thụ tốt hơn cả khoáng trong thức ăn.
Xem thêm: Phân biệt nước khoáng, nước suối và nước tinh khiết.
Nên lựa chọn các thương hiệu nước khoáng tự nhiên, hạn chế sử dụng nước bổ sung khoáng nhân tạo không rõ nguồn gốc. Nước đóng bình, đóng chai tiện đấy nhưng nếu bạn thấy phiền khi phải mua rồi trữ sẵn, bê lên từng tầng, lên máy nóng lạnh… bạn có từng nghĩ sẽ tạo ra nước giữ khoáng/ nước khoáng ngay tại nhà mình để sử dụng không? Maxdream hân hạnh là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các giải pháp lọc nước tại nhà giữ khoáng tự nhiên chất lượng nước đóng chai.
Những lưu ý khi sử dụng nước đun sôi để nguội
Đun sôi nước là cần thiết để diệt vi khuẩn nhưng chưa phải giải pháp tối ưu vì không xử lý được các kim loại nặng, chất hóa học… và làm biến đổi các hợp chất có lợi trong nước, tạo ra các chất có hại.
Nên sử dụng ngay sau khi để nguội, sau 2 giờ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và càng để lâu càng sinh sôi khủng khiếp hơn.
Khuyến cáo nên sử dụng nước khoáng có lợi cho sức khỏe.
Phân biệt nước khoáng kiềm thiên nhiên và nước ion kiềm
Cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu con người về sử dụng nguồn nước cũng dần trở nên khắt khe hơn. Chính vì thế mà trên thị trường xuất hiện nhiều khái niệm nước khác nhau gây hoang mang và gần đây nhất đang được sự chú ý của đông đảo mọi người là nước khoáng kiềm thiên nhiên và nước ion kiềm với chi phí đắt đỏ nhưng lại được nhiều người chọn lựa.
Vậy hai nguồn nước này có gì khác nhau, thực chất nên sử dụng nguồn nước nào để cơ thể luôn khỏe mạnh? Hãy cùng Maxdream phân tích qua bài viết dưới đây.
Nguyên lý của nước ion kiềm và nước khoáng kiềm thiên nhiên
– Nước ion kiềm hay còn gọi là nước kiềm nhân tạo thường được tạo ra bằng thiết bị điện phân, phân tách các phân tử nước thành ion H⁺ và OH ̄ và giữ cho hàm lượng OH ̄ (tính kiềm) lớn hơn H⁺ (tính axit) dẫn đến chỉ số pH trong nước nghiêng về bazơ (pH: 8.0 – 9.5). Thường nước này chỉ có tính kiềm và không có thể hiện khoáng chất.
– Nước khoáng kiềm thiên nhiên được hiểu là nguồn nước có chứa nhứng ion kiềm tự nhiên trong nước có thể kể đến như: HCO3, Na, K, Ca, Mg….được tạo ra từ quá trình nước trong thiên nhiên thấm thấu qua các lớp địa chất để loại bỏ các chất cặn bẩn, các độc hại bên cạnh đó tích tụ các khoáng chất tồn tại dưới dạng ion hòa tan trong thời gian dài.
Quá trình này hoàn toàn tự nhiên và không có sự can thiệp của con người. Chính những ion kiềm trong nước có sẵn một cách tự nhiên nên nước này được gọi là nước KHOÁNG KIỀM THIÊN NHIÊN. Việc tìm được nguồn nước khoáng kiềm thiên nhiên & không ô nhiễm là chuyện không hề dễ dàng.
Nước ion kiềm và nước khoáng kiềm thiên nhiên nên sử dụng nước nào?
Dựa vào nguyên lý nhận biết của hai loại nước trên thì có thể dễ dàng nhận thấy việc sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên là lựa chọn hàng đầu. Việc sử dụng nước ion kiềm phải cận trọng trong việc xử lý tiền lọc để loại bỏ các ion hòa tan độc hại trong nước vì quá trình điện phân nước là hoàn toàn độc lập, không có tác dụng lọc sạch các chất độc, cặn lửng lơ trong nước.
Ta cần lưu ý, không phải nước nào mang tính kiềm cũng uống được, như nước bị ô nhiễm hoặc là nước biển (pH 7.5 – 8.5). Thật ra, các nguồn nước trong tự nhiên (nước suối, nước ngầm, nước sông…) đều có chứa khoáng chất kiềm do quá trình tiếp xúc với đất đá nhưng đồng thời cũng chứa nhiều nguy cơ nhiễm kim loại nặng và các chất độc do tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng cao…..vì thế chưa thể sử dụng ngay mà phải qua thêm quá trình lọc.
Công nghệ tạo nước khoáng kiềm thiên nhiên
Để đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp an toàn QCVN6-1:2010/BYT, thông thường phải lọc nước qua 2 công nghệ tiên tiến nhất RO và CDI, tuy nhiên mỗi công nghệ đều có ưu nhược điểm.
Công nghệ RO thì được biết đến lâu đời và sử dụng rộng rãi trong các máy lọc nước gia đình, công nghệ làm nước đóng bình hiện nay vì nó có thể lọc hiệu quả các chất hòa tan trong nước bao gồm cả khoáng kiềm đưa nước về nước tinh khiết.
Công nghệ CDI thì phát triển sau nhưng lại có những lợi thế ưu việt khắc phục nhược điểm của công nghệ RO như việc tiết kiệm nước thải, tiết kiệm điện, tiết kiệm lõi lọc và hơn hết là việc xử lý có chọn lọc các ion hòa tan trong nước, loại bỏ ion độc nhưng vẫn giữ được khoáng kiềm thiên nhiên trong nước. Cho nguồn nước đạt QCVN06-01:2010/BYT nhưng vẫn giữ khoáng tự nhiên tốt cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: So sánh công nghệ lọc nước CDI và RO
Với công nghệ lọc nước CDI có thể ứng dụng hiệu quả lọc nước giữ khoáng kiềm tự nhiên tốt cho cơ thể hoặc làm tiền lọc cho các máy lọc nước ion kiềm hiện nay để tăng hiệu quả yên tâm sử dụng.
Đăng kí khảo sát thực tế nguồn nước để có sự lựa chọn phù hợp cho gia đình Maxdream – Giải pháp ấn tượng VÌ MÔI SINH
TRUYỀN THÔNG NÓI GÌ VỀ MAXDREAM
Máy lọc nước điện cực thuần Việt đầu tiên
Mẫu nước đen ngòm ở kênh Nhiêu Lộc sau khi đưa vào máy lọc công nghệ CDI có thể dùng để… pha trà!
TS Đỗ Hữu Quyết là “cha đẻ” của dự án máy lọc nước công nghệ CDI, còn gọi là công nghệ điện cực kết hợp. Dự án mới đây lọt tốp 50/2.000 dự án khởi nghiệp xanh trong nước và quốc tế do StartUp Wheel – một trong những cuộc thi khởi nghiệp lớn nhất Đông Nam Á – bình chọn.
Lõi CDI “made in Vietnam”
Gặp TS Đỗ Hữu Quyết tại InnoEx 2023 – sự kiện quốc tế thường niên thúc đẩy đổi mới sáng tạo dành cho doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN tổ chức vào cuối tháng 8-2023, chúng tôi được anh giới thiệu kỹ lưỡng về sản phẩm máy lọc nước “3 khỏe – 4 xanh”.
Anh Quyết cho biết thông thường một máy lọc nước có 8-10 lõi lọc nhưng sản phẩm của anh chỉ cần 4 lõi lọc. Đó là lõi PP 5 Micron, lõi than hoạt tính CTO, lõi nano Silver và lõi CDI. “Lõi CDI chính là “con át chủ bài”, được nghiên cứu, sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam và đã có đơn hàng đầu tiên ở thị trường quốc tế. Máy lọc nước CDI là sản phẩm đầu tiên ở Việt Nam đã làm chủ công nghệ lọc nước đạt tiêu chuẩn quốc gia và hướng tới tiêu chuẩn EPA của Mỹ” – TS Đỗ Hữu Quyết hào hứng.
Giải thích thêm về cơ chế hoạt động của sản phẩm, anh Quyết cho biết bộ lọc CDI sử dụng các cặp điện cực siêu hấp thu âm – dương làm từ vật liệu nano các-bon, có khả năng hấp thu ion gấp khoảng 1 tỉ lần so với điện cực thông thường. Khi dòng nước đi qua các cặp điện cực này, nhiều chất độc như As, Pb, Hg… hay kim loại nặng như Fe, Mn, Cr, Cu… và một phần chất khoáng bị giữ lại. Điện cực sẽ đẩy các ion thải ra ngoài với tỉ lệ 5%-20%, phần nước lọc được làm sạch và thu hồi chiếm 80%-95%. Đặc biệt, các tấm điện cực còn tạo ra một điện trường lớn giúp tiêu diệt vi khuẩn trong nước.
Nhớ lại lần kiểm tra mẫu thử ở kênh Nhiêu Lộc, TS Đỗ Hữu Quyết cho hay sau khi đưa mẫu nước đen ngòm vào máy lọc, anh và cộng sự đã thu được nước sạch. Cả nhóm dùng nước này để pha trà và nhâm nhi ở dưới hàng cây gần đó. “Hơn ai hết, chúng tôi phải là người thử nghiệm sản phẩm của mình để bảo đảm an toàn trước khi ứng dụng vào thực tế” – anh Quyết bày tỏ.
TS Đỗ Hữu Quyết với sản phẩm máy lọc nước công nghệ CDI đầu tiên tại Việt Nam
Nói về tiêu chí “3 khỏe – 4 xanh”, TS Đỗ Hữu Quyết cho hay 3 “khỏe” gồm: lọc sạch, giữ khoáng tốt và điều chỉnh tỉ lệ khoáng giữ lại phù hợp; còn 4 “xanh” gồm: giảm nước thải gần 5 lần so với công nghệ truyền thống, tiết kiệm lõi lọc và thời gian thay lõi lọc gấp 2 lần, tiêu thụ ít điện và không dùng hóa chất. Nhà khoa học giải thích trong nước có 21 vi dưỡng chất cần thiết, nếu không chọn lọc kỹ phân tử sẽ vô tình làm mất dưỡng chất tốt. Ngoài ra, máy lọc nước cũng có thể điều chỉnh vị nước phù hợp với thói quen uống nước của mỗi người, vùng miền.
Sau hơn 1 năm đưa máy lọc nước công nghệ CDI vào sử dụng ở phòng thí nghiệm để phục vụ sinh viên nghiên cứu, GS-TS Nguyễn Hữu Lâm, Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã đưa ra đánh giá khá tốt. Theo ông Lâm, máy lọc nước 2 lần mà viện này từng sử dụng tiêu tốn rất nhiều điện nhưng lượng nước lọc ra rất ít và phải thường xuyên bảo trì. Còn máy lọc nước công nghệ CDI có mức độ ổn định cao và bảo đảm an toàn trong khi sử dụng.
Trên thị trường, sau 2 năm ra mắt với giá bán dao động 8-10 triệu đồng/chiếc, sản phẩm máy lọc nước CDI cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực. Hơn 70% đơn hàng mới đến từ sự giới thiệu của khách hàng cũ. Chị Hương sau khi sinh con đã quyết định mua máy lọc nước sạch để sử dụng trong gia đình. Qua thực tế sử dụng, chị nhận xét máy lọc nước CDI có chất lượng hoàn toàn xứng đáng với số tiền đã bỏ ra. “Nước lọc nhanh, có thể giữ khoáng tốt, đặc biệt là không tốn nhiều điện” – chị Hương cho hay.
Tuy nhiên, “cha đẻ” của máy lọc nước “made in Vietnam” nhận thấy giá thành sản phẩm còn khá cao so với mặt bằng chung. Thời gian tới, anh và các cộng sự sẽ tiếp tục cải tiến chất lượng, kích thước sản phẩm và giảm tối đa giá thành.
Trăn trở với nông dân
Theo TS Đỗ Hữu Quyết, trong những đợt hạn mặn, người dân khu vực ĐBSCL vẫn phải mua nước ngọt với giá 50.000-100.000 đồng/m3. Do đó, mong muốn của anh là không chỉ sản xuất máy lọc nước sử dụng trong hộ gia đình mà có thể xây dựng hệ thống lọc nước lợ công suất tích hợp vào các nhà máy xử lý nước.
Trước đó, năm 2014, TS Đỗ Hữu Quyết là một trong những nhà khoa học trẻ làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khu Công nghệ cao TP HCM. Thời điểm này, anh có chuyến công tác tại ĐBSCL. Chứng kiến người dân vất vả tìm nguồn nước ngọt, trẻ con phải xách can nước đi hàng cây số…, anh đau đáu trong lòng. Trở về TP HCM, anh lao vào nghiên cứu máy lọc nước với tiêu chuẩn xanh, sạch, khỏe và bền.
Anh Quyết cho biết đã dành 5 năm nghiên cứu công nghệ siêu tụ điện tại Trường ĐH bang Florida (Mỹ) và hơn 8 năm chỉ để nghiên cứu lõi lọc nước CDI. Để cho ra đời máy lọc nước công nghệ CDI đầu tiên ở Việt Nam, anh đã tiêu tốn hơn 2 triệu USD để thử nghiệm.
Trích nguồn: Báo người lao động – chuyên mục công nghệ
Công nghệ CDI xu hướng mới cho giải pháp lọc nước uống
Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, Phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường đã có buổi trao đổi và ghi nhận những chia sẻ từ Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết người đã ứng dụng công nghệ lọc CDI vào xử lý nguồn nước uống đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết và sản phẩm lọc nước công nghệ CDI mang thương hiệu Maxdream |
Phóng viên: Được biết hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp hay còn được gọi là công nghệ CDI là phát minh sáng chế của Tiến sĩ. Vậy đâu là lý do để Tiến sĩ quyết định thực hiện nghiên cứu công nghệ này?
Ts. Đỗ Hữu Quyết: Công nghệ này được tôi tập trung nghiên cứu vào năm 2016 khi nạn xâm nhập mặn diễn ra kỷ lục ở khu vực ĐBSCL. Lúc đầu tôi chỉ nghĩ có 1 nguyên lý từ công nghệ mình đang nghiên cứu có thể dùng để lọc mặn. Sau này mới biết nó là công nghệ lọc điện Capacitive deionization mà cả thế giới đang tập trung nghiên cứu vì là công nghệ xanh hiệu quả nhưng chi phí sản xuất còn đắt. Chỉ khi chúng ta làm chủ được công nghệ lọc nước thì mục tiêu để mỗi người dân đều được sử dụng nguồn nước sạch đạt chuẩn, an toàn cho sức khỏe mới sớm được thực hiện.
Tiến sĩ có thể chia sẻ thêm về quá trình nghiên cứu của bản thân và đồng nghiệp để hoàn thiện công nghệ CDI như hiện nay và trong quá trình nghiên cứu, đưa vào ứng dụng thực tiễn, Tiến sĩ và cộng sự của mình từng gặp phải những khó khăn như thế nào?
Do không biết trước nên công việc nghiên cứu lúc đầu gặp nhiều trục trặc thất bại. Rất nhiều lần nhóm làm đúng “lý thuyết” được vạch ra nhưng không lọc được gì. Sau hàng trăm lần thử nghiệm thì mới cho ra các điện cực lọc hiệu quả. Nhưng cũng may vì không biết trước nên chúng tôi tạo ra được các cấu trúc thiết kế đặc biệt cho phép lọc nước hiệu quả với chi phí thấp hơn nhiều các công nghệ tương tự trên thế giới.
Việc đưa vào ứng dụng thực tiễn lúc đầu cũng không được như ý. Các sản phẩm lọc mặn CDI được thử nghiệm và tặng các trường học, cơ sở công cộng cũng chạy tốt. Tuy nhiên để kinh doanh, gặp phải trở ngại là chi phí vẫn còn cao so với thu nhập bà con vùng ngập mặn, và mùa mặn chỉ có vài tháng, mọi người có thể mua nước bình về dùng tạm để đợi mùa nước ngọt.
Nhưng may mắn là thị trường máy lọc nước uống trực tiếp thì là rất phù hợp. Vì công nghệ này lọc mặn tốt thì lọc các chất ô nhiễm khác rất dễ dàng. Đặc biệt, chúng tôi tập trung phát triển sản phẩm lọc chọn lọc ion độc hại, điều chỉnh được vi dưỡng chất tự nhiên thì rất được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra nó là công nghệ xanh, giúp tiết kiệm nước, điện, rác thải cũng giúp giảm chi phí cho khách hàng. Chúng tôi hy vọng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường, giúp công nghệ có được sản lượng lớn, hiệu quả nghiên cứu tối ưu, sẽ giúp tạo ra các sản phẩm giá bình dân nhất có thể, lọc được cả nước ô nhiễm, nhiễm mặn cao để phục vụ được bà con.
Để nghiên cứu thành công công nghệ lọc nước CDI tại Việt Nam, Tiến sĩ Quyết và cộng sự của mình đã mất thời gian nhiều năm và hàng trăm thử nghiệm thất bại, nghiên cứu thành công công nghệ lọc nước CDI là động lực rất lớn để Ts Quyết và cộng sự của mình tiếp tục nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn. |
Tiến sĩ đánh giá công nghệ CDI so với công nghệ lọc nước đang có trên thị trường hiện nay (như công nghệ RO,…) thì có những điểm ưu việt gì?
So với công nghệ RO là công nghệ lọc nước duy nhất hiện nay lọc được các chất hòa tan ô nhiễm dạng muối, thể hiện là lọc được tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solid, TDS) thì công nghệ CDI cũng lọc được như vậy. Tuy nhiên CDI có thể lọc điều chỉnh được lượng TDS, và có thể cải tiến để lọc những chất TDS xấu, giữ lại TDS tốt là các vi khoáng chất và điện giải, và do đó vị của nước cũng phù hợp hơn cho những người nhạy cảm. Ngoài ra công nghệ CDI giúp tiết kiệm 3 đến 10 lần lượng nước thải, giảm điện năng tiêu thụ và số lõi lọc cần để bù khoáng chất, pH nước … Với các ưu điểm này, trong công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được các chứng chỉ xanh dễ dàng hơn.
Các nhà khoa học khi nghiên cứu ra sản phẩm công nghệ mới thường sẽ thực hiện chuyển giao công nghệ hoặc phối hợp với các doanh nghiệp trong ngành để sản xuất. Vậy với công nghệ CDI của mình, Tiến sĩ có kế hoạch để chuyển giao công nghệ đến các doanh nghiệp khác?
Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia của máy lọc nước Maxdream CDI |
Đúng là các công nghệ được nghiên cứu ra thì thường các nhà khoa học nghĩ đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thường đó là các cải tiến công nghệ có sẵn và phù hợp với các thị trường các nước phát triển có nhiều đơn vị ứng dụng, doanh nghiệp rất lớn ứng dụng để phát huy hiệu quả của nó. Với một công nghệ mới chưa từng có trên đất nước thì người ta thường đi đầu khởi nghiệp doanh nghiệp vì cũng phải marketing giới thiệu nhiều đến công chúng nữa. Ví dụ như các công nghệ xe điện hiện nay được thực hiện qua các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các doanh nghiệp ô tô công nghệ cũ thường sẽ bắt chước khi thấy đó là nhu cầu tất yếu, bắt buộc phải thay đổi.
Thưa Tiến sĩ với công nghệ CDI cũng như những sản phẩm mang thương hiệu Maxdream thì sẽ thích hợp và đặc biệt cần thiết cho đối tượng cũng như khu vực dân cư nào?
Với máy lọc nước uống trực tiếp thì phù hợp với tất cả các nguồn nước máy. Với các nguồn nước giếng, nước nhiễm mặn thì Maxdream cũng có các dòng sản phẩm phù hợp để xử lý triệt để các chất ô nhiễm tiềm năng.
Đối với những sản phẩm máy lọc nước công nghệ CDI đã 2 lần được đăng ký hợp chuẩn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11978:2017. Ngoài ra chúng tôi đã có 4 đăng ký bảo hộ về sáng chế, giải pháp hữu ích và khá nhiều bảo hộ về kiểu dáng công nghiệp
Định hướng của Tiến sĩ và cộng sự trong thời gian tới sẽ như thế nào để phát triển thương hiệu Maxdream cũng như đưa những tính chất ưu việt của công nghệ CDI sớm thay dần các công nghệ khác?
Thương hiệu Maxdream được phát triển dựa trên các sản phẩm sáng tạo vượt trội về chất lượng và dịch vụ chăm sóc chu đáo. Hướng tới thương hiệu được tin cậy và được các khách hàng tự giới thiệu. Việc thay thế các công nghệ khác hoàn toàn thì không phải vì mỗi công nghệ có nhiều ưu điểm riêng cho các ứng dụng khác nhau. Nhưng chúng tôi tin với xu hướng sống khỏe, tự nhiên, tiết kiệm, sản phẩm CDI sẽ ngày càng được ưa chuộng và phổ biến. Nhất là khi chúng tôi có các nghiên cứu ngày càng giảm được chi phí và tăng cường được chất lượng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để sản phẩm đưa ra thị trường có tính cạnh tranh tốt hơn nữa để mỗi người dân đều có cơ hội sử dụng nguồn nước đạt tiêu chuẩn về bảo vệ sức khỏe.
Xin cảm ơn Tiến sĩ đã dành thời gian để chia sẻ với phóng viên. Được biết Tiến sĩ và cộng sự đã và đang triển khai những dự án vì cộng đồng, trong thời gian tới rất mong được đồng hành cùng với Tiến sĩ và các cộng sự trong việc truyền thông kết quả của những dự án này./.
Trích nguồn: Tạp Chí Công nghệ Môi trường – Chuyên mục xử lý nước
Công nghệ CDI – hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp của người Việt
Tìm hiểu về công nghệ CDI
Công nghệ CDI chính là hệ thống lọc nước bằng điện cực kết hợp. Hoạt động dựa trên nguyên lý là cho nguồn nước đi song song với màng điện cực, dùng phương pháp điện phân lực hút siêu hấp thu để hút các kim loại nặng, các chất độc.
Ngược lại, những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: K,Mg, Ca, Na,…sẽ được giữ lại một phần tự nhiên. Đây là điều đặc biệt mà chỉ có công nghệ CDI làm được, bởi so với những công nghệ lọc nước truyền thống, chỉ dùng màng lọc và bơm để đẩy nước qua một màng lỗ nhỏ để loại các chất bản lớn, nhưng nhược điểm chính của các công nghệ này là nếu lỗ màng lớn thì sẽ không lọc sạch được các ion độc hoặc kim loại nặng trong nước, còn lỗ màng nhỏ quá thì lại loại bỏ hết cả những ion khoáng có lợi cho sức khỏe.
Công nghệ CDI được xem là bước đột phá trong công nghệ xử lý nước và môi trường vì:
Lọc chọn lọc ion hòa tan trong nước hiệu quả, chỉ loại các ion độc hại trong nước nhưng vẫn giữ được các khoáng tự nhiên tốt cho sức khỏe
Tỷ lệ thu hồi tới 90% giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên nước nguồn
Cấu tạo đơn giản 4 lõi, giảm gần 2 lần với các máy thông dụng trên thị trường giúp giảm thiểu lõi lọc thải ra môi trường cũng như chi phí thay thế của người sử dụng.
Điện năng thấp chỉ từ 30W – 50W giúp tiết kiệm chi phí sử dụng
Thời gian thay lõi và chi phí vận hành giảm 2 lần.
Ngoài ra với việc dòng nước đi song song với màng điện cực, không tác động trực tiếp lên màng làm cho thời gian sử dụng của lõi CDI có thể lên tới 3-5 năm, một con số khá ấn tượng so với các phương pháp lọc nước truyền thống khác.
Lõi lọc CDI 100GPD |
Công nghệ CDI quan trọng như thế nào trong cuộc sống và nguồn nước Việt Nam?
Hiện trạng nguồn nước Việt Nam
Nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm hầu hết bởi chính những nguồn thải từ khu công nghiệp và hộ dân cư làm cho nước nguồn khi chưa qua hệ thống lọc thường sẽ chứa các chất có hại như chì, asen, thủy ngân…hay các kim loại nặng như Cadimi, Crom, Đồng, Sắt, Nhôm….
Việt Nam phát triển mạnh về nông nghiệp nên vấn đề ô nhiễm từ thuốc trừ sâu cũng đang là bài toán nan giải cho nguồn nước.
Các nhà máy xử lý nước với công nghệ đơn giản và xử lý ở mức công suất lớn nên chỉ làm sạch một phần nước về căn bản không loại bỏ được các ion độc hòa tan trong nước và các ion kim loại nặng.
Tình trạng nhiễm lợ, nhiễm mặn mùa khô ngày càng phổ biến làm cho nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm. Thói quen sử dụng các máy lọc nước RO gây lãng phí một lượng lớn tài nguyên nước ngọt.
Vai trò của nguồn nước với cơ thể người Việt
Theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 -2020 Bộ Y tế công bố thì tỷ lệ trẻ em thiếu khoáng chất ở Việt Nam khá cao: “ Trên toàn quốc, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em 6-59 tháng tuổi giảm xuống 58,0%, ở phụ nữ có thai giảm xuống 63,5% nhưng vẫn ở mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nặng theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới. Tỷ lệ này vẫn còn rất cao đối với trẻ em 6-59 tháng tuổi ở miền núi phía Bắc (67,7%) và Tây Nguyên (66,6%) và còn cao hơn đối tượng phụ nữ có thai ở miền núi phía Bắc (81,9%) và Tây Nguyên (63,9%)”
Nước lại rất quan trọng đối với cơ thể, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Nhưng nếu con người thường xuyên uống nguồn nước có chứa các chất có hại sẽ rất dễ gây bệnh về đường tiêu hoá và nặng còn có thể gây ung thư.
Tắm rửa bằng nguồn nước chưa được lọc sạch cũng gây ảnh hưởng đến da. Ngoài ra, các vật dụng cũng dễ bị hư hỏng hơn do nước chứa các chất bào mòn có hại.
Nghiên cứu công nghệ CDI tại Việt Nam
Công nghệ CDI là công nghệ đầu tiên và duy nhất được nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm tra hiệu quả thực tế 100% trên nguồn nước của Việt Nam và đạt được những thành công như:
- Đăng kí sở hữu trí tuệ công nghệ siêu hấp thu CDI
- Chứng nhận máy lọc nước quốc gia của bộ khoa học công nghệ
- Hợp tác với Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Hợp quốc tế với trường Đại học Lappeenranta-Lahti University of Technology (LUT)– Phần Lan và Đại học Karlsruhe University of Applied Sciences (HKA) Cộng hòa liên bang Đức
Ưu việt của công nghệ CDI:
- Tối ưu hóa lượng nước sau lọc.
- Tiết kiệm lõi lọc.
- Tiết kiệm điện năng.
- Tiết kiệm chi phí vận hành sử dụng dài hạn.
- Sản phẩm do người Việt nghiên cứu, chế tạo và sản xuất tại Việt Nam.
Công nghệ hướng tới phát triển bền vững
TS Đỗ Hữu Quyết người sở hữu bằng sáng chế công nghệ CDI tại Việt Nam – CEO Công ty CP Maxdream chia sẻ với phóng viên về công nghệ CDI và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
Giấy chứng nhận phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia với sản phẩm của Công ty Maxdream. |
Về công nghệ: Công nghệ CDI (capacitive deionization) là công nghệ xanh khử ion bởi lực hút tĩnh điện từ các điện cực siêu hấp thu, có điện dung gấp hàng tỷ lần so với điện cực thông thường. Công nghệ này đang được hàng nghìn nhà khoa học trên thế giới tập trung phát triển để giải quyết các vấn đề nước sạch và ô nhiễm toàn cầu. CDI có sự tương đồng về nguyên lý với công nghệ siêu tụ điện được anh nghiên cứu tiên phong từ khi làm nghiên cứu sinh năm 2009 bằng các phương pháp mới. Công nghệ này tiếp tục được nghiên cứu để xử lý nước lợ từ năm 2016 khi đợt hạn mặn lớn xảy ra ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Với sự cải tiến liên tục, nhóm nghiên cứu đã đăng ký 4 sáng chế và giải pháp hữu ích cùng nhiều bảo hộ về kết cấu, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Sản phẩm được thử nghiệm nhiều năm và với chi phí giảm đi 4 – 6 lần so với các sản phẩm của Mỹ, Đài Loan, Ấn độ, bắt đầu được thương mại mạnh mẽ từ năm 2021.
Ở Việt Nam hiện chưa có sản phẩm cùng công nghệ nhưng có các sản phẩm nội địa và ngoại nhập của các công nghệ truyền thống như RO. So với các sản phẩm này, công nghệ CDI cũng lọc tinh khiết mà giữ lại được các vi khoáng tự nhiên, điều chỉnh được khoáng chất. Đặc biệt hơn là nó có độ bền vượt trội do các chất bẩn được xả ngược liên tục, giúp lượng nước thải giảm đi được 4 – 10 lần, tăng tuổi thọ các bộ lọc khác, giảm chi phí và rác thải, không cần dùng hóa chất tẩy rửa, hay muối hoàn nguyên. Về chi phí, có giá thành tương đồng với các máy RO loại tốt, nhưng tiết kiệm nhiều lần về tài nguyên điện, nước, và chi phí thay lõi lọc.
Công nghệ, sản phẩm phù hợp với thị trường
Công nghệ lọc nước CDI của TS. Quyết và những sản phẩm của Công ty Cp Maxdream nhận được những đánh giá tích cực từ các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học công nghệ, môi trường.
GS Nguyễn Hữu Lâm – ĐH Bách Khoa Hà Nội, máy Maxdream CDI của TS. Quyết xử lý hiệu quả các chất hòa tan trong nước mà lại tiết kiệm điện, tiết kiệm nước thải.
Bác sĩ Hà Duy Thọ – Máy lọc Quyết nghiên cứu đã và đang giúp cho nhiều gia đình Việt hiện nay có được nguồn nước tốt ngay tại nhà. |
Ngoài ứng dụng trong việc xử lý nước sạch phục vụ đời sống của người dân, sản phẩm Module CDI 100G của Maxdream hiện đang được sử dụng trong dự án nghiên cứu và phát triển các ứng dụng tiềm năng của công nghệ CDI với mục đích nghiên cứu ứng dụng lọc nước giữ khoáng cho cây trồng với tỷ lệ vàng Canxi, Magie, Natri kết hợp với năng lượng mặt trời.
Các sản phẩm công nghệ CDI hiện nay của Maxdream
Máy lọc nước gia đình để gầm DG01 |
|
|
Máy lọc nước gia đình nóng lạnh NL01 |
|
|
Máy lọc tổng đầu nguồn S01 |
|
|
Máy lọc tổng đầu nguồn ngoài trời C01 |
|
Với lợi thế về công nghệ, cùng sự đồng hành, hợp tác của các tổ chức nghiên cứu uy tín trong nước và quốc tế, công nghệ lọc nước CDI của TS. Quyết và Công ty cp Maxdream trong tương lai hứa hẹn sẽ đạt được những thành tựu tương xứng, đón nhận của thị trường và người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế./.
Trích nguồn: Tạp chí Công nghệ Môi Trường chuyên mục nghiên cứu trao đổi
Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết
(NLĐO)- Công nghệ lọc siêu tinh khiết của TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Truờng ĐH Bách khoa Hà Nội, đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu)…
Tại hội thảo báo cáo khoa học “Phát triển và tự chủ công nghệ nước siêu tinh khiết – Hành trình khởi nghiệp” do Viện Vật lý kỹ thuật, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tổ chức ngày 14-10, TS Đỗ Hữu Quyết, cựu sinh viên Vật lý kỹ thuật của trường, đã công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết, mở ra hướng tự chủ công nghệ, đồng thời ký kết thoả thuận cùng các giáo sư, nhà khoa học hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới này.
TS Đỗ Hữu Quyết công bố công nghệ lọc siêu tinh khiết
Công nghệ lọc siêu tinh khiết đặc biệt có ý nghĩa với ngành dược (sản xuất thuốc), ngành bán dẫn (sản xuất chip, pin mặt trời), ngành nhiệt điện (lò hơi), phòng thí nghiệm (chuẩn bị mẫu) và các ứng dụng thực tiễn khác. Công nghệ này tạo ra nước đầu ra có chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao với chi phí đầu tư và vận hành thấp.
PGS-TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, đánh giá công nghệ lọc nước của TS Đỗ Hữu Quyết đã tích hợp được hầu như mọi ưu điểm của các công nghệ lọc nước đang có hiện nay lên trên thị trường. Sản phẩm có rất nhiều ưu điểm vượt trội như hàm lượng của các ion, các chỉ số PH, màu, mùi, độ dẫn và đặc biệt là liên quan đến năng lượng tiêu thụ để sử dụng thiết bị và linh kiện thiết bị để thay thế về sau… Không chỉ ứng dụng rộng rãi trong nước, sản phẩm này có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, so với nhiều sản phẩm nhập khẩu cùng tính năng trên thị trường, nước siêu tinh khiết được công bố lần này ít tạp hơn “máy nước cất 2 lần” do lọc tốt các chất dạng khí, máy có công suất máy hoạt động gấp 10 lần, khả năng tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường gấp khoảng 20 lần. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn với ngành máy lọc nước, đặc biệt là cùng xây nền móng cho việc doanh nghiệp Việt Nam tự phát triển và nghiên cứu, tự chủ về công nghệ. Công nghệ mới đã giải quyết vấn đề chi phí cho nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dùng, thay vì bỏ ra 300, 400 triệu đồng cho một thiết bị ngoại nhập, con số này giảm chỉ còn chưa đến một nửa.
TS Đỗ Hữu Quyết giới thiệu về công nghệ lọc siêu tinh khiết
Trích nguồn: Báo Người Lao Động
Giải pháp tận dụng nguồn nước mưa làm nước sinh hoạt
Hội thảo công nghệ “Giải pháp xử lý nước mưa bằng công nghệ Capacitive Deionization (CDI)” do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM (CESTI) phối hợp với Công ty cổ phần Maxdream vừa tổ chức.
Công nghệ lọc nước CDI là công nghệ tiên tiến tại Việt Nam được Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết nghiên cứu thành công. Theo chia sẻ nước mưa khi qua hệ thống lọc CDI với 3 tầng sẽ loại bỏ được các loại bụi bẩn, các chất lơ lửng như nấm, tảo, vi sinh; hấp thu các chất hữu cơ chưa phân hủy và các chất oxy hóa; hút các độc hại và kim loại nặng đảm bảo loại bỏ lọc hoàn toàn 22 chỉ tiêu hoá, lý (bao gồm cả các chất khó lọc như Nitrat, Nitrit). Dựa qua nguyên lý siêu hấp thu kết hợp với phương pháp hấp thụ vật lý và cơ học, mang đến một nguồn nước mưa sạch, trong lành.
Do đó xử lý nước mưa bằng công nghệ CDI sẽ giải quyết được nhu cầu về nước sạch hiện nay, giảm lượng nước thải và đặc biệt có thể ứng dụng giải pháp này để góp phần cải thiện thiện tình trạng ngập tại các vùng đô thị. Theo như chia sẻ, anh Quyết rất kỳ vọng sự đón nhận từ tất cả người dân và nhà có như vậy mới có thể tận dụng được nước mưa làm nước sinh hoạt vừa an toàn, hiệu quả, giá rẻ lại góp phần tiết kiệm ngân sách cho hệ thống hạ tầng thành phố.
Được biết, chi phí đầu tư ban đầu của công nghệ CDI có thể cao hơn 2-3 lần so với công nghệ RO, giá mỗi bộ lọc nước mưa sử dụng công nghệ CDI quy mô hộ gia đình có giá từ 8-10 triệu đồng, và trên 70 triệu đồng đối với quy mô công nghiệp. Nhưng do khác biệt về tuổi thọ màng và chi phí vận hành nên chi phí tổng thể của hai công nghệ này đang tương đương nhau.
Trích guồn: Báo VOH online
Cảnh sáng nghiên cứu, chiều doanh nhân của tiến sĩ tự gọi vốn 2 triệu USD làm máy lọc nước
Khách hàng nghe đến sản phẩm ‘Made in Việt Nam’ thì gọi điện hỏi mua rất nhiều, nhưng tôi chỉ bán được 1-2 máy vì giá lúc đó lên đến 15 triệu đồng, tương đương các hãng lớn. Trong khi, khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về công nghệ mới mà tôi đang phát triển.
Tôi là Đỗ Hữu Quyết, CEO tại Công ty Cổ phần Maxdream, tiến sĩ ở Đại học Florida. Tuy nhiên, tôi không còn hứng thú với môi trường yên bình ở Mỹ. Năm 2016, mang theo nghiên cứu về công nghệ CDI, công nghệ khử ion hòa tan trong nước bằng cách áp dụng một điện áp trên hai điện cực, tôi về Việt Nam với quyết tâm khắc phục vấn đề của đất nước, đặc biệt là hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.
Từ công nghệ mới, tôi nghĩ rằng nếu đã lọc được mặn ở ĐBSCL thì sẽ lọc được nước ở khu vực khác một cách dễ dàng. Bạn bè tôi nghe được câu chuyện và đề nghị rằng sẽ góp vốn, còn tôi thì góp công nghệ vào để cùng thành lập công ty. Chúng tôi đã chi 2 triệu USD cho quá trình nghiên cứu công nghệ lõi lọc CDI.
Lúc đầu, tôi gặp khó khăn vì không có doanh thu. Khách hàng nghe đến sản phẩm “Made in Việt Nam” thì gọi điện hỏi mua nhiều lắm. Nhưng chúng tôi gần như chỉ bán được khoảng 1-2 máy. Giá sản phẩm lúc ấy tận 15 triệu, tương đương với các hãng lớn. Người dân cũng chưa nhìn nhận rõ chất lượng của công nghệ CDI, nên việc buôn bán không hiệu quả.
Vì vậy, ngoài việc truyền thông cho mọi người hiểu CDI là gì, tôi phải cải tiến sản phẩm sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, nhưng hiệu quả đạt mức cao nhất có thể. Đây là lợi thế của nhà khoa học đi làm kinh doanh, có thể chủ động nghiên cứu vấn đề mà không phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài. Bên cạnh đó, tôi phải học từ đầu nhiều kiến thức về kinh doanh. Công việc ập đến bất ngờ, khiến tôi “thở không ra hơi”.
Tôi mất 1 năm để đưa giá bán từ 15 triệu đồng xuống còn 8-9 triệu đồng, chi phí sản xuất giảm từ 50 xuống còn 4 triệu đồng. Chúng tôi cải tiến module (bộ lọc) và nguồn điện. Công nghệ lõi do tôi tự nghiên cứu, phụ kiện sử dụng hầu hết được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nên chi phí thấp, có thể cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm mới có ưu điểm lọc chất độc một cách chọn lọc, điều chỉnh được vị đậm nhạt của nước, cải thiện các khuyết điểm về chi phí bảo trì, nguồn điện… của công nghệ cũ.
Tôi chọn cách tiếp cận phân khúc cao trước để mọi người nhìn nhận rằng đây là sản phẩm có chất lượng tốt, sau đó mới về lại phân khúc bình dân. Giai đoạn ấy, nếu khách hàng yêu cầu bảo trì, bảo dưỡng, tôi cũng xách đồ nghề đến tận nơi và sẵn sàng thu hồi, đền bù nếu sản phẩm mắc lỗi. Ngoài ra, dựa trên nguồn nước của từng khu vực, hay yêu cầu riêng của khách hàng mà chúng tôi sẽ thay đổi thiết kế máy lọc cho phù hợp.
Tôi dành thời gian đến các buổi hội thảo, hội chợ… để giới thiệu sản phẩm máy lọc nước sử dụng công nghệ mới. Tôi không phát triển sản phẩm một cách tự nhiên, mà phải biết được nó mang đến những giá trị hữu ích, đặc biệt là “3 khoẻ – 4 xanh”.
Nguồn nước “3 khỏe” đáp ứng đủ 99 chỉ tiêu của Bộ Y tế, giữ lại đủ 21 loại vi dưỡng chất trong nước và có thể điều chỉnh vị ngon của nước theo nhu cầu mà không cần chất tạo vị hay chất bảo quản. Công nghệ lọc này so với các công nghệ lọc truyền thống giúp tiết kiệm khoảng 7-10 lần lượng nước thải, tiết kiệm 3 lần lõi lọc, 3 lần lượng điện tiêu thụ, cũng không dùng hóa chất để tẩy rửa. Đó chính là “4 xanh”.
Tính đến nay, hơn 1.000 máy lọc nước đã được bán và hàng nghìn bộ lọc có mặt trên toàn quốc. Chúng tôi vừa hoàn thành 40 đơn hàng vào giữa tháng 2, giờ đang chuẩn bị cho loạt đơn mới. Trong tương lai, tôi dự định mở rộng thành nhà máy, có dây chuyền sản xuất nhằm tối ưu thời gian cho các công đoạn lắp ráp thủ công.
Hiện chúng tôi vẫn chưa đến giai đoạn hoàn vốn, nhưng nhờ vào sự cố gắng của mọi người, việc vận hành công ty, phân phối sản phẩm vẫn diễn ra trơn tru, hiệu quả. Mỗi sáng, tôi nhắn tin bàn giao công việc cho nhân viên, rồi lại “trốn” vào quán cà phê gần công ty, hay một căn phòng bí mật để có không gian yên tĩnh cho việc nghiên cứu. Tôi đang cập nhật tài liệu về công nghệ CDI, các tiêu chuẩn về nguồn nước của Mỹ và WHO.
Về nhà, tôi gác lại công việc, tận hưởng thời gian dành cho gia đình. Tôi nhận nhiệm vụ đưa đón con con gái đi học. Sau giờ tan trường, tôi hay đưa bé dạo chơi ở những công viên gần nhà.
Trong nhà, tôi cũng đặt hai máy lọc mà mình sáng chế, đời đầu tiên và đời mới nhất. Ở thiết kế đầu tiên, tôi chỉ dùng dây, bình chuyền máu để đưa nước muối vào bộ lọc. Khi nghiên cứu thành công, tôi hình dung rằng nếu thương mại hoá, máy lọc nước sẽ có thiết kế đẹp như sản phẩm bây giờ được bày bán tại showroom. Trong ảnh, chiếc màu trắng là máy đời đầu và chiếc màu đen là đời mới nhất.
Đây là hồ cá của bạn nhỏ nhà tôi. Hằng ngày, chúng tôi thay nước cho hồ bằng chính nước của máy lọc công nghệ CDI. Nước máy được lọc qua CDI sẽ giúp loại bỏ clo dư và các phụ phẩm độc hại, các hóa chất xử lý nước. Các tế bào da và mang cá sẽ không bị tấn công, giúp chúng không bị ngạt. Đồng thời, lượng vi khoáng thiết yếu được giữ lại giúp cá sinh trưởng bình thường như trong môi trường tự nhiên.
Tôi tranh thủ giải trí bằng vài trận game. Thói quen này đã theo tôi từ lúc còn là sinh viên Đại học Bách khoa cho đến lúc trở thành CEO của một công ty. Tôi có sở thích chơi đi chơi lại một màn, thường là đấu với máy để tìm ra quy luật của nó.
Tôi thấy mình làm khoa học như một nghệ sĩ. Mỗi khi gặp phải những vấn đề khó, tôi thường đi bộ “thơ thẩn” dọc bờ sông để giải thoát mình khỏi những suy nghĩ cứ liên tục ập đến. Nghiên cứu với tôi là một công việc đầy lao lực, vì phải chấp nhận đánh đổi tuổi trẻ, thời gian, sự tự do.
Sau hơn 2 năm thành lập Maxdream, tôi vui mừng vì được chuyên gia nước ngoài như Đức, Phần Lan đánh giá cao và mua lại sản phẩm để nghiên cứu. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, công ty có thể đạt được sản lượng lớn, tiến đến quy mô công nghiệp. Và khi đất nước đã làm chủ được công nghệ, nhân sự, tôi cũng mong muốn mang công nghệ CDI của mình vào các nhà máy nước, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý, cũng như là sức khoẻ của người dân Việt Nam.
Tiến sĩ Mỹ bỏ việc về nước khởi nghiệp, mơ tạo việc làm “made in Vietnam”
(Dân trí) – Rời Mỹ sau 7 năm làm việc, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết về nước khởi nghiệp trong ngành công nghệ CDI với mơ ước: “Tôi muốn tự tạo ra công việc cho bản thân và nhiều người Việt Nam khác”.
Trong văn phòng công ty ở TP Thủ Đức, Tiến sĩ Đỗ Hữu Quyết cùng nhân viên đang lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm máy lọc nước ô nhiễm uống liền bằng công nghệ CDI (Capacitive Deionization).
“CDI là công nghệ khử ion hòa tan trong nước bằng cách áp dụng một điện áp trên hai điện cực. Nói cách khác, công nghệ CDI là phương pháp điện hấp thụ sử dụng sự kết hợp của môi trường hấp thụ và điện trường để tách các ion, các hạt mang điện. Khi các ion bị phân tách, loại bỏ khỏi nước, nguồn nước sạch được thu thập. Để loại bỏ các ion, các điện cực được đảo chiều để ion bị đẩy trở lại dòng nước trong chu kỳ xả thải”, tiến sĩ Quyết chia sẻ.
Giấc mơ “Made in Vietnam”
30 năm trước, khi còn là một cậu bé sống ở vùng quê Hải Dương, Đỗ Hữu Quyết đã yêu thích sáng chế nhiều vật dụng bắt tôm cá hiệu quả trong những ao làng. Lên đại học, Quyết đỗ ngành Vật lý kỹ thuật, trường đại học Bách khoa Hà Nội. Năm thứ 5, anh nhận học bổng sang Hàn Quốc, rồi tiếp tục đến Mỹ học trường đại học Florida. Học bổng chỉ trang trải học phí, để có chi phí sinh hoạt, Quyết tham gia làm nghiên cứu sinh trong nhiều dự án nghiên cứu khoa học.
Năm 2013, Quyết lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ, bắt đầu hành trình nộp đơn ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc. Tuy nhiên, trong mỗi tờ đơn, vị tiến sĩ trẻ luôn phải thể hiện mình quan tâm và yêu thích đến dự án của nhà tuyển dụng.
“Tôi cảm thấy không hạnh phúc với điều đó, tôi nghĩ bản thân có thể tự tạo ra công việc cho mình, không nhất thiết phải làm theo ý tưởng của người khác”, Quyết chia sẻ.
Tiến sĩ 39 tuổi cho biết, tuy học tập, sinh sống ở Mỹ nhiều năm nhưng anh vẫn có nhiều mối quan hệ tốt với các giáo viên, sinh viên trong ngành ở Việt Nam nên có ý định về quê hương lập nghiệp. Hơn hết, trong mắt của vị tiến sĩ trẻ lúc bấy giờ, anh nhìn thấy có “vô vàn việc làm cho người Việt Nam”.
Trước khi bắt đầu những dự án của riêng mình, anh Quyết làm chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu khu Công nghệ Cao ở TP Thủ Đức. Sau này, anh làm giảng viên thỉnh giảng ở Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
Trong một lần trò chuyện với các chuyên gia nghiên cứu về hạn mặn xảy ra ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016, Quyết nhận được nhiều câu hỏi về việc làm sao giải quyết vấn đề này. Ứng dụng từ những công trình nghiên cứu của mình ở Mỹ về công nghệ siêu tụ, Quyết bắt tay nghiên cứu.
Sau hơn một năm mày mò với gần 200 lần thất bại, tiến sĩ Quyết sáng chế được máy lọc nước lợ với tính năng hấp thụ muối, xử lý hơn 90% chất độc, ô nhiễm có trong nước. Sản phẩm sau đó được anh phối hợp cùng một người bạn ra mắt thị trường.
Dám từ bỏ, không hối tiếc
Giữa năm nay, khi đọc tin tức về tình trạng ngập nước sau mưa ở một số thành phố lớn, trong đó có Sài Gòn, TS Quyết thấy được vấn đề lớn xã hội đang hết sức quan tâm. Nhận thấy lượng nước mưa ở Sài Gòn rất lớn, anh lóe lên suy nghĩ, bản thân cần làm gì đó để giải quyết. Ngay sau đó, thiết bị lọc nước tích hợp tính năng lọc được nước mưa, nước ô nhiễm thành nước uống trực tiếp ra đời.
So với nước máy, nước mưa có độ tinh khiết cao nhưng lại chứa nhiều axit và kim loại nặng. Việc xử lý bằng công nghệ như lọc RO, lọc đa tầng, màng UF… hiệu quả không cao.
Tính đến nay, anh đã bán được hơn 500 cái máy lọc nước tích hợp lọc nước mưa uống trực tiếp và hàng nghìn modun. Thiết bị này được TS Quyết giới thiệu tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức cuối tháng 7 vừa qua.
Sản phẩm máy lọc nước, kết hợp tính năng lọc nước mưa trực tiếp của tiến sĩ Quyết có ưu điểm là sử dụng công nghệ lõi do mình tự nghiên cứu, phụ kiện sử dụng hầu hết được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nên chi phí thấp, có thể cạnh tranh trên thị trường.
Với công nghệ lọc nước CDI, ngoài việc lọc trực tiếp từ nước bẩn ra nước uống còn giữ lại nhiều dưỡng chất tự nhiên, có thể điều chỉnh được vị nước đậm, nhạt theo khẩu vị người dùng. Hơn thế, vật liệu tạo nên thiết bị còn có thể thu hồi tái chế được. Công nghệ “lọc siêu hấp thu” này tốn phân nữa số lõi lọc của các loại máy lọc nước thông thường, thời gian thay lõi lâu hơn, không dùng hóa chất độc hại để xử lý.
Hiện tại, ngoài thiết bị máy lọc mini với công suất khoảng 200 lít/ giờ, chi phí bỏ ra khoảng 15 triệu đồng còn có máy lọc bán công nghiệp có thể lọc cả nước mưa, nước giếng với công suất lọc gấp 10 lần máy mini.
“Ý tưởng này phù hợp với các hộ gia đình có nhà ở mặt đất. Nước mưa được hứng từ phễu trên mái nhà đi qua bồn chứa rồi đi vào thiết bị lọc. Nếu nhà nào cũng biết tận dụng cách này thì sẽ hạn chế việc bỏ phí nước mưa, từ đó giảm bớt cảnh ngập đường”, vị tiến sĩ quả quyết.
Tuy nhiên, vị tiến sĩ trẻ cũng gặp vô vàn khó khăn khi khởi nghiệp ở lĩnh vực khoa học ở Việt Nam. Bởi các thương hiệu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập công nghệ lõi ở nước ngoài về Việt Nam lắp ráp thành sản phẩm.
Công nghệ lọc nước mới chưa được nhiều nhà đầu tư biết đến nên khi tiếp cận thị trường, kết hợp với nhiều tập đoàn đồ gia dụng lớn, tiến sĩ Quyết thường phải mất thời gian giải thích cho mọi người hiểu: “CDI là gì?”.
Vì thế, ngoài kết hợp với những người bạn có kinh nghiệm trong kinh doanh còn dành thời gian đến các buổi hội thảo, hội chợ… để giới thiệu sản phẩm máy lọc nước sử dụng công nghệ mới của mình.
“Khi tôi nói về công nghệ lọc nước mới CDI mà có người nghe, tức là họ đã góp phần đầu tư cho tôi và sản phẩm của tôi rồi”, tiến sĩ cho hay.
Ông Đỗ Tế Châu, một giáo viên vật lý về hưu đã sử dụng máy lọc nước bằng công nghệ CDI 2 năm nay chia sẻ: “Trước khi mua sản phẩm, tôi đo trực tiếp nước đầu vào, chỉ số ion trong nước đó là 64 microgram/ lít, sau khi lọc qua máy, chỉ số này trong nước thành phẩm chỉ còn 6 microgram/ lít. Đây là chỉ số lý tưởng, an toàn cho người sử dụng”.
Từ việc ban đầu chỉ có một mình nghiên cứu, đến nay nhóm phát triển sản phẩm của tiến sĩ Quyết đã lên tới 20 người đồng hành gồm các giảng viên, nhà đầu tư cùng tham gia. Sau hàng nghìn lần thử nghiệm, đến nay anh đã có trong tay một xưởng sản xuất bị lõi máy lọc và xưởng ráp máy cũng tạo việc làm cho hàng chục nhân công. Giấc mơ tự tạo công việc cho bản thân và nhiều người Việt Nam khác của tiến sĩ đã trở thành hiện thực.
“Khi nhận thấy cách làm không phù hợp, tôi sẵn sàng từ bỏ để nghiên cứu cách làm khác tốt hơn. Tuy nhiên, quyết tâm tạo ra được sản phẩm ‘made in VietNam’ của tôi không khi nào dừng lại”, vị tiến sĩ khẳng định.
Anh cho biết, mấu chốt thành công của mình là chưa bao giờ hối tiếc khi từ bỏ nước Mỹ với nhiều cơ hội việc làm tốt về Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học.
Trích nguồn: Báo Dân Trí – Tác giả Diệp Phan
Máy lọc nước mưa uống liền của tiến sĩ 8X: tiết kiệm nước, giảm ngập thành phố
TS. Đỗ Hữu Quyết đã sáng chế ra máy lọc nước mưa sử dụng công nghệ CDI. Máy có thể lọc nước mưa uống an toàn tại gia đình, là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí nước sinh hoạt, đồng thời giảm ngập cho thành phố.
TS Quyết cho biết, so với nước máy, nước mưa có độ tinh khiết nhưng chứa nhiều axit và các kim loại nặng. Nếu sử dụng các công nghệ thông thường như lọc đa tầng, màng UF, trao đổi ion, lọc RO để xử lý thì hiệu quả không cao.
Thậm chí không lọc được các chất độc hòa tan như axit, kim loại nặng trong ion âm… Công nghệ RO phổ biến hiện nay có thể xử lý một số loại axit nhưng giá thành cao, hay hỏng màng, tốn năng lượng, lắp đặt cồng kềnh.
Từ thực tế này, TS Quyết phát triển thiết bị ứng dụng công nghệ CDI (Capacitive Deionization) sử dụng điện cực siêu hấp thu tĩnh điện để xử lý nước mưa. Ưu điểm của công nghệ CDI là giữ được các khoáng chất có trong nước, điều mà công nghệ truyền thống không làm được.
Thiết bị này cũng từng được TS Quyết giới thiệu tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức vào cuối tháng 7.2022 |
TS Quyết hiện là giảng viên thỉnh giảng của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Ông có 12 năm nghiên cứu khoa học, 7 năm nghiên cứu phát triển công nghệ CDI và 4 năm để hoàn thiện các thiết bị lọc nước trước khi đưa vào sử dụng thực tế.
TS Quyết bên hệ thống xử lý nước mưa lắp đặt tại chính gia đình mình |
LÊ NAM |
Hiện nay TS Quyết đang phát triển hai loại thiết bị máy lọc nước mưa. Một loại máy lọc mini, có thể lọc 200 lít nước/giờ, chi phí đầu tư và lắp đặt khoảng 15 triệu đồng. Ngoài ra, thiết bị máy lọc công suất lớn, có thể lọc cả nước máy, nước giếng và nước mưa thì chi phí từ 70-100 triệu đồng. Máy có thể lọc được 2 khối nước/giờ, gấp 10 lần máy lọc mini.
Chiếc máy này có thể lọc được 2 khối nước/giờ, gấp 10 lần máy lọc mini |
Theo TS Quyết, máy lọc nước mưa có thể giúp các hộ gia đình tiết kiệm vài triệu đồng tiền nước sinh hoạt một năm. Đồng thời không cần lắp thêm máy lọc nước gia đình, từ đó tiết kiệm chi phí mua sắm thiết bị và chi phí thay lõi lọc. Nếu như được sử dụng rộng rãi, thiết bị lọc nước mưa từ các mái nhà còn như một giải pháp chống ngập và thoát nước cho thành phố.
Cận cảnh máy lọc nước mưa mini gia đình |
“Nếu chỉ để lọc nước mưa thôi mọi người sẽ lo sợ là mùa khô không có nước mưa để lọc, mình hướng đến máy lọc nước máy hoặc nước giếng có tích hợp tính năng lọc nước mưa theo yêu cầu của gia chủ. 3 trong 1 như vậy chúng ta có thể chủ động nguồn nước, có nguồn nước đảm bảo cũng như tiết kiệm nước, giúp chống ngập và vấn đề thoát nước đơn giản hơn cho thành phố”, TS Quyết chia sẻ.
TS Quyết sử dụng nước mưa được lọc qua hệ thống xử lý nước bằng công nghệ CDI do chính bản thân nghiên cứu |
Ngoài xử lý nước mưa, sản phẩm này có thể xử lý nước máy, nước nhiễm phèn, nhiễm mặn… Hệ thống này cũng có thể phát triển ở quy mô công nghiệp giúp các nhà máy có thêm lựa chọn trong xử lý nước.
Trích nguồn: Báo thanh niên – Tác giả Lê Nam
Công nghệ CDI lọc axit trong nước mưa
Công nghệ CDI lọc axit trong nước mưa
Thiết bị ứng dụng công nghệ CDI do TS Đỗ Hữu Quyết, giảng viên thỉnh giảng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM phát triển có thể lọc nước mưa có thể uống an toàn.
Thiết bị được TS Quyết giới thiệu tại hội thảo về xử lý nước do Trung tâm thông tin, thống kê thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM tổ chức, sáng 21/7. Ông cho biết, so với nước máy, nước mưa có độ tinh khiết, tuy nhiên chứa nhiều axit và các kim loại nặng. Nếu sử dụng các công nghệ thông thường như lọc đa tầng, màng UF, trao đổi ion, lọc RO để xử lý, hiệu quả không cao. Lý do, không lọc được các chất độc hòa tan như axit, kim loại nặng trong ion âm… Công nghệ RO phổ biến hiện nay có thể xử lý một số loại axit nhưng giá thành cao, hay hỏng màng, tốn năng lượng, lắp đặt cồng kềnh.
Từ thực tế này, TS Quyết phát triển thiết bị ứng dụng công nghệ CDI (Capactive Deionization) sử dụng điện cực siêu hấp thu tĩnh điện để xử lý nước mưa.
Nước mưa được hứng từ phễu trên mái nhà, đi qua đường ống vào các lõi điện cực âm và dương đặt song song với chiều di chuyển của nước. Khi nước đi vào, điện cực âm sẽ hút các chất axit tồn tại dưới dạng ion dương hòa tan trong nước. Các ion dương sẽ được điện cực âm hút theo nguyên lý hút trái chiều làm sạch nước. Tiếp đến, các ion âm và dương được xả bằng cách các điện cực đổi chiều cho nhau thành cùng chiều, tạo lực đẩy đưa các ion này ra ống dẫn chất thải.
Theo TS Quyết, ưu điểm của công nghệ CDI là giữ được các khoáng chất có trong nước, điều mà công nghệ truyền thống không làm được. Thiết bị có công suất lọc 400 – 600 lít mỗi ngày với nước thường, nhưng xử lý được 5 m3/ngày với nước mưa, tiêu thụ điện 30 – 50 W, tỷ lệ lọc đạt 90% tổng lượng nước vào, 10% còn lại là nước thải có thể được dùng xả thải bồn cầu. Vì tỷ lệ nước thải thấp nên hệ thống lõi lọc điện cực có độ bền cao gấp 2 – 3 lần các công nghệ truyền thống.
CDI là công nghệ được phát triển hàng chục năm trước trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, “công nghệ này chưa được ứng dụng nhiều. Tôi mong muốn người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn trong công nghệ xử lý nước uống”, TS Quyết nói và cho biết, tiêu chuẩn nước đầu ra đạt 22 chỉ tiêu hóa lý, bao gồm cả các chất khó lọc như nitrat, nitrit theo chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y tế. Sản phẩm hiện được lắp đặt tại hàng trăm hộ gia đình cả nước. Ngoài xử lý nước mưa, sản phẩm có thể xử lý nước máy, nước nhiễm phèn, nhiễm mặn… Hệ thống này cũng có thể phát triển ở quy mô công nghiệp giúp các nhà máy có thêm lựa chọn trong xử lý nước.
Đánh giá về sản phẩm, ông Trần Quốc Bình, chuyên gia công nghệ sinh học, Giám đốc công ty sinh học Việt Quốc Thịnh, cho biết CDI được coi là công nghệ hiện đại nhất về xử lý nước uống. Ưu điểm công nghệ này là có thể điện phân phân tử độc trước khi lọc. Khi điện phân rồi hấp thu, có thể thu hồi được cả một số chất rắn hòa tan không điện ly. Tuy nhiên chỉ riêng cục lọc CDI này “không lọc được 100% các vi sinh vật”, ông Bình nói và cho rằng, ở quy mô công nghiệp nếu có thể kết hợp thêm công nghệ ozone để lọc vi sinh sẽ xử lý triệt để hơn.
Ở khía cạnh khác, một số chuyên gia cho rằng công nghệ CDI chỉ phù hợp với nhà mặt đất khi có mái hứng nước mưa. Ở các chung cư sẽ khó đáp ứng do không có vị trí lắp đặt và hứng nước.
Trích nguồn: Báo VNexpress 21/7/2022
Cha đẻ máy lọc nước Made in Vietnam
TTO – Học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tốt nghiệp thạc sĩ ở Hàn Quốc, rồi đến Mỹ làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sĩ ĐH Florida nhưng anh chọn trở về, nghiên cứu và chế tạo thành công máy lọc nước công nghệ CDI tại Việt Nam.
TS Đỗ Hữu Quyết bên chiếc máy lọc siêu tinh khiết bằng công nghệ CDI do anh chế tạo – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Dù thế giới ghi nhận trên 560 sáng chế với công nghệ khử ion điện dung (Capacitive Deionization – CDI) trước đó song giám đốc Công ty cổ phần Maxdream Đỗ Hữu Quyết – cha đẻ máy lọc nước “made in Việt Nam” – tin rằng “đứa con tinh thần” của mình hiệu quả, bền và giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của thế giới.
Với những gì tôi đang làm, một chiếc máy lọc công nghệ CDI của Việt Nam giá chỉ bằng 1/10 so với thế giới là hoàn toàn có thể.
— ĐỖ HỮU QUYẾT —-
Biến nguy thành… công nghệ vượt trội
Hứng dòng nước từ vòi của hệ thống máy lọc nước siêu tinh khiết Maxdream lắp đặt cho một nhà hàng ở TP Thủ Đức (TP.HCM) đưa lên uống, anh Quyết bảo rất tự hào nhưng để được cấp bằng bảo hộ sáng chế, thương mại hóa sản phẩm ra thị trường là hành trình không ít chông gai.
Chính “giấc mơ Việt” đã đưa anh trở lại quê hương, gác lại công việc nghiên cứu với mức thu nhập tốt ở xứ cờ hoa.
Cuối năm 2014, anh đầu quân về Trung tâm nghiên cứu Khu Công nghệ cao TP.HCM, làm chủ nhiệm nhiều đề tài cấp quốc gia, có nhiều sáng chế được ghi nhận.
Trong một chuyến về Đồng bằng sông Cửu Long, người dân hỏi anh có thể xử lý được nước lợ không làm anh ám ảnh mãi. Anh càng muốn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó khi hình ảnh người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt do hạn mặn, ô nhiễm nguồn nước không thôi làm anh trăn trở.
Suốt một năm trời, hơn 200 thí nghiệm không mang lại hiệu quả, hoặc có hiệu quả nhưng giá thành lại cực cao. Tiêu tốn cũng cả triệu USD cho các thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu “hàng xịn” mà vẫn chưa ra câu trả lời.
Thế nhưng ở lần thử nghiệm với công nghệ siêu tụ điện theo cách riêng, anh hét toáng lên vì kết quả không những giúp hấp thụ muối tốt mà còn xử lý được các chất độc, vi khuẩn ô nhiễm trong nước.
Để chắc ăn, anh Hữu Quyết trực tiếp đưa mẫu nước từ lần thử nghiệm đó đến kiểm nghiệm tại Viện Pasteur. Cầm bảng kết quả trên tay, anh thở phào khi dòng nước qua xử lý đã có thể uống được ngay, đảm bảo các tiêu chuẩn nước uống của Việt Nam và WHO.
“Làm khoa học có khi không cần quá cao siêu, sử dụng một số nguyên vật liệu trong nước thừa sức sản xuất với giá thành rẻ mà tôi lại thành công”, anh Quyết cười.
3 khỏe – 4 xanh
Thành công ấy thành cú hích mạnh mẽ giúp anh tiếp tục hoàn thiện phần lõi trở thành công nghệ CDI để máy lọc phù hợp cho nhiều mục đích. Phần lõi sử dụng công nghệ CDI được tác giả thiết kế dựa trên nguyên lý dùng điện cực đặt song song với dòng nước để hút các ion hòa tan.
Điểm nổi bật từ công nghệ của tiến sĩ 8X này là có thể lọc được trên 90% các ion trong nước, khử trên 99% vi khuẩn và thu hồi gần như toàn bộ lượng nước ban đầu.
Ngoài ra, với hình thức nhỏ gọn, tích hợp tính năng lọc được cả cho nước mưa, nước nhiễm phèn, nước ô nhiễm nhưng vẫn có thể điều chỉnh lưu giữ các vi dưỡng chất.
Công nghệ này sử dụng đến 70% nguyên liệu dễ dàng tìm mua trong nước, 30% còn lại là các phụ kiện, nguyên vật liệu bổ sung nhập từ nước ngoài. Dòng nước được tạo ra có thể ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau, cả trong phòng thí nghiệm.
“Công nghệ này không dùng bất kỳ loại hóa chất nào vẫn có thể lọc được rất nhiều chất mà kể cả công nghệ lọc tinh khiết nhiều đơn vị đang dùng hoàn toàn không thể, thậm chí có thể lọc được các chất nhỏ bằng phân tử nước như thuốc trừ cỏ, khí nhà kính, khí hydro sulfua…”, anh Quyết thông tin.
Một số nhà nghiên cứu tại Đức, Phần Lan khi biết thông tin về công nghệ này đã liên lạc với tác giả. Điều khiến chuyên gia, kỹ sư quốc tế ấn tượng là “3 khỏe – 4 xanh” mà công nghệ này mang lại.
“3 khỏe” chính là nguồn nước được tạo ra đáp ứng đủ 99 chỉ tiêu của Bộ Y tế, giữ lại đủ 21 loại vi dưỡng chất trong nước và có thể điều chỉnh vị ngon của nước theo nhu cầu mà không cần chất tạo vị hay chất bảo quản.
Công nghệ lọc này so với các công nghệ lọc truyền thống giúp tiết kiệm khoảng 7-10 lần lượng nước thải, tiết kiệm 3 lần lõi lọc, 3 lần lượng điện tiêu thụ, cũng không dùng hóa chất để tẩy rửa. Và đó chính là “4 xanh”.
Tính đến nay, hơn 1.000 máy lọc nước đã được bán và hàng nghìn module có mặt trên toàn quốc. “Nói là tôi mới khởi nghiệp cũng đúng nên càng nhiều người trải nghiệm càng tốt”, anh Quyết bày tỏ.
PGS Huỳnh Đăng Chính – phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội – nói công nghệ này cho ra dòng nước có nồng độ các chất lơ lửng, độ dẫn điện tương đương với hệ lọc nước cất hai lần mà Viện Vật lý kỹ thuật (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) đang sử dụng cho các thí nghiệm.
“Thời gian lọc nhanh hơn do không phải chờ nước làm nóng và làm mát như hệ lọc nước cất hai lần. Chất lượng nước tốt và ổn định, lưu lượng cao nhưng chi phí đầu tư và vận hành thấp, giảm hơn một nửa so với một thiết bị ngoại nhập giá 300 – 400 triệu đồng”, ông Chính nói.
Trích nguồn: Báo tuổi trẻ – Tác giả CÔNG TRIỆU